GS. NGUYỄN ĐĂNG HƯNG LÊN TIẾNG VỀ 12 NGHÌN TỈ NÉM VÀO TIẾN SĨ
Xuân NguyênSun 10:29 PM
GS Nguyễn Đăng Hưng TRẢ LỜI BÁO PHÁP LUẬT
Về đề án mới đào tạo tiến sỹ với 12.000 tỷ đồng
Nhà báo Phong Điền: Theo kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 - 2025 tầm nhìn 2030". Kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của đề án 911 và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục ĐH và đối tượng thụ hưởng đề án.
Em xin ý kiến thầy đánh giá tính khả thi của đề án.
GS Nguyễn Đăng Hưng: Thú thật nghe đến các đề án đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo Dục – Đào tạo đưa ra là tôi có cảm giác ngán ngẩm tột độ! Ngán ngẩm vì kỳ vọng có tính cách không tưởng, dai dẳng, đạt cho được đại trà 20.000 tiến sĩ, đã công bố từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ Trưởng, từ dự án 322 trong những năm 2000 đến dự án tiếp nối 911 (thời Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, đặt chỉ tiêu cao hơn đến 23.000 tiến sĩ) cho giai đoạn 2010-2020.
Đề án mới cho giai đoạn 2018-2025 cũng chỉ là một đề án chữa cháy sau khi Bộ đã phải chấp nhận (mà không tự phê bình rút kinh nghiệm gì!) về sự phá sản không không kèn không trống của đề án 911!
Thật thế, theo thống kê của Bộ GD-ĐT trong 5 năm triển khai (2012 – 2016), đề án 911 chỉ đem lại có 800 NCS (nghiên cứu sinh) tốt nghiệp về nước công tác, đạt một chỉ tiêu không hơn số không bao nhiêu (4%)!
Còn ứng viên thì sắp tới chỉ có chung quanh 900 NCS trúng tuyển, nhưng theo tin từ Bộ thì chỉ khoảng 400 người đang làm thủ tục đi học trong năm 2018!
Điều đáng chú ý là lần này đề án mới nói rõ là sẽ dùng đến 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, nhưng với mục tiêu khiêm tốn hơn: Sẽ đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài, (500 tiến sĩ theo hình thức liên kết đào tạo giữa các trường ĐH Việt Nam và trường ĐH nước ngoài), 2.000 tiến sĩ tại các trường ĐH đã được kiểm định ở Việt Nam.
Tổng cộng 9.000 tiến sỹ cho giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn 2030!
Như vậy, Bộ chấp nhận chôn vùi con số phản cảm (20.000 TS) và kéo thêm thời gian đến 10 năm!
Tôi hy vọng xu hướng đào tạo tiến sĩ dỏm kiểu "Lò ấp" tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Khoa học xã hội sẽ không nằm trong đề án này mà mục đích đào tạo tiến sĩ ở đây có thực chất, có khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học thực thụ.
Muốn có 9.000 TS chất lượng quốc tế, theo tôi, các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu Việt Nam:
1. Phải tuyển cho được ít nhất 12.000 thạc sĩ có trình độ tốt (tinh thần đam mê nghiên cứu, luận văn thạc sĩ có chất lượng cao, thông thạo ngoại ngữ).
Về đề án mới đào tạo tiến sỹ với 12.000 tỷ đồng
Nhà báo Phong Điền: Theo kế hoạch, tổng kinh phí thực hiện đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục ĐH và các trường CĐ sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018 - 2025 tầm nhìn 2030". Kinh phí dự kiến là 12.000 tỉ đồng, bao gồm 10.200 tỉ đồng từ kinh phí còn lại của đề án 911 và 1.800 tỉ từ các cơ sở giáo dục ĐH và đối tượng thụ hưởng đề án.
Em xin ý kiến thầy đánh giá tính khả thi của đề án.
