Người dân có quyền được thông tin (Phần 2)
28-7-2019
Tiếp theo Phần 1
Có 3 thuật ngữ cần làm rõ liên quan đến “chủ quyền” hiểu theo UNCLOS: sovereignty, sovereign rights, jurisdiction.
Một quốc gia có “chủ quyền” trên đất liền như thế nào thì cũng đó từng đó quyền trên “territorial water” 12 hải lý của mình trên biển. Chủ quyền theo nghĩa này là “sovereignty” bao gồm tất cả các quyền lực quốc gia của nhà nước qui định trong luật pháp quốc tế và luật của quốc gia đó. Ra ngoài “territorial water” quyền lực giảm dần, trong vùng EEZ (200 hải lý) một quốc gia chỉ còn “sovereign rights” liên quan đến những lĩnh vực qui định trong Điều 57 (và Điều 77 khi mở rộng ra “Continental Shelf “).
Như vậy theo UNCLOS “sovereign rights” (trên EEZ) nhỏ/hẹp hơn “sovereignty” trên đất liền hoặc “territorial water” dù cả hai chữ đó đều dịch sang tiếng Việt là “chủ quyền”. [Lưu ý: đây là nói trong phạm vi UNCLOS, ở những lĩnh vực khác sovereignty có nghĩa rộng hơn.]
Chữ “jurisdiction” tiếng Việt dịch là “tài phán” (tôi đoán là dịch từ thuật ngữ của TQ). Tài phán (=trọng tài + phán xét, bạn nào biết chữ Hán confirm giùm) không phải ánh hết nghĩa của jurisdiction. Trong các vụ kiện tụng ở Anh/Mỹ/Úc đầu tiên các thẩm phán phải xem họ có jurisdiction xử vụ án đó hay không. Nghĩa là họ có thẩm quyền trong phạm vị pháp lý, phạm vi địa lý, đối với hai bên về vấn đề cấn phán xét hay không (vd vụ người dân VN kiện chính phủ Mỹ về tác hại của chất độc mầu da cam bị tòa bác vì lý do không có jurisdiction – tôi không nói đúng sai ở đây). Tài phán bao hàm nghĩa này của jurisdiction.
Nhưng jurisdiction còn có nghĩa quyền ra luật và thực thi luật, vd Điều 21 cho phép các quốc gia đưa ra các luật hoặc qui định liên quan đến hoạt động của tàu bè nước ngoài miễn là các luật này không trái với UNCLOS và các bộ luật quốc tế khác. Riêng với EEZ, Điều 57 liệt kê rõ những gì một quốc gia có jurisdiction trên EEZ của mình. Tôi chưa đọc Luật Biển của VN nhưng tin là bộ luật này không cho phép tàu bè nước ngoài thực hiện thăm dò/khảo sát trên EEZ của VN mà không xin phép. Thực ra nhiều nước qui định như vậy (kể cả TQ) và điều này không trái với qui định của UNCLOS (jurisdiction về scientific research – 57(1)(b)(ii)).
(còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.