Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù”
Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: AFP/Getty Images
Việt Nam, nước nhỏ hơn, cần có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc để nhập hàng tiêu dùng và nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Trung Quốc cần mua vào của Việt Nam để giảm bớt một cuộc tranh chấp trên biển giữa sáu nước bằng cách mở rộng đầu tư quanh Đông Nam Á, các khoản lợi của nền kinh tế Trung Quốc trị giá 11,2 ngàn tỷ Mỹ kim. Sự khinh miệt giữa hai nước đã xảy ra hàng thế kỷ, qua các tranh chấp lãnh thổ, cộng với vấn đề Biển Đông mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hạ nhiệt thông qua hợp tác kinh tế.
Đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy mối quan hệ tan – hợp, hợp – tan, lặp đi lặp lại trong vài thập niên qua. Tình trạng cò cưa này đã trở nên đặc biệt rõ ràng trong năm qua.
Bây giờ “nối lại tình xưa”
Lần nối lại gần đây nhất: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp một phái viên Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kinh ngày 30 tháng 10 để thảo luận, tìm kiếm sự tin tưởng và giao tiếp mạnh mẽ hơn, Tân Hoa Xã, tờ báo chính thống của Bắc Kinh đưa tin. Đặc điểm chung của chế độ độc đảng cầm quyền giúp hai nước xích lại với nhau.
Cuộc gặp gỡ này diễn ra ngay trước hai cuộc họp cấp khu vực – sự kiện các lãnh đạo APEC họp ở Việt Nam và Hội nghị lãnh đạo các nước Đông Nam Á họp ở Manila – tháng này. Mỗi bên sẽ gặp gỡ bên kia, trong khi chuẩn bị để nghe ý kiến của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ nói với từng quốc gia.
Cơn bão mùa Hè sau thời kỳ nồng ấm năm 2016
Giữa năm 2017, quan hệ Việt – Trung đã xuống mức thấp do các hoạt động trong những vùng tranh chấp trên biển giữa hai nước. Một quan chức quân sự Trung Quốc đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam, nơi đã tìm ra dầu khí tự nhiên dưới đáy biển, gần bãi Tư Chính ở Biển Đông. Cuối cùng Việt Nam đã đẩy mạnh dự án.
Đầu năm nay, họ đã gia hạn hợp đồng với Ấn Độ, một quốc gia không ủng hộ Trung Quốc, để nghiên cứu thăm dò nhiên liệu dưới đáy biển với chi nhánh ở nước ngoài của công ty ONGC, nhà nước Ấn Độ. Đã có những phản đối chính thức và cáo buộc về việc các haker chống lại Việt Nam.
Cùng lúc, người dân Việt Nam tránh xài hàng hoá sản xuất ở Trung Quốc, mà chọn các sản phẩm Nhật Bản và Nam Hàn, người tiêu dùng cho biết vào thời điểm đó. Ông Trung Nguyễn, trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Chỉ khi nào hoạt động hiếu chiến của chính phủ Trung Quốc diễn ra ở vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông, thì chủ nghĩa dân tộc Việt Nam sẽ bùng lên và định hướng hành vi của người tiêu dùng”.
Tuy nhiên, mới hồi tháng 9 năm 2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết sẽ làm việc dựa trên sự khác biệt và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong vùng biển tranh chấp, Tân Hoa Xã đưa tin vào thời điểm đó. Hai năm trước, hai nước đã xảy ra sự cố đâm tàu vào nhau, do một giàn khoan dầu của Trung Quốc vào vị trí gần 150 dặm (240 km) về phía đông bờ biển của Việt Nam. Cuộc cãi vả đó đã dẫn tới những cuộc bạo loạn chống Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam. Xa hơn nữa, Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau trong cuộc chiến biên giới vào năm 1979, đã giết chết hơn 100.000 người, kể cả dân thường.
Một mối quan hệ ổn định, “lạc quan”
Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam đã học cách sống với mối quan hệ dao động này, có nghĩa là các vụ tranh chấp mới có thể sẽ không gây ra xung đột vũ trang.
Mỗi nước ít nhất cho rằng nước kia ổn định. Một phần của sự ổn định đó có nghĩa là không ai dao động về các vấn đề chủ quyền. Điều này cũng có nghĩa là khi có điều gì đó sai cả hai bên có thể nhanh chóng nhảy vào cuộc họp – chính thức, đảng với đảng hoặc bên lề các diễn đàn khu vực, nơi mọi người thường cố gắng hòa thuận. Hai nước thậm chí có cả ủy ban chỉ đạo chung, tổ chức một cuộc họp hồi tháng 4.
“Tôi nghĩ cụm từ ‘lạc quan’ trong tất cả những điều này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào với sự suy thoái của các mối quan hệ. Nó vẫn còn là khói (chưa thành lửa: ND) và phản chiếu ở cả hai bên“, GS. Carl Thayer, giáo sư danh dự chuyên nghiên cứu khu vực Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia nói.
(Tác giả: Ralph Jennings đăng trên Forbes)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.