Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Ra đi trong lặng lẽ


Ra đi trong lặng lẽ

26-8-2018
Mấy hôm trước, tôi có hỏi thăm mẹ cháu Đỗ Trần Hải Linh (sinh năm 2003, Văn Lâm, Hưng Yên) để tìm hiểu kỹ hơn về tình hình của cháu. Được biết, từ một cô bé năng động, chạy nhảy bình thường, nay chân cháu Linh đã bị liệt, phải ngồi xe lăn, nguồn cơn xoay quanh việc mẹ con cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương mổ lấy u tủy cho cháu, đến khi mổ xong thì u tủy không lấy được, đôi chân của cháu cũng không thể đi lại được, gia đình kiệt quệ, điêu đứng… họ đã làm đơn tố cáo bác sĩ của bệnh viện này.

Cháu Đỗ Trần Hải Linh phải di chuyển bằng xe lăn. Ảnh: KT

Nhớ lại, tầm này năm ngoái, nửa đêm tôi nghe tin một người phụ nữ trẻ tên là Nguyễn Trương Tường Vy (sinh năm 1992, Tiểu Cần, Trà Vinh) đến phòng khám Bác sĩ Cúc, nằm đối diện cổng bệnh Viện Đa Khoa Trà Cú để khám thai, nhưng sau khi khám xong, ra đến cổng thì tự nhiên người phụ nữ trẻ lăn đùng ra chết.
Cả đêm mất ngủ, sáng sớm, tôi di chuyển từ Sài Gòn tới Trà Vinh, sau nhiều ngày thăm dò, làm việc với cả phía bệnh viện, chính quyền, nhưng cuối cùng chồng nạn nhân đã “im lặng”, anh ấy không còn muốn tố cáo, “có phải đã được bác sĩ bồi thường rồi không?”, tôi nghĩ vậy rồi ra về, vụ án đành khép lại.
Rồi, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, tôi nghe tin rất nhiều đứa trẻ bị tiêm nhầm thuốc dẫn đến tử vong, những thương hiệu thuốc tây được tôn vinh, bình chọn là sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất Việt Nam đều bị phát hiện làm giả, em chồng bà bộ trưởng bộ Y tế còn làm cho nó, mà ban đầu bà ấy đã phủ nhận, tôi đến nhà gặp bà ấy thì phát hiện hai ngôi biệt thự giống hệt trên mạng tung tin.
Trên thực tế, có nhiều người mắc bệnh nặng, họ chết sớm không chỉ do thực phẩm độc hại, môi trường ô nhiễm, quản lý thị trường, cơ chế, tham nhũng, học tập và làm theo đạo đức Trung Quốc… mà họ còn chết do bệnh viện.
Vay mượn khắp nơi, bán nhà bán đất để chữa bệnh cho mình, cho người thân, họ coi bệnh viện là nơi cuối cùng để kéo dài sự sống, nhưng thật đau đớn, đôi khi chính bệnh viện lại là nơi khiến họ chết nhanh hơn, đau đớn hơn, trong đó, còn có sự góp mặt của những viên thuốc giả, những phong bì máu, những phong bì đã được làm từ máu của nạn nhân.
Thành thật mà nói, đối với nhiều quốc gia, một người chết oan có thể khiến cho cả hệ thống chính trị bị lung lay, nhiều quan chức bị trừng phạt, nhưng đối với một số quốc gia bất hạnh khác, hàng triệu người chết oan có khi lại giúp ai đó trở thành anh hùng.
Tôi cũng không biết nói sao nữa, vì càng nói lại càng buồn, khi mà người dân ở các quốc gia đó đã chấp nhận sống cuộc đời như thế, họ chấp nhận nhìn con cháu của mình chết trong sự oan uổng như thế,
Còn đây, đây là hình ảnh kể về đám tang của anh Hoàng Tuấn Long (Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội) do người em họ của anh – Nguyễn Thúy đưa lên, Thúy cho biết sau nhiều ngày làm việc với công an, rồi tự nhiên phía công an báo cho người nhà chị rằng anh Long bị đau bụng, đau bụng rồi lăn ra chết, yêu cầu người nhà tới nhà xác đón anh về.
Chị Thúy còn cho chúng ta biết Pháp y quân đội khám tử thi phát hiện nạn nhân bị gãy bốn cái xương ngực, tim tụ máu, nội tạng bị dập, tụ máu não…
Không biết nói sao nữa, vì những chuyện như này không phải là lạ, nó vẫn diễn ra một cách bình thường, và sinh động trên đất nước này.
Mời xem clip:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.