Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai về trách nhiệm trong dự án Mobifone mua 95% cổ phần của AVG.
Truyền hình An Viên đổi tên thành MobiTV sau thương vụ mua bán
Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức phiên họp thứ 12 dưới sự chủ trì của Trưởng ban – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tại cuộc họp, Tổng bí thư yêu cầu Ban chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm 2017 tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tập trung vào các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng.
Ban chỉ đạo phải khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng, sai, xác định đúng nguyên nhân, trách nhiệm, xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân có sai phạm tại 9 dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm.
Hai vụ việc nổi bật mà Tổng bí thư nhắc Ban chỉ đạo là dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn cầu (AVG) và việc cổ phần hóa cảng Quy Nhơn.
Ban chỉ đạo cũng phải tiếp tục điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nổi cộm như vụ án Phạm Công Danh, Hà Văn Thắm, Vũ Quốc Hảo, các vụ việc xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á.
“Trong 6 tháng đầu năm 2017, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng và các cơ quan tư pháp đã hoàn thành xét xử sơ thẩm đối với 4 trong số 6 vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, với những mức án nghiêm khắc, có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung, được dư luận đồng tình.Cụ thể, đã có 2 bị cáo tử hình, 1 bị cáo tù chung thân, 17 bị cáo tù có thời hạn từ 20 tháng đến 24 năm tù.Ban chỉ đạo cũng đã kết thúc điều tra, điều tra bổ sung 8 vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, là các vụ Phạm Công Danh, Hà Tấn Phước, Hà Văn Thắm, Hoàng Thế Trung, Phan Minh Nguyệt, Châu Thị Thu Nga, Bùi Văn Khen, và Huỳnh Công Thiện.”
Ban chỉ đạo cũng phải đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc nêu trong kết luận thanh tra dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ và dự án xây dựng Nhà máy sản xuất Ethanol Dung Quất.
Liên quan đến vụ việc Mobifone mua AVG, khi trả lời chất vất của các phóng viên tại buổi họp báo giao ban quý 1 của Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh cho biết về tiến độ thanh tra Mobifone AVG là “đã kết thúc thanh tra, chưa có dự thảo kết luận vì vẫn phải làm việc lại với người bị thanh tra”.
Phạm Nhật Vũ, Nguyễn Thanh Phượng và Lê Nam Trà
Promoted Content
Công luận rất bức xúc khi Phó Tổng Thanh tra Chính phủ lại trả lời loanh quanh như vậy, những sai phạm lớn trong vụ Mobifone mua AVG đã rõ như ban ngày, nhân dân cả nước đều biết qua loạt 17 bài phóng sự điều tra hàng tháng cũng như bài 13 trong loạt bài “Ai làm khánh kiệt đất nước”của Dương Vũ.
Ba tài liệu “mật” (công văn số 59/BTTTT-QLDN của Bộ Thông tin Truyền thông ngày 12/3/2015, công văn số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015 của Bộ Thông tin Truyền thông, công văn số 27/BKHĐT-PTDN ngày 20/1/2016 của Bộ Kế hoạch Đầu tư) đã được báo Dân luận đưa lên mạng từ ngày 15/3/2017 và mọi người có thể đọc lại bất cứ lúc nào.
Trươ ng Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ, Lê Nam Trà đều dính dáng đến phi vụ tham nhũng, chuyển giá Mobifone mua AVG
Theo quy định của Luật Thanh tra, Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận trong vòng 70 ngày kể từ khi kết thúc thanh tra. Thanh tra Chính phủ đã kết thúc thời hạn tranh tra tại Mobifone vào ngày 20/11/2016.
Như vậy, ngày 30/01/2017 là hạn cuối cùng mà Thanh tra Chính phủ phải công bố kết luận việc thanh tra Mobifone. Đến nay, việc công bố thanh tra này đã quá hạn gần 3 tháng và rõ ràng Thanh tra Chính phủ đã vi phạm pháp luật khi không công bố kết luận thanh tra vụ việc Mobifone đúng hạn định!
