Đi tìm nguyên nhân đưa đến thảm họa tuyển sinh
6-8-2018
Dù xảy ra thảm họa tuyển sinh kinh hoàng nhưng hiện nay do ông bộ trưởng Nhạ vẫn khăng khăng phương án Bộ ông ấy làm là đúng, nên cộng đồng mạng cần có những bài phân tích để vạch ra cái sai lầm của bộ ông ấy để ông ấy bớt ngủ gục trong quốc hội đi.
Và đây là một bài như thế.
Nhắc lại một chút. Trước 2015, học trò Việt có 2 kỳ thi rất vất vả, nên đến năm 2015, nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải gộp 2 làm 1. Phải khẳng định ngay, gộp là đúng, nhưng gộp thế nào? Thật ra, nói là “gộp” nhưng bản chất là bỏ bớt 1 kỳ thi: Hoặc là bỏ kỳ thi tốt nghiệp hoặc là bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học.
Và Bộ ông Nhạ đã chọn phương án bỏ kỳ thi tuyển sinh vào đại học, giữ lại kỳ thi tốt nghiệp. Đây là một cách chọn theo tôi là “muốn an toàn nhưng ngây ngô”.
Cũng như phần lớn cách làm của các quan chức hành chính, do yếu kém về năng lực và sợ trách nhiệm mà họ thường chọn những phương án thoạt nghe thì có vẻ an toàn nhưng xem xét kỹ thì phản khoa học. Cách chọn của Bộ ông Nhạ là phản khoa học. Phản khoa học ở điểm nào và vì sao Bộ ông Nhạ lại chọn phương án phản khoa học?
Chúng ta hình dung có 2 cửa kiểm soát vào nơi giao lưu với 1 nhân vật quan trọng. Yêu cầu người tham dự là phải ăn mặc đẹp và nghe tiếng Anh tốt.
Nếu qua cửa 1 thì vào được sảnh chờ nhưng chưa được vào nơi giao lưu, và chỉ khi qua cửa 2 thì mới vào được nơi giao lưu.
Vấn đề đặt ra là phải bỏ bớt 1 trong 2 cửa. Các chuyên viên bèn chọn bỏ cửa 2 giữ lại cửa 1 vì họ sợ nếu bỏ cửa 1 thì e là sẽ có nhiều người vào được sảnh chờ hơn.
Nhưng cửa 1 thì nhân viên soát vé ít chuyên nghiệp và hay ăn hối lộ, còn cửa 2 thì nhân viên soát vé chuyên nghiệp hơn và lo toan hơn.
Kết quả là tuy chọn phương án an toàn nhưng mọi thứ trở nên tồi tệ vì nhiều người ăn mặc lôi thôi và điếc đặc tiếng Anh dễ dàng lọt qua cửa 1 và họ vào nơi giao lưu, lại đủ tiêu chuẩn ngồi trên cùng khiến cho Ban tổ chức ê mặt với khách mời.
Cũng như vậy với phương án của Bộ ông Nhạ. Cũng với ý thức như ví dụ trên, Bộ ông này đã chọn giữ lại cửa 1 với đội ngũ kiểm soát là cán bộ coi thi chấm thi địa phương dễ bị mua chuộc so với đội ngũ kiểm soát cửa 2 là các giảng viên của các trường đại học, Bộ ông Nhạ đã chọn một phương án ngu ngốc làm phá sản hoàn toàn chương trình tuyển sinh vào đại học.
Chúng ta biết rằng, ở các trường đại học, người ta tuyển chọn thí sinh là tuyển chọn cho chính họ, vì thế họ phải tổ chức kỳ thi nghiêm túc vì sự sống còn của ngôi trường của họ. Cho nên nhẽ ra là phải giữ kỳ thi này. Còn ở các sở giáo dục, họ tổ chức kỳ thi không vì quyền lợi chính họ nên họ dễ dàng thỏa hiệp móc ngoặc, ban phát điểm thi cho thí sinh hoặc tổ chức không nghiêm túc, không chu đáo… Cho nên khi bỏ kỳ thi vào đại học giữ kỳ thi tốt nghiệp để cho các địa phương tổ chức, Bộ ông Nhạ đã “giao trứng cho ác”, khiến nhiều học sinh kém nhưng được “hội đồng làng” chấm điểm cao ngất khiến cho các trường đại học không biết đâu là học sinh giỏi đâu là học sinh kém.
Từ đó phát sinh khủng hoảng tuyển sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.