RẰM THÁNG CHÍN - LỄ HỘI ĐẢ NGƯ VÀ TIỆC CÁ ĐỀN VÀ
Xuân Nguyên9:10 PM
Món cá nướng trong tiệc cá Tế Thánh Tản Viên năm Đinh Dậu.
LỄ HỘI ĐẢ NGƯ VÀ TIỆC CÁ ĐỀN VÀ
Nguyễn Xuân Diện
Đền Và (Đông Cung) - thôn Vân Gia, xã Trung Hưng, ngoại thị Sơn Tây, Hà Nội là nơi thờ phụng Tam Vị Tản Viên Sơn Đại Vương Quốc Chúa Thượng Đẳng Thần, vị thần đứng đầu trong Tứ Bất Tử và cũng là đứng đầu bách thần, khí thế rừng rực thưở đương thời, anh linh tỏa rạng mãi muôn sau.
Đền do Thánh Tản chọn đất. Đây là nơi Thánh đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước nơi đây. Đây là nơi Thánh Tản thiết triều nghe lời tâu bày của bách quan và trăm họ; kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, lại vừa gần gũi với trung tâm huyện lỵ Tùng Thiện và tỉnh lỵ Sơn Tây xưa.
Đền Và chính là một ngôi đền văn học, là nơi danh sĩ các đời bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản.
Mùa thu, Đền Và mở hội vào ngày Rằm tháng 9. Lễ hội có nghi thức đánh cá thờ, chữ Nho gọi là đả ngư 打魚. Vì vậy lễ hội mùa thu còn gọi là hội đả ngư (đánh cá).
Vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Phụ Khang ùa ra đoạn sông Tích từ “Thượng Cầu Vang (thôn Phụ Khang, xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (thôn Ái Mỗ, phường Trung Hưng)” cùng đánh bắt cá trên đoạn sông này. Vui hội mọi người mang những công cụ đánh bắt cá như nơm, quạng, xiếc, rập để đánh cá vang động cả một khúc sông quê... Ai bắt được loại cá trắng, to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà. Cuộc đánh bắt cá đến khi nào chọn ra đủ 99 con thì mang số cá đó về làm tiệc cá, thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Lễ hội đả ngư là một lễ hội lấy may với tâm niệm Đức Thánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn.
Hội đánh cá diễn ra rất vui vẻ, náo nhiệt. Cỗ thờ cần 99 con cá to, vì thế nếu ai bắt được cá to thì sẽ góp vào để làm cỗ. Cá để làm cỗ tế thánh gồm các món:
- Món cá luộc: cá để cả vảy, mổ moi, bỏ ruột ra cho gừng vào bụng đem luộc chín.
- Món cá nướng: cá để cả vẩy, mổ moi, bỏ ruột, cho gừng vào bụng rồi bọc lá nghệ. Chọn nền đất sạch trải lá nghệ xuống, rồi rải cá lên trên. Lại lấy tàu lá nghệ phủ kín cá, sau đó úp nồi gốm lên cá, lấy than hồng phủ kín nồi gốm. Khi than đã rạc thì mở nồi gốm lấy cá ra.
- Món gỏi cá: cá đánh sạch vẩy, bóc lấy thịt nạc, thái miếng, trộn với hoa chuối rắc vừng giã nhỏ và vắt chanh vào làm gỏi.
- Món nham: cá mổ, móc bỏ ruột, cho mật và gừng vào, đem đun sôi làm nước chấm thức ăn chấm cá luộc, cá nướng và cá gỏi.
Chế biến xong các món thì bày làm 10 tựa (mười mâm). Mỗi tựa có đầy đủ các món luộc, gỏi, nướng và đĩa nham chấm. Chín mâm cỗ được bày lên trước ba ngai, còn một mâm để cúng ông thần bếp giữ lửa. Cúng xong, mọi người làm lễ thụ lộc.
