Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Nợ nần giúp tăng trưởng kinh tế “cao nhất” sáu tháng đầu năm 2018


Nợ nần giúp tăng trưởng kinh tế “cao nhất” sáu tháng đầu năm 2018

2-7-2018

Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm cao nhất trong 7 năm qua.

Nửa năm trôi đã trôi qua; và như đã biết nhiều chỉ số kinh tế vẫn đang “ngon”. GDP tăng 7,08% so với cùng kỳ năm trước là “mức tăng cao nhất” kể từ năm 2011.
GSO khẳng định, thành tựu này là do ”tính kịp thời và hiệu quả” trong việc Chính phủ “chỉ đạo quyết liệt” các cấp, các ngành, các địa phương nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng.
Thấy chưa, đến GSO là cơ quan khách quan mà còn phải thốt lên đầy cảm thán như vậy. Không có “chỉ đạo quyết liệt” thì nền kinh tế thị trường định hướng xhcn này tăng trưởng thế nào được!
Vì sao tăng trưởng quan trọng? Nhiều người đã nói, tăng trưởng là thước đo giúp đo đạc các cân đối vĩ mô ở VN ta, nhất là ngân sách, tạo việc làm, tăng lòng tin,…
Thế nhưng, nó giúp khỏa lấp một thực tại khác: nợ.
Nợ đã tạo nên sự phồn thịnh của tất cả các “thành phần” trong nền kinh tế nói riêng, của cả nền kinh tế nói chung suốt từ năm 2006 đến nay.
Tôi đã từng viết bài “Những con nợ của nhau” trên Saigon Times cách đây vài năm để thấy, NN nợ, DNNN nợ, đại gia nợ, đến tiểu thương cũng nợ. Vay nợ lớn đến như thế nào? Nợ công đã công bố, nợ DNNN cũng vậy. Chỉ nói thêm một chi tiết nhỏ thôi: nợ xấu từng gây ám ảnh một thời thì nay đã thu lại bé tí do tăng trưởng tính dụng cao ngất, trung bình 18% mỗi năm.
Gần đây, đọc tin tức về tài chính của vài đại gia mới nổi mà nổi da gà. Họ vay nợ còn hơn các “anh cả đỏ” một thời, trở nên giàu có từ đất đai, mà nhiều người nói, tước đoạt của người dân. Nền tảng đó có vững?
Bên cạnh đó, FDI đang ngày càng bành trướng trong nền kinh tế, nhưng ta chỉ cung cấp được lao động giản đơn, chứ không tham gia vào chuỗi giá trị của họ được.
Rất may, tăng trưởng vẫn đang rất ấn tượng, tương đối cao với khu vực và thế giới. Song, cần quan tâm xử lý nợ nghiêm túc hơn để tăng trưởng là thực chất, bền vững và mang lại lợi ích cho người dân.
Phải tạo môi trường kinh doanh an toàn, tử tế để người dân và DN an tâm làm ăn mới phát huy được nguồn lực trong nước. Đó mới chính là tự cường kinh tế.
Và đừng quên chúng ta đang mắc nợ, mà tỷ lệ/GDP tôi không tiết lộ đâu.
Ghi chú: Tiêu đề do Tiếng Dân đặt
____

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.