Đặc khu Kinh tế là gì?
Nói đến “Đặc khu Kinh tế” (ĐKKT), từ ngữ nhà nước CSVN đang sử dụng, là nói đến “Dự án Luật Đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt”được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đệ trình lên Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội vào ngày 11/9/2017.
Dự án này chủ trương thành lập 3 ĐKKT là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang).
Tới giờ phút này, dự án đặc khu kinh tế vẫn còn trong vòng thảo luận của Quốc Hội
Trước Việt Nam đã có rất nhiều quốc gia áp dụng mô hình ĐKKT, như Anh, Ấn Độ, Bắc Hàn, Belarus, Brasil, Bulgaria, Chile, Georgia, Nam Hàn, Iran, United Emirates, Malaysia, Nga, Nhật, Philippin, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ukraina, dưới những tên khác nhau như khu kinh tế tự do, khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, hay khu kinh tế, khu tự do.
Những biện pháp khuyến khích đặc biệt thường được áp dụng để thu hút đầu tư vào khu kinh tế tự do gồm:
– Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi (bằng cách miễn giảm thuế, phí, …)
– Tạo cơ sở hạ tầng tiện lợi, tạo điều kiện sống tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế này (cung cấp dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi-giải trí, …)
– Chọn vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, hàng không, gần thị trường tiêu dùng lớn,…)…
– Tạo cơ sở hạ tầng tiện lợi, tạo điều kiện sống tốt cho những người làm việc trong khu kinh tế này (cung cấp dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, vui chơi-giải trí, …)
– Chọn vị trí địa lý chiến lược (gắn với cảng biển, hàng không, gần thị trường tiêu dùng lớn,…)…
Lập đặc khu kinh tế để làm gì?
Mục tiêu chính yếu của các ĐKKT là để dùng sự thành công tại đó kích thích sự phát triển kinh tế cả nước. Kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển chậm lại, khả năng cạnh tranh thấp, môi trường đầu tư thiếu hấp dẫn.
Tất cả những yếu tố nói trên cần hội đủ tối đa để biến ĐKKT thành nơi có sức hấp dẫn để thu hút đầu tư từ nước ngoài nhằm kích thích sự phát triển kinh tế cả nước.
Promoted Content
Nhà nước Nam nói là đã có kinh nghiệm quản lý 2 ĐKKT là Hồng Gai và Vũng Tàu – Con Đảo nhưng không nói đến thành quả của 2 đặc khu này ra sao. Hai ĐKKT này không thấy mấy ai nhắc đến, vậy điều đó đã nói lên điều gì?
Những dự trù gì cho 3 ĐKKT?
Cho tới nay, dựa trên những thảo luận bề nổi tại Quốc Hội, ý kiến về lợi và hại, cũng như phương hướng phát triển của 3 đặc khu vẫn chưa thống nhất. Quốc Hội vẫn trong tiến trình đòi hỏi Nhà nước giải thích rõ hơn và cung cấp thêm dữ kiện về các mô hình tại 3 đơn vị.
Với vô số những yếu tố bất thuận lợi về nhiều phương diện, từ văn hoá, xã hội, tới kinh tế, chính trị, câu hỏi được đặt ra là: “lập ra đặc khu kinh tế để làm gì?”
Mặc dầu yếu tố đặc thù địa phương được coi là quan trọng để ấn định hướng phát triển và khai thác, nhưng những tranh luận đã qua cho thấy là cả 3 đặc khu đều đặt ưu tiên cho các lãnh vực dịch vụ, du lịch, và vui chơi giải trí bao gồm việc mở casino mà cả 3 đặc khu đều chủ trương làm. Cũng đã có những ưu tư được nêu lên, cũng như quan điểm ngược lại, về sự trùng lập nếu các đặc khu khai triển giống nhau dẫn đến cạnh tranh giữa nhau thay vì mỗi nơi chỉ phải lo cạnh tranh với những đặc khu ở nước ngoài.
Xác suất thành công của 3 ĐKKT ra sao?
Kể từ ĐKKT hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942, đến năm 2016 đã có khoảng 4.500 đặc khu tại 140 quốc gia. Đã có những thành công và cũng đã có nhiều thất bại. Việc cho ra đời các ĐKKT tại Việt Nam, vì thuộc loại “sinh sau đẻ muộn”, tức là ít kinh nghiệm cạnh tranh so với những ĐKKT đã ra đời trước, sự thành công lại càng khó khăn hơn, chẳng khác nào phải chạy vượt qua mặt một người đã chạy trước mình nhiều năm.
