Bão, lũ, ngập lụt ở Sầm Sơn – Thanh Hóa, FLC “góp công” không nhỏ?
Ông Ngô Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa từng tuyên bố “Không có FLC, Sầm Sơn không thể trở thành thành phố”. Câu nói này rất đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đúng trong mọi hoàn cảnh. Bởi FLC làm thay đổi diện mạo của thị xã Sầm Sơn từ vũng sình lầy thành thành phố khang trang bằng những dự án không phép, hơn nữa FLC góp phần “cải thiện” đời sống của một số lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Còn những thứ mà FLC mang đến cho người dân thì thật khủng khiếp.
Tội ác của FLC tại Thanh Hóa
Có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước, thế nhưng chỉ có ở Thanh Hóa là FLC lộng hành hơn cả, bởi đằng sau tập đoàn này là cả dàn lãnh đạo tỉnh bao che dung túng. Nhờ mối quan hệ liên minh ma quỷ Quyết – Chiến (Bí thư Thanh Hóa), mà FLC cướp được hàng trăm ha đất với giá đền bù rẻ mạt (1,2 triệu đồng/m2), sau đó bán lại với giá cao ngất ngưởng (30-60 triệu đồng/m2). Trong khi ông Quyết ung dung bỏ túi hàng ngàn tỷ đồng, thì người dân nghèo loay hoay khổ sở với số tiền đền bù ít ỏi không mua được đất huống chi xây nhà, và đương nhiên những vị lãnh đạo có công sẽ không thiếu phần.
Chính vì nắm được tử huyệt “đã nhúng chàm thì không thể gột rửa” của một số lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, nên FLC được nước tấn công. Sau khi cướp đất, FLC còn ngăn đường cấm ngõ, chặn đường mưu sinh của người dân, đẩy họ rơi vào cảnh túng quẫn. Thậm chí những công trình FLC xây dựng đến khi hoàn thiện như FLC Luxury, FLC Grand Hotel vẫn không có giấy phép xây dựng. Khi bị Thủ tướng yêu cầu làm rõ sai phạm, FLC không hề nao núng mà lại khẳng định “đó chỉ là một phần rất nhỏ bên cạnh nỗ lực, đóng góp của tập đoàn”. Ông Quyết còn kêu gào “báo chí vu khống FLC cướp đất của dân”.
Clip Thành phố Sầm Sơn trong cơn bão số 10:
FLC tàn phá hàng trăm ha rừng phòng hộ – khu rừng chắn bão
Là một luật sư am tường về luật, ông Quyết biết rõ nếu chuyển đổi trên 20ha đất rừng sẽ phải xin ý kiến Thủ tướng, còn dưới con số này thì UBND tỉnh có quyền quyết định, nên ông đã chia nhỏ đại dự án FLC Thanh Hóa thành hai dự án riêng biệt. Chính nhờ thủ đoạn lách luật này, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng ký quyết định đồng ý cho chuyển đổi 11,06 ha thực hiện dự án Samson Golf Link và 11,57 ha rừng phòng hộ làm khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn. Thế nhưng trong quá trình thi công tập đoàn này chiếm luôn hàng trăm ha rừng phòng hộ – giúp người dân chắn bão hàng bao năm nay, gộp vào các dự án. Mặc dù trước đó FLC cam kết không làm ảnh hưởng đến dải cây rừng phòng hộ ven biển.
Theo Phòng Quản lý bảo vệ rừng – Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa cho biết diện tích rừng quy hoạch phòng hộ xã Quảng Cư là 120,4ha. Nhưng sau khi triển khai dự án của FLC chỉ còn lại 9 ha, đó là xác nhận của ông Nguyễn Thế Thái – cán bộ địa chính xã Quảng Cư trên tờ báo Lao động. Điều đáng nói là, “9 ha rừng phòng hộ còn lại này không phải là một dải rừng đầy đặn về cây phi lao, mà nó phân theo cụm, tản mác, khó có thể xác nhận đây là rừng phòng hộ” ông Lê Văn Hồng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ven biển – Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa, cho biết. Việc phá hủy hàng trăm ha rừng phòng hộ chắn bão đã giúp ông Quyết giàu sụ, còn người dân thì phải đối mặt với những ảnh hưởng môi trường sinh thái do FLC tàn phá rừng mang lại.
Rừng phòng hộ ven biển Quảng Cư trước kia, bây giờ đã là công trình của Tập đoàn FLC
Khu rừng phòng hộ giáp biển đã bị dọn sạch, thay vào đó là những hàng dừa trụi lá
Hậu quả của việc tàn phá khu rừng chắn bão
Rừng phòng hộ là “bức tường xanh” vững chắc có vị trí tiếp giữa môi trường biển và đất liền, nên có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ vùng ven biển trước các cơn bão, lũ, chống xâm thực. Thế nhưng nhiều nơi vẫn xem nhẹ vai trò của rừng phòng hộ mà ưu tiên các dự án phát triển kinh tế. Hậu quả là người dân vùng biển đang phải đối mặt với thực trạng, đất đai bị nhiễm mặn, sạt lở đê kè và các công trình hạ tầng dân sinh, thậm chí là những trận càn quét của các cơn bão.