Do Thanh tra Chính phủ cố tình trì hoãn việc công bố kết luận thanh tra và thể hiện rõ ràng việc vi phạm quy định tại Luật Thanh tra, nên chúng tôi yêu cầu Thanh tra Chính phủ trả lời ngay và công khai cho nhân dân cả nước nắm rõ 14 câu hỏi sau đây:
1. Công ty 8206 Hong Kong có thực sự chuyển số tiền đặt cọc 10 triệu USD cho Phạm Nhật Vũ không?
2. Việc Bộ Thông tin Truyền thông gửi công văn số 59/BTTTT-QLDN ngày 12/3/2015 yêu cầu Mobifone phải “bảo vệ bí mật nhà nước” thì Phạm Đình Trọng – Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (người ký văn bản) yêu cầu như vậy đúng hay là sai so với quy định hiện hành? Ẩn ý của việc này có phải là che dấu thông tin khuất tất của vụ mua bán hay không?
3. Khi đọc công văn số 209/BTTTT-QLDN ngày 28/10/2015 của Bộ Thông tin Truyền thông, Thanh tra Chính phủ có thấy buồn nôn khi Bộ Thông tin Truyền thông viết dài dằng dặc về cái gọi là “tình báo Hoa Nam chèn sóng” nếu công ty 8206 Hong Kong mua AVG, Thanh tra Chính phủ có thấy Bộ Thông tin Truyền thông đã lừa dối trắng trợn Thủ tướng (nhiệm kỳ trước) trong văn bản này không? Những quan chức nào ở Bộ Thông tin Truyền thông phải chịu trách nhiệm về những báo cáo láo như thế này với Chính phủ?
4. Việc Bộ Công An có văn bản phê duyệt mức giá Mobifone mua AVG (trong khi Bộ Công An chỉ có chức năng bảo vệ an ninh trật tự và không có chức năng phê duyệt giá mua bán) là đúng hay sai?
5. Bản chất Mobifone mua đại đa số cổ phần của công ty AVG (95% cổ phần) là đầu tư tài sản cố định, với giá trị đầu tư tài sản với quy mô lên đến 8.900 tỷ đồng như vậy, nhất thiết Mobifone phải lập dự án đầu tư nhóm A để trình Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định trước khi trình Thủ tướng phê duyệt; vậy Thanh tra Chính phủ có nhận ra sai phạm lớn về thủ tục đầu tư này không?
6. Khi kiểm tra các tài liệu của vụ mua bán AVG, Thanh tra Chính phủ có thấy tình tiết Mobifone cố tình bỏ qua tình hình tài chính bi đát của AVG cũng như AVG bị Phạm Nhật Vũ rút ruột 2.000 tỷ đồng thông qua đầu tư vào hai công ty con Mai Lĩnh và An Viên BP không? Việc AVG mua cổ phần của Mai Lĩnh và An Viên BP với mức giá mua cổ phần trung bình gấp 15 lần mệnh giá thì có bất thường không? Có dấu hiệu của việc Phạm Nhật Vũ rút ruột AVG gần 2.000 tỷ đồng (qua việc mua cổ phần Mai Lĩnh và An Viên BP với giá 15 chấm) trước khi bán cái xác chết zombi AVG cho Mobifone không?
7. Để tính chính xác số liệu thuê bao AVG (vào tháng 12/2015), Thanh tra Chính phủ đã sử dụng số liệu thuê bao do công ty AVG cung cấp hay sử dụng số liệu công ty AVG đóng thuế GTGT do Cục thuế TP.Hà Nội cung cấp?
8. Khi định giá công ty AVG theo phương pháp tài sản, việc công ty AVG đưa 4 băng tần 700 Mhz (là tài nguyên quốc gia) vào định giá là đúng hay là sai? Khi công ty chứng khoán Bản Việt định giá Mobifone để xây dựng phương án cổ phần hóa, công ty Bản Việt có tính giá trị các tần số (là tài nguyên quốc gia) của Mobifone vào tài sản doanh nghiệp không?
