PHẢI CHĂNG HÀ NỘI LÁT VỈA HÈ BẰNG BÁNH BÍCH QUY?
Xuân NguyênTue 9:00 PM
Vỉa hè lát đá nhanh chóng hư hỏng, xô lệch.
Hà Nội: Đá lát "bền vững 70 năm" vỡ nát
sau hơn 1 năm sử dụng
Dân trí Thứ ba, 21/11/2017 - 16:49
sau hơn 1 năm sử dụng
Dân trí Thứ ba, 21/11/2017 - 16:49
Nhằm sắp xếp lại vỉa hè, lòng đường thống nhất ở 12 quận từ nay đến năm 2020, nhiều tuyến phố ở Hà Nội đã và đang triển khai lát lại vỉa hè bằng đá tự nhiên thay vì gạch như trước đây. Tuy nhiên sau một thời gian đi vào sử dụng, những viên đá tự nhiên được "quảng cáo" là bền vững 70 năm đã... vỡ nát.
Theo tìm hiểu của PV, các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Trung Kính, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Du, Quang Trung, Bà Triệu... được lát loại đá tự nhiên, thay thế vật liệu gạch trước đây.
Phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) được chọn là tuyến phố kiểu mẫu lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, sau đó nhân rộng cho nhiều tuyến phố khác trên địa bàn 12 quận.
Được đưa vào sử dụng vào tháng 5/2016, tuyến phố này với tổng mức đầu tư hơn 224,6 tỷ đồng, chỉ riêng các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống bó vỉa, gạch lát hè… chiếm trên 50 tỷ đồng.
Sáng ngày 21/11, theo ghi nhận của PV trên tuyến đường này, tại vỉa hè đoạn đi vào ngõ 134 Lê Trọng Tấn, xuất hiện những viên đá tự nhiên lát vỉa hè bị vỡ nát, mặt đường nham nhở rất dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ nơi đây.
Là một người dân sống lâu năm ở khu vực đường Lê Trọng Tấn - ông Tống Ngọc Dũng cho biết, tuyến đường Lê Trọng Tấn này được thành phố Hà Nội chọn là tuyến phố kiểu mẫu lát vỉa hè bằng đá tự nhiên từ tháng 5/2016, đến nay cũng đã được hơn 1 năm đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên sau một thời gian, nhiều điểm trên vỉa hè của đoạn đường Lê Trọng Tấn bị xuống cấp, đá tự nhiên lát vỉa hè bị vỡ nát rất dễ gây vấp ngã cho trẻ em và người già đi bộ trên vỉa hè.
“Đá tự nhiên lát vỉa hè theo tôi thì cũng tốt thôi, còn nguyên nhân dẫn tới việc đá bị vỡ nát hay sụt lún thì có thể là do nền vỉa hè khi thi công chưa được kỹ, dễ bị sụt lún kéo theo đá tự nhiên lát vỉa hè cũng lún theo và vỡ nát”, ông Dũng phán đoán.
Tại quận Hoàng Mai, tuyến đường dẫn vào khu Trung tâm hành chính quận có tổng mức đầu tư 59 tỷ đồng, riêng phần lát vỉa hè, bó vỉa đoạn đường dài hơn 40m có chi phí trên 7,5 tỷ đồng.
Giới chức Hà Nội cho hay, việc lát, bó vỉa bằng vật liệu tự nhiên, có kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù đá tự nhiên chỉ lát được vài tháng nhưng đã bị vỡ, bong tróc.
Cũng theo ghi nhận của PV trên tuyến đường Trần Duy Hưng (Trung Hoà, Cầu Giấy), đoạn trước cửa nhà số 18 đường Trần Duy Hưng xuất hiện nhiều điểm vỉa hè bị sụt lún, nham nhở. Có những đoạn đá lát vỉa hè bị bung lên, mấp mô, rất dễ gây nguy hiểm cho người dân đi lại nơi đây
Ông Lê Kim Phụng làm bảo vệ cửa hàng trên tuyến đường Trần Duy Hưng cho biết, những điểm sụt lún trên đoạn vỉa hè này xuất hiện cách đây mấy tháng rồi, nguyên nhân là do những trận mưa lớn kéo dài gây lún phần nền vỉa hè, kéo theo những viên đá lát cũng bị vỡ vụn, sụt lún.
