Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Ủy ban sông Mekong đã thất bại

Ủy ban sông Mekong đã thất bại 

RFA
2017-11-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2016.
Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2016.
AFP
Ủy ban sông Mekong đã thất bại trong việc thực thi sứ mạng của mình để bảo đảm sự phát triển của dòng sông này.
Đó là tuyên bố của Liên minh cứu sông Mekong trong bức thư gửi Ủy ban sông Mekong vào ngày 27 tháng 11, năm 2017, ngay trước kỳ họp lần thứ 24 của Ủy ban này từ hôm nay 28 đến ngày 30 tháng 11, năm 2017.
Bức thư này được gửi đến các vị Bộ trưởng Môi trường hoặc Bộ trưởng những lĩnh vực liên quan đến môi trường của các quốc gia thành viên Ủy ban sông Mekong là Việt Nam, Campuchia, Lào, và Thái Lan, và đồng kính gửi ông Phạm Tuấn Phan, Trưởng Ban thư ký Ủy ban sông Mekong.
Liên minh cứu sông Mekong cho rằng ý kiến của các nhà khoa học về sông Mekong đã không được coi trọng, cũng như ý kiến của các cộng đồng cư dân đã không được lắng nghe khi thực hiện các dự án trên sông Mekong.
Bức thư đề nghị Ủy ban sông Mekong cải cách các thủ tục và qui trình để tạo điều kiện cho sự tham gia của cư dân sống ven bờ sông Mekong có hiệu quả.
Liên minh cứu sông Mekong kêu gọi dừng ngay việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong vì những đập này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng cá trên sông, là nguồn thực phẩm của hàng triệu người sống dọc sông này.
Theo ước tính của Liên minh cứu sông Mekong, nếu các dự án đập thủy điện được thực hiệp sắp tới đây, tổng lượng cá đánh bắt được sẽ giảm từ 26 đến 42%.
Các đập thủy điện này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi sản xuất hơn phân nửa lượng gạo của cả nước và nuôi sống 145 triệu người châu Á.
Liên minh cứu sông Mekong đưa ra những biện pháp có thể thay thế cho các đập thủy điện đó là năng lượng gió và mặt trời. Liên minh nhấn mạnh là việc thay thế này ngày càng dễ thực hiện vì kỹ thuật cũng như các thiết bị để sản xuất điện từ gió và mặt trời ngày càng rẻ.
Sông Mekong dài hơn 4000 cây số, là một trong những con sông quan trọng của châu Á và thế giới. Sông này chảy qua sáu quốc gia là Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Ủy ban sông Mekong được thành lập vào năm 1957, do các nước vùng hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhằm hợp tác phát triển giửa các quốc gia này trong việc chia sẻ nguồn nước, thực hiện các dự án chung nhằm tránh những xung đột về quyền lợi với nhau.
Trong vài năm gần đây người ta cho rằng Ủy ban sông Mekong đã bất lực trong việc phát triển con sông một cách bền vững, Ủy ban đã không thể làm gì được khi Trung quốc, một quốc gia không phải là thành viên,  xây dựng hàng chục con đập lớn trên thượng nguồn, cũng như cũng không làm gì được khi nước Lào, một quốc gia thành viên của Ủy ban sông Mekong xây dựng những con đập khổng lồ trên con sông này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.