9. Khi định giá công ty AVG theo phương án dòng tiền, trong kế hoạch giai đoạn 2016-2020, có một sai phạm rất nghiêm trọng là Mobifone đã cố ý xây dựng phương án AVG tăng trưởng rất lạc quan (đặt trong điều kiện Mobifone đã mua công ty AVG và hỗ trợ công ty AVG tối đa), điều sai lầm ở đây là đáng lẽ Mobifone (bên mua) phải yêu cầu công ty AVG xây dựng kế hoạch kinh doanh truyền hình giai đoạn 2016-2020 trong kịch bản công ty AVG tiếp tục kinh doanh truyền hình (có như vậy thì giá trị doanh nghiệp của AVG mới thể hiện đúng tình hình thực tế là lũy kế thua lỗ của AVG giai đoạn 2011 đến 2015 và giá Mobifone mua AVG mới thấp và hợp lý), Thanh tra Chính phủ có nhận ra sai phạm lớn này không?
Promoted Content
10. Vào thời điểm mua bán, công ty AVG đã bị lỗ quá nửa vốn điều lệ và bị Phạm Nhật Vũ rút ruột số vốn còn lại qua việc đầu tư vào Mai Lĩnh và An Viên BP, giá trị tài sản truyền hình của công ty AVG chỉ vào khoảng 600 tỷ, công ty AVG lại đang thua lỗ và mất vốn như vậy, việc Mobifone bỏ ra số tiền 8.900 tỷ đồng để mua 95% cổ phần của công ty AVG có nghĩa là công ty AVG được Mobifone mua gấp 15 lần giá trị tài sản thì có hợp lý không?
11. Thương hiệu truyền hình AVG chiếm giá trị vài ngàn tỷ đồng trong giá trị vô hình 8.300 tỷ đồng của công ty AVG, việc Mobifone đổi thương hiệu dịch vụ truyền hình từ AVG thành MobiTV đã làm tổn thất hàng nghìn tỷ đồng của giá trị thương hiệu AVG, ai sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc này?
12. Sau khi bóc tách các doanh thu ảo và xác định được lợi nhuận thật (được bù chéo từ Mobifone) của AVG, doanh thu thật và lợi nhuận thật của AVG năm 2016 chính xác là bao nhiêu? Mobifone đã chuyển bao nhiêu lợi nhuận (tức là tiền Nhà nước) sang công ty AVG trong năm 2016? Lê Nam Trà chịu trách nhiệm gì về việc công bố sai sự thật về thông tin kết quả kinh doanh năm 2016 của công ty AVG?
13. Sau khi Bộ Kế hoạch Đầu tư gửi công văn số 27/BKHĐT-PTDN ngày 20/1/2016 tới Thủ tướng (nhiệm kỳ trước) và Bộ Thông tin Truyền thông, tại sao Bộ Thông tin Truyền thông và Mobifone đã cố tình phớt lờ đề nghị của Bộ Kế hoạch Đầu tư về việc tạm dừng thực hiện hợp đồng mua cổ phần công ty AVG, Mobifone vẫn cố tình gấp gáp chuyển 8.400 tỷ đồng cho Phạm Nhật Vũ trong 5 tháng đầu năm 2016, dấu hiệu cố ý làm trái trong trường hợp này có rõ ràng không?
14. Việc Mobifone bỏ ra 8.900 tỷ đồng (hơn 60% vốn điều lệ) để mua 95% cổ phần của công ty AVG (trong khi doanh thu thực hàng năm của AVG không quá 1.000 tỷ đồng và mức lỗ thực hàng năm của AVG không dưới 200 tỷ đồng) và hậu quả là Mobifone bị giảm lợi nhuận và nộp ngân sách đến vài nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2016-2020, vậy thì việc Mobifone bỏ số tiền rất lớn để mua 1 tài sản kém hiệu quả như AVG có làm giảm giá trị doanh nghiệp của Mobifone khi cổ phần hóa hay không? Đề nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức ngay việc họp báo công khai để trả lời 14 câu hỏi nói trên cho công luận cả nước nắm rõ.
Hiện nay, SCTV và VTV Cab đang được định giá khoảng 3.000 tỷ đồng (trong khi SCTV, VTV Cab có lợi nhuận rất tốt và mạng lưới cáp quang trải dài cả nước). Giá trị công ty AVG định giá cao nhất cũng chỉ đến mức 3.000 tỷ đồng này. Vài nghìn tỷ đồng của Nhà nước trong vụ Mobifone mua AVG đã vào túi một số cá nhân, chỉ cần Bộ Công An hay Tổng cục 2 treo ngược Lê Nam Trà và Phạm Nhật Vũ lên trong vòng 1 phút thì chúng phải khai phụt ra ngay!