Theo cổ tục ở đền Và, các món ăn đều không dùng muối, và khi ăn trầu nhưng không được dùng vôi. Tất cả đều nhằm nhắc lại sự tích xưa, khi Thánh Tản dạy ông già kéo vó làm các món ăn từ cá và cách ăn trầu. Riêng tục không dùng vôi có liên quan đến sự tích ở hội Dô khi các cô gái (vì không biết là Thánh) đã lấy cứt cò giả làm vôi mời Ngài ăn. Từ đó trầu không được dùng vôi.
Hội đả ngư và tiệc cá là một cổ tục ở nhiều đình đền thờ Thánh Tản ở vùng xứ Đoài.
Lễ hội đình Thụy Phiêu, xã Thụy An, huyện Ba Vì tiến hành lễ hội đánh cá trên đầm Đượng để chọn con cá lớn nhất thả vào chậu nước để tế cá sống. Ngoài việc tế cá sống, tục làng Thụy Phiêu còn chế biến cỗ cá thờ Thánh.
Lễ hội làng Me, thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ cũng có tục đánh cá thờ ở ao đình vào sáng ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch để chọn ra 99 con cá to nhất, làm cỗ cá tế Thánh Tản Viên. Cá ở ao đình do làng nuôi thả và cấm không ai được đánh bắt trước khi làng vào đám. Trước khi đánh cá thờ, cụ thủ từ làm lễ xin lệnh đánh cá. Chỉ sau hồi trống lệnh thì dân đinh mới nhất tề nhảy xuống ao đánh bắt cá trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng.
Lễ hội đền Khánh Xuân, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai cũng có đánh cá vào tháng 10 trên khúc sông Tích Giang để chọn 7 con cá to làm lễ tế cá. Trong số đó chọn con cá to nhất nướng cả con để ở dâng Thánh ở đền, còn 6 con cá chia đều cho 6 làng để nướng làm lễ dâng ở đình làng.
Tục đánh cá thờ và làm tiệc cá tế Thánh Tản Viên là một cổ tục, được triều đình xưa công nhận và khuyến khích bằng việc ban một lệnh chỉ.
Đền do Thánh Tản chọn đất. Đây là nơi Thánh đi tuần du, tắm gội rồi về nghỉ lại, gác lại Gậy tiên, Sách ước nơi đây. Đây là nơi Thánh Tản thiết triều nghe lời tâu bày của bách quan và trăm họ; kiến trúc đường bệ, đăng đối và thâm nghiêm giữa rừng lim già tĩnh mịch, trong không gian độc lập, lại vừa gần gũi với trung tâm huyện lỵ Tùng Thiện và tỉnh lỵ Sơn Tây xưa.
Đền Và chính là một ngôi đền văn học, là nơi danh sĩ các đời bày tỏ tấm lòng sùng kính với Đức Thánh Tản.
Mùa thu, Đền Và mở hội vào ngày Rằm tháng 9. Lễ hội có nghi thức đánh cá thờ, chữ Nho gọi là đả ngư 打魚. Vì vậy lễ hội mùa thu còn gọi là hội đả ngư (đánh cá).
Vào ngày 14 tháng 9 (âm lịch), dân làng các thôn Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thanh Trì, Mai Trai, Phụ Khang ùa ra đoạn sông Tích từ “Thượng Cầu Vang (thôn Phụ Khang, xã Đường Lâm) đến Hạ Mả Mang (thôn Ái Mỗ, phường Trung Hưng)” cùng đánh bắt cá trên đoạn sông này. Vui hội mọi người mang những công cụ đánh bắt cá như nơm, quạng, xiếc, rập để đánh cá vang động cả một khúc sông quê... Ai bắt được loại cá trắng, to thì nộp cho làng, cá nhỏ mang về nhà. Cuộc đánh bắt cá đến khi nào chọn ra đủ 99 con thì mang số cá đó về làm tiệc cá, thờ Đức Thánh Tản ở đền Và. Lễ hội đả ngư là một lễ hội lấy may với tâm niệm Đức Thánh Tản phù trợ cho làm ăn gặp nhiều may mắn.
