20/11 THỰC CHẤT LÀ NGÀY QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
Xuân NguyênMon 7:51 PM
Lời dẫn của GS Mac Văn Trang:
20/11 THỰC CHẤT LÀ NGÀY QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
20/11 THỰC CHẤT LÀ NGÀY QUỐC TẾ HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO
Năm 1959 mình vào nghề, cho đến những năm 1980 vẫn kỷ niệm Ngày Hiến chương các Nhà giáo, trên Lễ đài vẫn treo Biểu trưng FISE với ngọn lửa đỏ, chữ FISE trên nền xanh và dưới là vở trắng... Thế rồi...Tung hô ngày 20-11, nhưng Hiến chương Các Nhà giáo đã bị Việt Nam 'xé bỏ'
Trúc Giang
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Tuy nhiên suốt 35 năm qua, các nhà lãnh đạo ngành giáo dục Việt Nam đã quên mất vì sao họ lại chọn ngày 20-11 để làm “Ngày Nhà giáo Việt Nam”.
Hiến chương Các Nhà giáo viết gì?
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung xây dựng nền giáo dục không phụ thuộc vào thể chế chính trị, hay tôn giáo, sắc tộc nào cả; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Lưu ý rằng bản hiến chương này được ký tại Liên Xô năm 1954 nên thời ấy, chính phủ miền Bắc xã hội chủ nghĩa không thể không ký dù biết nhiều thứ không thể làm được. Có phải vì thế mà mấy chục năm nay nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam cứ im ỉm không công bố nội dung hiến chương này?
Bản Hiến chương đó có nội dung như sau (tạm dịch từ bản Anh ngữ)
Công đoàn giáo dục của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều “vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam”.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Trong suốt 35 năm qua, định hướng tuyên truyền mà báo chí Việt Nam phải đăng tải vào dịp 20-11, xoay quanh nội dung: “Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo...”.
Và với thực tế như vậy, nếu đối chiếu 15 chương của bản Hiến chương Các Nhà giáo mà chính quyền miền Bắc Việt Nam đã ký kết tại thủ đô của Liên Xô vào năm 1954, coi như những người cộng sản Việt Nam đã sổ toẹt các cam kết này.
Cứ theo Hiến chương này thì Việt Nam đang sai be bét từ đầu tới cuối, từ trường chuyên lớp chọn, đến sách giáo khoa, từ kỷ cương học đường đến lương bổng. Có những điều chắc phải đợi 100 năm nữa sau khi có chủ nghĩa xã hội phát triển (như ngài tổng bí thư hy vọng) may ra mới làm được, ví dụ như giáo viên được đãi ngộ thỏa đáng để không bao giờ phải lo về cơm áo gạo tiền.
Ngay cả “quyền tự do tư tưởng của các nhà giáo” mà Hiến chương đặt ra và được Hà Nội gật đầu ký, nay càng thêm mỉa mai khi một lần nữa ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiên quyết rằng “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” [Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 3-10-2017], cấm giáo viên dạy ngoài sách giáo khoa, và giáo viên cũng không được quyền tự do mở lớp phụ đạo cho học trò [Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT].
Lời mở đầuKý nhưng sổ toẹt không làm
Các nhà giáo thực hiện một chức trách quan trọng trong xã hội, vì giáo dục trẻ em là một vấn đề cốt tử, không chỉ cần cho sự phát triển cá nhân, mà còn cho sự tiến bộ của toàn xã hội. Nghề dạy học đặt cho người thầy những trách nhiệm, và những trách nhiệm này đòi hỏi những quyền tương ứng. Các nhà giáo cần có quyền thực hiện một cách tự do toàn bộ những quyền dân sự và nghề nghiệp.
Thừa nhận việc phát triển tính cách cá nhân của trẻ như mục tiêu của giáo dục, nhà giáo phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng của học sinh và khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập.
Điều 1. Nhiệm vụ thiết yếu của nhà giáo là phải tôn trọng tính cá thể của trẻ, khám phá và phát triển khả năng, chăm lo quá trình giáo dục và đào tạo, luôn hướng tới việc hình thành ý thức đạo đức của con người và công dân tương lai, giáo dục trẻ trong tinh thần dân chủ, hòa bình và hữu nghị giữa con người với nhau.
Điều 2. Quyền của nhà giáo không phụ thuộc vào giới tính, chủng tộc, màu da, không phụ thuộc vào niềm tin và định kiến cá nhân, miễn là họ không áp đặt niềm tin và định kiến của mình cho trẻ.
Nhà giáo không bị phạt nếu việc giáo dục học sinh tuân thủ các quy định ở Điều 1.
Điều 3. Nhà giáo có quyền có các thỏa thuận về các biện pháp bảo vệ họ chống lại quyết định tùy tiện ảnh hưởng đến nhiệm kỳ công việc và nghề nghiệp của họ. Cụ thể, các biện pháp bảo vệ cần được thực thi để chống lại các quyết định tùy tiện về tuyển dụng, tập sự, bổ nhiệm, đề bạt, hay các biện pháp kỷ luật bãi nhiệm.
Điều 4. Liên quan đến chương trình học và thực hành giáo dục, sự tự do sư phạm và tự do chuyên môn của nhà giáo phải được tôn trọng, các sáng kiến cần được khuyến khích, đặc biệt trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa, cũng như trong việc nghiên cứu các vấn đề sư phạm và chuyên môn, thông qua đại diện nhà giáo.
Điều 5. Nhà giáo phải có quyền tự do tham gia tổ chức nghề nghiệp và các tổ chức ấy phải có quyền đại diện cho nhà giáo trong mọi hoàn cảnh.