Lợi nhuận năm 2016 của Mobifone là 5.200 tỷ đồng, giảm 2.200 tỷ (30%) so với năm 2015. Lợi nhuận giảm trong khi Doanh thu và Giá vốn không có nhiều thay đổi (Mobifone chưa phải tính khấu hao hơn 10.000 trạm 3G mới đầu tư trong 2016 còn chi phí và vốn đầu tư thì bị cắt giảm tối đa).
Điều này cho thấy ảnh hưởng nặng nề của thương vụ mua AVG đối với Mobifone. Toàn bộ phần lợi nhuận sụt giảm đã chảy đi đâu? Trách nhiệm của Bộ Thông tin – Truyền thông ở đâu khi phê duyệt cho Mobifone một kế hoạch kinh doanh “bất hợp lý”, gây thất thoát vốn nhà nước.
Hết quý 1 năm 2017, chỉ tiêu doanh thu truyền hình của Mobifone chỉ đạt 30% kế hoạch quý và mới đạt khoảng 10% kế hoạch năm. Hầu như tất cả các công ty kinh doanh khu vực đều không đạt chỉ tiêu phát triển thuê bao truyền hình qua các tháng.
Kể từ đầu năm 2016 đến nay, áp lực bán đầu thu AVG là cơn ác mộng thường trực với toàn thể cán bộ, nhân viên khối kinh doanh của Mobifone trên toàn quốc. Số đầu thu AVG định bán trong năm 2016 hiện vẫn còn đang tồn 360.000 cái (công ty AVG tồn 180.000 đầu thu, 9 công ty khu vực tồn 180.000 đầu thu).
Trong khi các đối thủ như VTV Cab, SCTV, Viettel… cho không đầu thu thì Mobifone vẫn phải bán giá đầu thu AVG với giá hơn 1 triệu đồng/đầu thu thì làm sao Mobifone và công ty AVG bán nổi 360.000 đầu thu (hàng ế từ năm 2016) và Mobifone có thể kinh doanh truyền hình “có hiệu quả” đây?
Do hụt 8.900 tỷ cho vụ AVG nên tình hình luồng tiền của Mobifone luôn căng như dây đàn, tất cả các đơn vị kinh doanh, kỹ thuật đều đang bị cắt giảm lớn về chi phí; Mobifone đang dùng súng bắn vào chân mình! Gần đây, sau khi bị Brand Finance xếp xuống vị trí telco thứ 3 tại Việt Nam, Mobifone lại là nhà mạng cuối cùng cung cấp dịch vụ 4G tại Việt Nam.
Trong những ngày này, khi ăn nhậu, Lê Nam Trà ra sức trấn an bọn đàn em: “Đã có bác Đại, bác Tô rồi, lo gì”, cũng không rõ hai cán bộ cao cấp này nghĩ gì khi họ bị đưa ra làm bình phong để Lê Nam Trà hù dọa cán bộ, nhân viên và giữ đám đệ tử không chạy mất dép.
Tại cuộc họp báo hồi tháng 4 của Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh đã phát biểu: “Vụ việc gì cũng lên đến mấy nghìn tỷ đồng nên cần thận trọng. Trong thời gian ngắn 1-2 tuần nữa, sẽ trình Chính phủ và sẽ sớm thông tin đến báo chí”. Đến nay ông Khánh đã không giữ lời hứa danh dự này của mình và đây cũng là danh dự của ngành thanh tra chính phủ.
Hội nghị Trung ương 5 diễn ra vào giữa tháng 5, hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào tháng 10. Một trong các nội dung trọng tâm của Hội nghị trung ương 5, 6 là chỉnh đốn Đảng, xem xét việc kỷ luật một số quan chức cấp cao của Đảng để làm gương cho toàn thể đảng viên cả nước. Tuy nhiên, hai vụ án Trịnh Xuân Thanh, Mobifone (cần điều tra theo chỉ đạo của Tổng bí thư) đã không được đả động gì đến trong chương trình nghị sự của các Hội nghị này.
(T T/DL)
Promoted Content
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.