“Ở đoạn đường này (trước cửa nhà số 18 đường Trần Duy Hưng) đã có mấy vụ bị ngã do đá phải phần đá lát vỉa hè bị nhô lên rồi”, ông Phụng thông tin.
Đi dọc theo tuyến đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) và tuyến đường Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) Pv ghi nhận thêm nhiều điểm đá lát vỉa hè bị vỡ vụn, nhấp nhô, rất dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ qua đây.
Trần Thanh
Theo tìm hiểu của PV, các tuyến phố như Nguyễn Trãi, Trung Kính, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Du, Quang Trung, Bà Triệu... được lát loại đá tự nhiên, thay thế vật liệu gạch trước đây.
Phố Lê Trọng Tấn (quận Thanh Xuân) được chọn là tuyến phố kiểu mẫu lát vỉa hè bằng đá tự nhiên, sau đó nhân rộng cho nhiều tuyến phố khác trên địa bàn 12 quận.
Được đưa vào sử dụng vào tháng 5/2016, tuyến phố này với tổng mức đầu tư hơn 224,6 tỷ đồng, chỉ riêng các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống bó vỉa, gạch lát hè… chiếm trên 50 tỷ đồng.
Sáng ngày 21/11, theo ghi nhận của PV trên tuyến đường này, tại vỉa hè đoạn đi vào ngõ 134 Lê Trọng Tấn, xuất hiện những viên đá tự nhiên lát vỉa hè bị vỡ nát, mặt đường nham nhở rất dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ nơi đây.
Là một người dân sống lâu năm ở khu vực đường Lê Trọng Tấn - ông Tống Ngọc Dũng cho biết, tuyến đường Lê Trọng Tấn này được thành phố Hà Nội chọn là tuyến phố kiểu mẫu lát vỉa hè bằng đá tự nhiên từ tháng 5/2016, đến nay cũng đã được hơn 1 năm đưa vào sử dụng.
Tuy nhiên sau một thời gian, nhiều điểm trên vỉa hè của đoạn đường Lê Trọng Tấn bị xuống cấp, đá tự nhiên lát vỉa hè bị vỡ nát rất dễ gây vấp ngã cho trẻ em và người già đi bộ trên vỉa hè.
“Đá tự nhiên lát vỉa hè theo tôi thì cũng tốt thôi, còn nguyên nhân dẫn tới việc đá bị vỡ nát hay sụt lún thì có thể là do nền vỉa hè khi thi công chưa được kỹ, dễ bị sụt lún kéo theo đá tự nhiên lát vỉa hè cũng lún theo và vỡ nát”, ông Dũng phán đoán.
Tại quận Hoàng Mai, tuyến đường dẫn vào khu Trung tâm hành chính quận có tổng mức đầu tư 59 tỷ đồng, riêng phần lát vỉa hè, bó vỉa đoạn đường dài hơn 40m có chi phí trên 7,5 tỷ đồng.
Giới chức Hà Nội cho hay, việc lát, bó vỉa bằng vật liệu tự nhiên, có kết cấu bền vững đảm bảo sử dụng 50-70 năm. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, dù đá tự nhiên chỉ lát được vài tháng nhưng đã bị vỡ, bong tróc.
Cũng theo ghi nhận của PV trên tuyến đường Trần Duy Hưng (Trung Hoà, Cầu Giấy), đoạn trước cửa nhà số 18 đường Trần Duy Hưng xuất hiện nhiều điểm vỉa hè bị sụt lún, nham nhở. Có những đoạn đá lát vỉa hè bị bung lên, mấp mô, rất dễ gây nguy hiểm cho người dân đi lại nơi đây
Ông Lê Kim Phụng làm bảo vệ cửa hàng trên tuyến đường Trần Duy Hưng cho biết, những điểm sụt lún trên đoạn vỉa hè này xuất hiện cách đây mấy tháng rồi, nguyên nhân là do những trận mưa lớn kéo dài gây lún phần nền vỉa hè, kéo theo những viên đá lát cũng bị vỡ vụn, sụt lún.
“Ở đoạn đường này (trước cửa nhà số 18 đường Trần Duy Hưng) đã có mấy vụ bị ngã do đá phải phần đá lát vỉa hè bị nhô lên rồi”, ông Phụng thông tin.
Đi dọc theo tuyến đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) và tuyến đường Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội) Pv ghi nhận thêm nhiều điểm đá lát vỉa hè bị vỡ vụn, nhấp nhô, rất dễ gây nguy hiểm cho người đi bộ qua đây.
Trần Thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.