GS Nguyễn Đăng Hưng: Thú thật nghe đến các đề án đào tạo tiến sĩ của Bộ Giáo Dục – Đào tạo đưa ra là tôi có cảm giác ngán ngẩm tột độ! Ngán ngẩm vì kỳ vọng có tính cách không tưởng, dai dẳng, đạt cho được đại trà 20.000 tiến sĩ, đã công bố từ thời ông Nguyễn Thiện Nhân làm Bộ Trưởng, từ dự án 322 trong những năm 2000 đến dự án tiếp nối 911 (thời Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận, đặt chỉ tiêu cao hơn đến 23.000 tiến sĩ) cho giai đoạn 2010-2020.
Đề án mới cho giai đoạn 2018-2025 cũng chỉ là một đề án chữa cháy sau khi Bộ đã phải chấp nhận (mà không tự phê bình rút kinh nghiệm gì!) về sự phá sản không không kèn không trống của đề án 911!
Thật thế, theo thống kê của Bộ GD-ĐT trong 5 năm triển khai (2012 – 2016), đề án 911 chỉ đem lại có 800 NCS (nghiên cứu sinh) tốt nghiệp về nước công tác, đạt một chỉ tiêu không hơn số không bao nhiêu (4%)!
Còn ứng viên thì sắp tới chỉ có chung quanh 900 NCS trúng tuyển, nhưng theo tin từ Bộ thì chỉ khoảng 400 người đang làm thủ tục đi học trong năm 2018!
Điều đáng chú ý là lần này đề án mới nói rõ là sẽ dùng đến 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, nhưng với mục tiêu khiêm tốn hơn: Sẽ đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài, (500 tiến sĩ theo hình thức liên kết đào tạo giữa các trường ĐH Việt Nam và trường ĐH nước ngoài), 2.000 tiến sĩ tại các trường ĐH đã được kiểm định ở Việt Nam.
Tổng cộng 9.000 tiến sỹ cho giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn 2030!
Như vậy, Bộ chấp nhận chôn vùi con số phản cảm (20.000 TS) và kéo thêm thời gian đến 10 năm!
Tôi hy vọng xu hướng đào tạo tiến sĩ dỏm kiểu "Lò ấp" tiến sĩ, thạc sĩ của Học viện Khoa học xã hội sẽ không nằm trong đề án này mà mục đích đào tạo tiến sĩ ở đây có thực chất, có khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học thực thụ.
Muốn có 9.000 TS chất lượng quốc tế, theo tôi, các trường đại học hay trung tâm nghiên cứu Việt Nam:
1. Phải tuyển cho được ít nhất 12.000 thạc sĩ có trình độ tốt (tinh thần đam mê nghiên cứu, luận văn thạc sĩ có chất lượng cao, thông thạo ngoại ngữ).
2. Phải liên lạc được 9.000 giáo sư, chuyên gia tại các trường đại học ở các nước phát triển (Mỹ, Canada, Úc, Âu Châu, Nhật, Singapore, Hàn Quốc…) và thành công trong việc thuyết phục họ chấp nhận hướng dẫn 9.000 NCS Việt Nam!
Những điều kiện này không hề đơn giản!
Đề án mới có phần khiêm tốn hơn, (9000 TS trong 12 năm thay vì 20.000 TS), nhưng nếu những điều kiện then chót trên không được bố trí, chuẩn bị thì tôi nghĩ, một lần nữa thất bại sẽ xảy ra và 12.000 tỉ đồng lấy từ tiền thuế của dân trong giai đoạn ngân sách quốc gia đang cạn kiệt sẽ không thể đem lại kết quả như mong đợi!
Tôi có cảm tưởng những lời cảnh báo của tôi lâu nay đã bị để ngoài tai và sự thất bại của các đề án của Bộ là điều không thể tránh khỏi.
Nhà báo Phong Điền: Có nhiều cách nhìn khác nhau về hai con số 12.000 tỉ đồng để đào tạo 9.000 TS. Trong đó có ý kiến cho rằng, cần điều tra tổng thể các trường ĐH, CĐ và Viện nghiên cứu cần bao nhiêu TS trong những lĩnh vực gì, thay vì công bố hai con số trên.
GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi đồng ý với ý kiến trên. Phải đào tạo TS theo yêu cầu thực tiễn của các trường, theo ưu tiên ngành nghề có định hướng rõ rang và cụ thể, số lượng đi theo với chất lượng. Loại bỏ thói khoe thành tích (tính số tiến sĩ cơ hữu), lấy bằng tiến sỹ bằng mọi giá ngay cả liên kết với các trường ma ở Mỹ, đưa NCS qua các nước có trình độ chưa được tiên tiến.
Nhà báo Phong Điền: Hiện có nhiều quỹ học bổng từ các nước tại sao không để giáo viên khai thác, thay vì ngân sách bao cấp? Liệu có cần thiết?
GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi đã từng phát biểu trên “Văn Hóa Nghệ An” (tháng 2/2012):
“Để có tiến sỹ chất lương cao, nhiều khi không cần tiền. Thầy giỏi luôn luôn cần trò giỏi. Nếu ta không có tiền nhưng gửi đúng học trò giỏi, thạc sĩ có chất lượng, thầy sẽ sử dụng kinh phí của dự án mình có, của khoa mình có để chi cho nghiên cứu sinh. Tôi đã áp dụng mô hình này cho hai văn phòng đào tạo thạc sĩ Bỉ – Việt do chúng tôi đề xướng tại Sài Gòn (1995-2007) và Hà Nội (1998-2007) và trên 100 tiến sĩ đã tốt nghiệp như thế”.
Vấn đề ở đây là phải có những đầu tàu (các GS có công trình khoa học quốc tế) có ảnh hưởng, có tương quan với giới khoa học mũi nhọn trên thế giới!
Các nhà khoa học Việt Kiều tại các nước phát triển thường đạt được tiêu chí này.
Vấn đề ở đây là phải có chủ trương, chánh sách để huy động và thu hút cho được sự cộng tác của họ.
Tôi đã có ý kiến từ lâu về các đề án đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam.
Cũng trên báo Pháp Luật, tháng 3 năm 2014, tôi đã phát biểu:
“Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang giảng dạy tại các trường. Như vậy 15.000 tiến sĩ còn lại không ít người đang làm quan chức. Vấn đề đặt ra ở đây là tấm bằng tiến sĩ giúp gì cho việc lãnh đạo, quản lý đất nước hay nó chỉ làm tăng thêm nạn “tiến sĩ giấy”?
Gần đây, trên báo “Đất Việt”, khi được hỏi về cách hành xử đào tạo tiến sĩ tại các nước phát triển, tôi đã chia sẻ thêm:
“… Làm gì có chuyện đào tạo tiến sĩ đại trà tại các nước phát triển. Đây chỉ là một phát minh mới của các vị lãnh đạo giáo dục Việt Nam… Đây là một những triệu chứng đáng buồn của tư duy đào tạo nhân tài cho đất nước. Vấn đề là đào tạo tiến sĩ để làm gì? Ở các nước phát triển, bằng tiến sĩ chỉ cần cho việc giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học. Còn các chức vị chính quyền, các vị trí lãnh đạo trong xí nghiệp, nhà máy thì không cần cái bằng ấy mà chỉ cần người biết việc, biết làm, có kinh nghiệm và đầu óc tổ chức.
Thành ra chuyện tiên quyết trước khi bỏ ra một ngân sách lớn cho việc đào tạo chất xám cấp bậc tiến sĩ là giới lãnh đạo Việt Nam phải đổi mới tư duy, đổi mới cách hành xử, tham khảo các đồng nghiệp nước ngoài trong thời buổi hòa nhập để thấu triệt được hệ giá trị chân chính của học thuật, điều kiện tiên quyết để thoát ra khỏi cảnh tụt hậu của Việt Nam ngày nay.
GS Nguyễn Đăng Hưng,
gửi từ Sài Gòn, ngày 16/11/2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.