Đó là chưa kể tới vô số những yếu tố bất thuận lợi về nhiều phương diện, từ văn hoá, xã hội, tới kinh tế, chính trị mà nguyên do đến từ việc Đảng CSVN độc tài cầm quyền. Xã hội Việt Nam hiện nay, không giống như nhiều xã hội dân chủ Tây phương, đang thiếu hẳn những yếu tố cần có kể trên.
Môi trường kinh doanh hoàn toàn không thuận lợi vì quá nhiều thuế và phí
Cơ sở hạ tầng hết sức tồi tệ đối với công nhân viên: dịch vụ giáo dục cho trẻ em thiếu thốn và kém phẩm chất; dịch vụ y tế chẳng đâu ra đâu cộng thêm tình trạng “phong bì”. Hệ thống giao thông ùn tắc cản trở trầm trọng việc sản xuất và phân phối.
Còn phải kể đến tình trạng công nhân không được trả lương đúng hạn, thậm chí bị quỵt luôn, tạo ra nhiều cuộc biểu tình phản đối lan tràn khắp nước.
Lập ra những ĐKKT, bảo đảm cung ứng đầy đủ những yếu tố kể trên tuy rằng trên lý thuyết là điều có thể thực hiện nhưng trong thực tế nhiều phần sẽ lại thất bại ngay từ trong trứng nước.
Lý do là bởi vì mục tiêu thật sự của việc thành lập các ĐKKT không phải là để chúng thành công hầu đáp ứng những mục tiêu tốt đẹp mà những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam rêu rao.
Với tình hình chính trị và xã hội cả nước hiện nay, tất cả mọi chỉ dấu đều cho thấy là Đảng, Nhà Nước và các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đang tìm đủ mọi cách để tiếp tục ăn cắp và vơ vét tài sản của đất nước và người dân Việt Nam như họ đang làm một cách thô bạo.
Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin gây thiệt hại hơn 900 tỷ đồng
Promoted Content
Lập các ĐKKT bây giờ nhắc người ta nhớ lại việc Nhà nước Cộng sản Việt Nam dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng xây dựng những tập đoàn kinh tế như Vinashine, Vinalines, Tập Đoàn Dầu Khí,… với hậu quả là mọi nguồn tài lực tập trung cho các pháo đài này đã hoàn toàn banh càng gây thiệt hại ngân quỹ quốc gia hàng chục tỷ đô và đẩy nợ công vượt quá trần mà không có ai phải chịu trách nhiệm.
Một đặc điểm quan trọng của ĐKKT là có nền hành chánh biệt lập (mà chi tiết vẫn còn trong vòng tranh luận) và có ngân sách riêng hầu có thể cung ứng những yếu tố cần thiết cho một ĐKKT. Những yếu tố này, đi kèm với tình trạng tham nhũng tràn lan không thể kiểm soát hiện nay, chắc chắn sẽ tạo cơ hội (và sẽ chẳng ai ngạc nhiên hay phản đối nếu nói “cơ hội” đó chính là chủ đích của các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và các nhóm lợi ích muốn tạo ra khi chủ trương thành lập các ĐKKT) kiếm ăn chia phần.
Kết luận
Mặc dầu trong dự án Nhà nước Việt Nam đệ trình chỉ nhắc đến 3 đặc khu là Vân Đồn, Phú Quốc và Bắc Vân Phong, tuy nhiên có xác suất cao là nhiều đặc khu khác sẽ tiếp tục được thành lập để đáp ứng nhu cầu vơ vét của bầy sâu ngày một nhung nhúc “ăn không chừa thứ gì”.
Dựa trên những hậu quả thê thảm của những dự án cả chục tỉ đô đã thất bại trong quá khứ, và những kế hoạch đầu tư thuộc loại “trời ơi đất hỡi” của các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam trong thời gian qua, người dân càng cảm thấy khiếp đảm mỗi khi Nhà nước nói đến những kế hoạch tỉ đô khác nữa.
Với ý tưởng cố hữu là bằng bất cứ giá nào phải tồn tại để vơ vét, các ĐKKT một lần nữa chỉ là những phương tiện để Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam tiếp tục ăn cắp công quỹ, bòn rút tiền của của dân, ngày một nhiều hơn, nhanh hơn, trong khi cùng lúc sửa soạn cho một cuộc hạ cánh an toàn hậu cộng sản.
Còn ngồi đó ngày nào thì các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam còn tiếp tục bày ra những kế hoạch tinh vi hơn nữa để ăn hại.
Chả còn cách nào khác là phải quyết tâm sớm chấm dứt chế độ này vì đó là giải pháp rốt ráo nhất để giải quyết mọi thảm nạn từ gốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.