Điều 6. Tất cả các nhà giáo phải có quyền được đào tạo về mặt học thuật và chuyên môn theo các tiêu chuẩn cao nhất có thể, bao gồm cả những yêu cầu về giáo dục để có thể theo học ở bậc đại học.
Hoàn cảnh xã hội và tài chính không được trở thành một rào cản để ngăn cấm một sinh viên theo học để trở thành nhà giáo.
Điều 7. Nhà giáo cần được tạo cơ hội để tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn. Họ có quyền tham gia các khóa học bổ trợ với sự hỗ trợ tài chính ở mức cần thiết, kể cả việc tạo điều kiện đặc biệt để họ có thể tham quan, trao đổi ở nước ngoài, nhằm giúp họ có kiến thức thực tế về cuộc sống của chính họ ở trong nước cũng như ở nước ngoài.
Điều 8. Nhà giáo được hưởng tiền lương phù hợp với tầm quan trọng của chức năng xã hội và giáo dục mà họ đảm nhận, để có thể cống hiến hoàn toàn cho nghề nghiệp mà không phải lo lắng về tài chính.
Đối với những nhà giáo có trình độ và thâm niên công tác ngang nhau, cần áp dụng nguyên tắc trả lương công bằng, công việc như nhau thì lương cũng như nhau, không phân biệt.
Điều 9. Nhà giáo được nghỉ có lương trong toàn bộ thời gian nghỉ của trường học, được nghỉ ốm có lương và hưởng chế độ trợ cấp đầy đủ, kể cả trợ cấp cho góa phụ, trẻ em và người phụ thuộc.
Điều 10. Nhà giáo có quyền được làm việc trong điều kiện thích hợp, với các trang thiết bị cần thiết và quy mô các lớp học đủ nhỏ để giảng dạy hiệu quả.
Điều 11. Trang thiết bị trường học không nên phụ thuộc vào địa vị xã hội của học sinh cũng như thể loại trường mà chỉ phụ thuộc vào mục đích hay nhu cầu giáo dục. Các trường cần được cung cấp nơi ăn ở phù hợp để tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên đủ trình độ, có thể đảm đương các dịch vụ chuyên biệt được giao như chăm sóc y tế và nha khoa, cung cấp bữa ăn tại trường và giáo dục thể chất.
Trường học cũng cần có các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo và thư viện.
Điều 12. Nhà trường cần đóng góp vào sự phát triển nhân cách. Một nguyên tắc nhân đạo, phù hợp với lòng tự trọng của cả học sinh và nhà giáo, là phải loại trừ áp bức và bạo lực.
Điều 13. Trẻ em lệch lạc về hành vi cần được giảng dạy trong các lớp học đặc biệt nhằm điều chỉnh càng sớm càng tốt để các em có thể vào lớp học bình thường và có cuộc sống bình thường.
Trẻ khuyết tật về thể chất không thể tham gia vào hoạt động học đường bình thường cần được giáo dục trong các trường đặc biệt, bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm và tình trạng khuyết tật của các em.
Điều 14. Cần hỗ trợ các nghiên cứu giáo dục tại các cơ sở giáo dục, nơi mà các thực nghiệm về phương pháp có thể được tiến hành trong điều kiện thích hợp, nhằm có thể đẩy mạnh tiến bộ của lý thuyết và thực hành về giáo dục. Cần có dịch vụ thông tin để công bố các kết quả nghiên cứu.
Điều 15. Thông qua đại diện do mình bầu, nhà giáo cần có cơ hội để xây dựng các chính sách nhằm cải thiện hoạt động quản lý các trường học và thực thi nghề nghiệp của mình.
Công đoàn giáo dục của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này còn được tổ chức tại nhiều “vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam”.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.
Trong suốt 35 năm qua, định hướng tuyên truyền mà báo chí Việt Nam phải đăng tải vào dịp 20-11, xoay quanh nội dung: “Ngày 20-11 ở nước ta trước tiên là ngày giáo viên, cán bộ ngành giáo dục biểu thị sự nhất trí hoàn toàn với đường lối cách mạng cách mạng của Đảng, với các chủ trương lớn của Nhà nước. Đó cũng là ngày động viên cổ vũ các thầy cô giáo thực hiện tốt đường lối và chủ trương giáo dục của Đảng và Nhà nước, là ngày biểu dương khen thưởng thành tích của các thầy giáo, cô giáo...”.
Và với thực tế như vậy, nếu đối chiếu 15 chương của bản Hiến chương Các Nhà giáo mà chính quyền miền Bắc Việt Nam đã ký kết tại thủ đô của Liên Xô vào năm 1954, coi như những người cộng sản Việt Nam đã sổ toẹt các cam kết này.
Cứ theo Hiến chương này thì Việt Nam đang sai be bét từ đầu tới cuối, từ trường chuyên lớp chọn, đến sách giáo khoa, từ kỷ cương học đường đến lương bổng. Có những điều chắc phải đợi 100 năm nữa sau khi có chủ nghĩa xã hội phát triển (như ngài tổng bí thư hy vọng) may ra mới làm được, ví dụ như giáo viên được đãi ngộ thỏa đáng để không bao giờ phải lo về cơm áo gạo tiền.
Ngay cả “quyền tự do tư tưởng của các nhà giáo” mà Hiến chương đặt ra và được Hà Nội gật đầu ký, nay càng thêm mỉa mai khi một lần nữa ông bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiên quyết rằng “tuyệt đối không dạy những nội dung ngoài sách giáo khoa” [Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 3-10-2017], cấm giáo viên dạy ngoài sách giáo khoa, và giáo viên cũng không được quyền tự do mở lớp phụ đạo cho học trò [Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT].
Nguồn: VNTB- 20/11/2017.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.