Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Đề nghị miễn học phí đến lớp 9 và tăng lương giáo viên

Đề nghị miễn học phí đến lớp 9 và tăng lương giáo viên

RFA
2017-11-22

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Các học sinh năm đầu cấp hai diễu hành nhân lễ khai giảng năm học mới ngày 5/9/2016 ở Hà Nội.
Các học sinh năm đầu cấp hai diễu hành nhân lễ khai giảng năm học mới ngày 5/9/2016 ở Hà Nội. 
AFP
Đề xuất miễn học phí đến lớp 9 và giáo viên sẽ hưởng lương cao nhất, là hai điểm nổi bật trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi vừa được Bộ Giáo dục - đào tạo trình Chính phủ.
Hiện tại, việc miễn học phí tại trường công lập chỉ áp dụng đến lớp 5. Nếu dự thảo được thông qua, học sinh cả hai cấp tiểu học và trung học cơ sở từ lớp 6 đến lớp 9 thuộc hệ thống trường công sẽ được học miễn phí.
Theo dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, các trường tư sẽ được quyền chủ động mức thu học phí.
Cũng theo dự thảo, tiền lương của giáo viên các cấp sẽ được điều chỉnh thành cao nhất trong hệ thống bậc lương công chức. Ngoài ra nhà giáo cũng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
Hiện giờ lương giáo viên rất thấp, đặc biệt là lương giáo viên mẫu giáo và tiểu học không đủ để sống ở mức sống tối thiểu.
Cũng liên quan đến giáo dục, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học trình chính phủ, Bộ giáo dục đã đề xuất một số nội dung nổi bật như tự bầu lãnh đạo và tự quyết định mức học phí.
Theo dự thảo, quy định về Hội đồng trường với số lượng thành viên hội đồng trường là 17 người và phải là số lẻ, với các thành viên bên ngoài trường chiếm tỷ lệ tối thiểu 30%, trong đó bao gồm một đại diện của cơ quan quản lý của chính phủ.
Cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học, nhiệm vụ của hội đồng trường cũng được quy định khá chi tiết, trong đó có quyền bầu hiệu trưởng và các hiệu phó.
Giải thích về đề xuất này, Bộ Gíao dục – Đào tạo cho rằng, do dự thảo đã quy định Hội đồng trường là cơ quan quản trị, quyền lực cao nhất trong trường Đại học nên Hội đồng trường thực hiện quyền tự chủ trong việc bầu lãnh đạo và Bộ Gíao dục – Đào tạo sẽ không can thiệp vào công tác nhân sự cũng như quá trình bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của hội đồng trường.
Tuy nhiên, cũng theo Dự thảo Luật sửa đổi Luật Giáo dục Đại học, Bộ Gíao dục – Đào tạo chỉ công nhận chức danh hiệu trưởng và hiệu phó nếu kiểm tra thấy việc bầu chọn đã đầy đủ các quy trình và theo tiêu chuẩn do luật quy định.
Ngoài ra, Dự thảo Luật GD ĐH sửa đổi cũng đưa ra nhiều quy định mới như được quyền chủ động mức học phí và quyền quyết định chỉ tiêu tuyển sinh viên phù hợp điều kiện của trường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.