Hội đánh cá diễn ra rất vui vẻ, náo nhiệt. Cỗ thờ cần 99 con cá to, vì thế nếu ai bắt được cá to thì sẽ góp vào để làm cỗ. Cá để làm cỗ tế thánh gồm các món:
- Món cá luộc: cá để cả vảy, mổ moi, bỏ ruột ra cho gừng vào bụng đem luộc chín.
- Món cá nướng: cá để cả vẩy, mổ moi, bỏ ruột, cho gừng vào bụng rồi bọc lá nghệ. Chọn nền đất sạch trải lá nghệ xuống, rồi rải cá lên trên. Lại lấy tàu lá nghệ phủ kín cá, sau đó úp nồi gốm lên cá, lấy than hồng phủ kín nồi gốm. Khi than đã rạc thì mở nồi gốm lấy cá ra.
- Món gỏi cá: cá đánh sạch vẩy, bóc lấy thịt nạc, thái miếng, trộn với hoa chuối rắc vừng giã nhỏ và vắt chanh vào làm gỏi.
- Món nham: cá mổ, móc bỏ ruột, cho mật và gừng vào, đem đun sôi làm nước chấm thức ăn chấm cá luộc, cá nướng và cá gỏi.
Chế biến xong các món thì bày làm 10 tựa (mười mâm). Mỗi tựa có đầy đủ các món luộc, gỏi, nướng và đĩa nham chấm. Chín mâm cỗ được bày lên trước ba ngai, còn một mâm để cúng ông thần bếp giữ lửa. Cúng xong, mọi người làm lễ thụ lộc.
Theo cổ tục ở đền Và, các món ăn đều không dùng muối, và khi ăn trầu nhưng không được dùng vôi. Tất cả đều nhằm nhắc lại sự tích xưa, khi Thánh Tản dạy ông già kéo vó làm các món ăn từ cá và cách ăn trầu. Riêng tục không dùng vôi có liên quan đến sự tích ở hội Dô khi các cô gái (vì không biết là Thánh) đã lấy cứt cò giả làm vôi mời Ngài ăn. Từ đó trầu không được dùng vôi.
Hội đả ngư và tiệc cá là một cổ tục ở nhiều đình đền thờ Thánh Tản ở vùng xứ Đoài.
Lễ hội đình Thụy Phiêu, xã Thụy An, huyện Ba Vì tiến hành lễ hội đánh cá trên đầm Đượng để chọn con cá lớn nhất thả vào chậu nước để tế cá sống. Ngoài việc tế cá sống, tục làng Thụy Phiêu còn chế biến cỗ cá thờ Thánh.
Lễ hội làng Me, thuộc xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ cũng có tục đánh cá thờ ở ao đình vào sáng ngày mùng 4 tháng 2 âm lịch để chọn ra 99 con cá to nhất, làm cỗ cá tế Thánh Tản Viên. Cá ở ao đình do làng nuôi thả và cấm không ai được đánh bắt trước khi làng vào đám. Trước khi đánh cá thờ, cụ thủ từ làm lễ xin lệnh đánh cá. Chỉ sau hồi trống lệnh thì dân đinh mới nhất tề nhảy xuống ao đánh bắt cá trong tiếng hò reo cổ vũ của dân làng.
Lễ hội đền Khánh Xuân, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai cũng có đánh cá vào tháng 10 trên khúc sông Tích Giang để chọn 7 con cá to làm lễ tế cá. Trong số đó chọn con cá to nhất nướng cả con để ở dâng Thánh ở đền, còn 6 con cá chia đều cho 6 làng để nướng làm lễ dâng ở đình làng.
Tục đánh cá thờ và làm tiệc cá tế Thánh Tản Viên là một cổ tục, được triều đình xưa công nhận và khuyến khích bằng việc ban một lệnh chỉ.
.
Hội Đả ngư trên Sông Tích (sông Con). Ảnh: My Tour.vn.
Rước lễ cá vào Đền Và để tế Phong triều, chiều ngày 14 tháng Chín năm Đinh Dậu (2017).
Ảnh: Nguyễn Xuân Diện.
Nguồn: FB Nguyễn Xuân Diện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.