Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Việt Nam: ‘Cần minh bạch tài sản trước khi cổ phần hóa’

Việt Nam: ‘Cần minh bạch tài sản trước khi cổ phần hóa’

Bộ Tài chính Việt Nam nói về "khẩu vị" của các nhà đầu tư Anh
Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam nói với BBC về "khẩu vị" của các nhà đầu tư Anh khi tham gia cổ phần hóa DNNN.
Trả lời phỏng vấn với Nguyễn Hoàng của BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị kêu gọi đầu tư vào Việt Nam mới đây ở London, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính Việt Nam, cũng nói về l‎ý do tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lớn bị chậm.
Đặng Quyết Tiến: "Tới London lần này, chúng tôi muốn kết nối các nhà đầu tư Anh Quốc với kế hoạch cổ phần hóa các tổng công ty lớn ở Việt Nam đang hoạt động hiệu quả và có tiềm năng.
"Lần tiếp xúc này với các nhà đầu tư Anh Quốc thì chúng tôi lắng nghe để biết khẩu vị của họ thế nào để chúng ta chuẩn bị để họ thấy hợp với khẩu vị của họ để tiến tới việc họ tham gia vào các dự án cổ phần hóa.
"Chúng tôi thấy có ba vấn đề họ quan tâm. Thứ nhất là cơ chế trao đổi thông tin và chính sách của chính phủ phải rõ ràng. Thứ hai là tăng cường công khai minh bạch thông tin và đổi mới quản trị của các doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề thứ ba là tỉ lệ bán ra thị trường là phải lớn. 
"Công khai minh bạch và đổi mới quản trị doanh nghiệp là những điều kiện bắt buộc và chính phủ đang kiên quyết làm nghiêm vấn đề này và có thể coi là kỷ luật sắt với lãnh đạo các doanh nghiệp. Quyết tâm của chính phủ Việt Nam thì cũng đã lên được danh mục công khai và tỉ lệ bán đã được công khai, nhưng quan trọng hơn là tỉ lệ bán chưa đến được các nhà đầu tư .
"Tức là chính phủ và doanh nghiệp không nên thụ động đứng ở Việt Nam rồi mong người ta đến mà phải chủ động đưa ra thông điệp tại các hội nghị xúc tiến đầu tư như thế này tại Anh. Tức là nếu chúng ta có hàng và hàng của chúng ta mà tốt thì phải đi chào mời và phải coi khẩu vị của bạn là trách nhiệm của mình thì thành công của cả hai phía mới gặp nhau.
Một số doanh nghiệp nhà nước lớn được cho là có nhiều quỹ đất.Bản quyền hình ảnhMANAN VATSYAYANA
Image captionMột số doanh nghiệp nhà nước lớn được cho là có nhiều quỹ đất.
BBCDường như đất đai của doanh nghiệp nhà nước vẫn là mảng gây chậm trễ trong tiến tình cổ phần hóa?
Đặng Quyết Tiến: "Chính quyền địa phương và các bộ ngành phải thực hiện nghiêm qui định của Luật Đất đai. Phải rà soát lại tài sản ở dạng đất đai mà doanh nghiệp nắm giữ để những tài sản nào mà doanh nghiệp chưa cần dùng hay dùng sai mục đích thì phải trả lại cho chính quyền địa phương để đấu giá, để các thành phần kinh tế khác tiếp cận. Tức là phải công bố công khai phương án sử dụng đất trước khi thực hiện cổ phần hóa, đây là việc làm cần thiết để đảm bảo tính minh bạch về tài sản trước khi cổ phần hóa. 
"Tuy nhiên đất đai thì là vấn đề phức tạp vì liên quan tới quá trình lịch sử, các loại giấy chứng nhận, chứng từ vân vân nên không thể nhanh được. Cho nên có những doanh nghiệp có qui mô đất đai lớn thì họ phải mất tới cả năm để chuẩn bị.
"Tiến độ cổ phần hóa trong nước hiện nay rất chậm vì các tổng công ty lớn này mà lên thị trường cùng lúc thì sẽ có tình trạng cung lớn hơn cầu thì không hiệu quả". 
BBCViệc định giá tài sản các tổng công ty hay tập đoàn nhà nước lớn được thực hiện thế nào để đảm bảo độ chuẩn xác?
Đặng Quyết Tiến: "Về vấn đề định giá công ty nhà nước thì dịch vụ định giá ở trong nước là chưa đáp ứng được . Ví dụ định giá các ngành như viễn thông thì định giá như thế nào. Để định giá các doanh nghiệp lớn như vậy thì đòi hỏi phải có doanh nghiệp thẩm định ham hiểu và có kinh nghiệm hơn. 
"Có những doanh nghiệp nếu định giá trong nước thì nó là to nhất trong cả nước nhưng nếu định giá theo thị trường khu vực thì phải so với khu vực là các doanh nghiệp của các nước thì đòi hỏi phải có các tổ chức tư vấn định giá quốc tế và chúng tôi đang kêu gọi các tổ chức như vậy tham gia để đảm bảo việc định giá sát thực và hiệu quả hơn".
Cổ phần hóa là một trong các cách huy động vốn trên thị trường cho doanh nghiệpBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGES
Image captionCổ phần hóa là một trong các cách huy động vốn trên thị trường cho doanh nghiệp
BBCTại sao có những doanh nghiệp lớn như Sabeco nhưng dường như có quá ít bên muốn mua?
Đặng Quyết Tiến: "Nếu đứng nhìn bên ngoài thì tưởng chỉ có một người mua. Nhưng thực ra có một số công ty quan tâm nhưng vì giá không phù hợp nên họ rút lui khi tổ chức đấu giá. Tôi đã trực tiếp gặp những doanh nghiệp về bia quan tâm và có hỏi tại sao các anh không đi đến cùng thì họ nói giá là hơi cao.
"Do đó chúng tôi đang nghiên cứu chào bán theo phương thức dựng sổ, book building, (để thực hiện phát hành lần đầu ra công chúng), để làm sao mức giá và khối lượng sát với nhau hơn.
"Thương vụ Sabeco cũng một phần chúng tôi làm theo dựng sổ "có điều chỉnh". Và thương vụ này đã để lại cho các nhà quản l‎ý phía Việt Nam bài học qu‎‎ý giá trong việc bán doanh nghiệp có qui mô lớn".

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.