Cần phân biệt “Chủ nghĩa xã hội dân chủ” với “khuynh hướng dân chủ xã hội”
25-7-2018
Đọc bài về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” trên BBC thấy là “lầm chết”!
Tra “gú gồ” ta sẽ biết sự khác biệt (rất xa) về quan điểm “xã hội” và “chính trị” giữa các đảng “Chủ nghĩa xã hội dân chủ – Democratic Socialists” của các quốc gia cộng sản đặt trên nền tảng Mác Lê Nin với khuynh hướng “Dân chủ xã hội – Social Democracy” trong xã hội Mỹ và các nước Châu Âu.
Đảng Xã hội Mỹ có từ 1901 nhưng đảng này do bị “phân hóa nội bộ” qua cuộc cách mạng tháng mười 1917 và sự thành lập của “Quốc tế xã hội chủ nghĩa”. Khuynh hướng “xã hội” trong chính trường của Mỹ xuất hiện trở lại từ khi ông Bernie Senders (thượng nghị sĩ Vermont) nổi lên năm 2017 với cuộc chạy đua vòng sơ bộ với bà Hillary Clinton. Cụm từ “democratic socialists of america” thấy xuất hiện trên báo chí, trong cũng như ngoài nước Mỹ. Nhưng bà con đừng thấy cái tên rồi đồng hóa chủ trương của đảng này với các đảng xã hội trên nền tảng Mác – Lê nin.
Những bạn bè người Việt số ở Châu Âu, nhứt là ở Đức, Pháp và các xứ Bắc Âu, hẵn đều biết, nếu không nói là “sống” trong môi trường “xã hội”, được hưởng “thành quả xã hội”, như các việc trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội (cho người không được hưởng trợ cấp thất nghiệp), trợ cấp chi phí cho nhà ở, trợ cấp cho trẻ mới sinh hay cho trẻ dưới 18 tuổi, trợ cấp cho gia đình đông con… ngoài ra còn có các trợ cấp khác, đắt tiền hơn nhưng không vào tay người hưởng mà trả cho bác sĩ, nhà thương, bệnh viện, nhà thuốc tây v.v… Người ta gọi chung các thứ này là “phúc lợi xã hội”.
Bà con cũng biết rằng các đảng Xã hội ở các xứ này không có đảng nào chủ trương bạo lực cách mạng để “cướp chính quyền” như chủ trương của chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Cũng không có đảng nào chủ trương “chuyên chính”, tức là “xiết bù lon” vào ghế ngồi, giành độc quyền lãnh đạo nhà nước như chủ trương Mác xít Lê nin nít..
“Cánh tả” của Mỹ, khuynh hướng của Bernie Senders, mặc dầu mang tên “chủ nghĩa xã hội dân chủ”, nhưng nó không có cái gì quan hệ với “chủ nghĩa xã hội dân chủ” của những người theo chủ nghĩa Mác Lê Nin. Thực chất đó là sự “hồi sinh” của khuynh hướng “nhà nước phúc lợi” của phong trào chính trị “dân chủ xã hội” ở Mỹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.