Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Làng Việt: ĐIẾM CANH ĐẦU LÀNG

Làng Việt: ĐIẾM CANH ĐẦU LÀNG

Xuân NguyênSat 8:16 PM

Điếm canh đầu làng (Nam Định, 1958), ảnh của cụ Võ An Ninh. 

ĐIẾM CANH
KTS. Đoàn Khắc TìnhĐiếm canh, cũng như cổng làng bộc lộ tính tự quản, có thể nói hai chữ “ bán cô lập”, của làng xã Việt Nam truyền thống với tính tự trị cao.

Điếm canh có lẽ là công trình được hưởng đặc quyền nằm ngoài lũy tre làng, có khi khá xa mép làng do chức năng như một trạm canh phòng của làng xóm. Thông thường người ta xây điếm canh cách cổng làng chừng 50m, có khi hơn, ngày đêm cắt cử phiên tuần. Phiên tuần có nhiệm vụ hỏi danh tính, xét nét người lạ mặt vào làng hoặc người ra khỏi làng những khi giờ giấc bất thường. Có làng còn tổ chức hẳn một đội dân binh, cắt cử canh chừng cả ban ngày, ban đêm.

Ngoài loại điếm canh xây dựng riêng biệt, nhiều làng còn kết hợp sử dụng cổng làng như một điếm canh, để canh phòng ban đêm và những khi làng có việc lớn như kỳ sưu thuế, bắt lính, dịch bệnh, quan ôn, đón quan trên, truy lùng tù trốn, người làm quốc sự…

Điếm canh xây dựng bên ngoài làng, nếu là các làng miền xuôi gần đê điều thì thường được xây dựng trực tiếp trên nền đất, sát liền và cao ngang mặt đê, có khi hơn một chút, đắp đê tiện thể đắp nền dựng điếm vừa tiện dùng canh đê trong mùa bão lũ, vừa không quá xa làng dễ quan sát canh phòng. Khi cần thiết điếm canh đê trở thành nơi chứa các phương tiện hộ đê, tập hợp dân đắp đê, ngăn lũ, tập trung đầu mối chỉ huy hộ đê. Quanh điếm canh thường không có vườn, đất trống cũng hạn chế nên người nông dân hay trồng gần đấy cây lưu niên, tán rộng, bóng cả. Phổ biến nhất là cây đa để che nắng che gió cho công trình, tỏa bóng mát cho người...

Nguồn: FB Làng Việt xưa & nay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.