Liên quan đến việc phá rừng phòng hộ gây hệ lụy nghiên trọng, thì bãi tắm Cửa Đại – Hội An – Đà Nẵng là một điển hình. Nơi đây từng được bình chọn là một trong 25 bãi biển hàng đầu Châu Á có rừng phi lao phòng hộ bao bọc bên ngoài, nước biển cách bờ kè này 70m2. Thế nhưng nay hàng chục dự án du lịch nghỉ dưỡng và khu đô thị mới mọc lên đã tàn phá bức tường xanh, giờ phải gánh chịu cái giá quá đắt từ các cơn bão và tình trạng xâm thực của nước biển. Hiện các công trình khách sạn kiên cố như Sunrise, Victoria… bị sóng biển ngoạm sát vào nền móng và có nguy cơ bị nuốt chửng bất cứ lúc nào.
Nhiều diện tích rừng phòng hộ ven biển Sầm Sơn đã bị dọn sạch. Ảnh: Dân Trí
Sầm Sơn – Thanh Hóa cũng không ngoại lệ, trước đây chính quyền thị xã Sầm Sơn làm kè đê chắn sóng ngăn tình trạng xâm thực của sóng biển vững chắc. Thế nhưng trong quá trình xây dựng sân golf và khách sạn FLC làm một hệ thống đê kè chạy sát ra bãi D, đồng thời hút rất nhiều cát từ biển, thì hiện tượng xâm thực xuất hiện trở lại và ngày càng mạnh hơn, khiến nhiều cây xanh bật gốc, móng công trình hư hỏng, bãi biển dần bị thu hẹp… Trời yên biển lặng thì không sao, nếu có mưa bão thì tình hình sẽ rất phức tạp vì đoạn xâm thực này chỉ cách đường Hồ Xuân Hương vài mét. “Nếu tình trạng này không được khắc phục thì bãi D sẽ biến mất trong nay mai. Hiện nay, khu vực này nước rất sâu, bãi cát đang mất dần” – một người dân băn khoăn.
Nước biển ngày một lấn sâu vào chân công trình
Và rồi hậu quả của việc tàn phá rừng phòng hộ cũng đã đến, khi cơn bão số 10 đi qua hồi giữa tháng 09, đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng vì không còn rừng để chắn sóng. Cả đoạn đường Hồ Xuân Hương ở TP. Sầm Sơn do FLC xây dựng vào khu nghỉ dưỡng bị sóng đánh tan hoang. Theo người dân địa phương cho biết, rất lâu rồi, hiếm khi thấy gió, sóng dữ tấn công vào Sầm Sơn trực diện như lần này, vì trước kia còn dải rừng phi lao phòng hộ bây giờ thì FLC đã thay thế bằng hàng cây dừa trụi lá. Đến đầu tháng 10 mưa lớn kéo dài và việc xả lũ hồ Yên Mỹ khiến nước dâng cao, gần 2.000 người dân bị cô lập, thiệt hại lên đến 2.700 tỷ đồng.
Tại biển Sầm Sơn, sóng cao gần 3m, uy hiếp bờ kè tuyến đường Hồ Xuân Hương. Ảnh: Băng Thanh
Một số tuyến đường ven biển tại TP Sầm Sơn, nước ngập đường giao thông kèm sóng lớn. Ảnh: Băng Thanh
Nhiều tuyến đường trong Khu đô thị Đông Bắc ga, thành phố Thanh Hóa ngập sâu trong nước gây khó khăn cho các phương tiện giao thông
Nằm giữa trung tâm du lịch tỉnh Thanh Hóa, hơn 40 hộ dân sinh sống tại TP Sầm Sơn vẫn phải sống trong tình trạng ngập lụt, tài sản bị thiệt hại nặng nề
Sự cố trên là do thiên tai gây ra, thế nhưng đó là những gì mà mẹ thiên nhiên đã nổi giận khi chúng ta tàn phá rừng một cách không thương tiếc. Để xảy ra tình trạng trên FLC cũng góp không ít công lao. Những thiệt hại về nhà cửa, cuộc sống của người dân đang bình yên bỗng xáo trộn, bao nhiêu tài sản tích góp bị cuốn trôi theo dòng nước, như vậy FLC có chịu trách nhiệm trước những vấn đề này? Ai sẽ bù đắp thiệt hại do FLC gây ra? Liệu những người đã ký và phê duyệt cho FLC triển khai dự án có gánh nổi hay không?
(Nhà quản lý/Nhà đầu tư)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.