Ba ý kiến gần đây của Huy Đức về báo chí “cách mạng”
bauxitevnWed 7:05 AM
1. Bộ Thông tin hay Bộ Công an
(Nhân đọc bài viết phản cảm
Quan sát những chính sách của Bộ 4T dưới thời Trương Minh Tuấn, tôi không hiểu ông Tuấn đang làm Bộ trưởng Bộ Thông tin hay là Bộ trưởng Bộ Công an [Những kẻ leo lên ghế đó bằng gót chân Achilles thì trong lòng thường sợ hãi và hay gồng mình chứng tỏ]. Càng nghĩ, càng thấy đề xuất của Bộ trưởng đầu tiên của Bộ 4T, ông Đỗ Trung Tá, cách đây gần 20 năm là rất sáng suốt: Cần tách phần truyền thông ra và lập "bộ công nghệ thông tin". Ông Tá là Bộ trưởng cuối cùng hiểu biết như một chuyên gia về viễn thông và công nghệ thông tin. Cấu trúc của Bộ 4T đang mở đường cho các cán bộ tuyên huấn nửa mùa về làm Bộ trưởng trong khi ngành tác động đến tương lai của đất nước là công nghệ thông tin thì bọn họ chỉ là những anh mù [Nhắc các nhà báo không like phòng khả năng mất thẻ].
Nguồn: FB Truong Huy San
2. Báo chí phản ứng trước chính sách xấu
(Nhân đọc bài Buộc chụp ảnh khi đăng ký thuê bao di động, liệu có đúng luật?) (2)
43% người đọc tìm kiếm thông tin được dẫn qua mạng xã hội đã làm "sex, sến hóa" báo chí. Khác với thời làm báo của chúng tôi, báo chí giờ đây rất thờ ơ với chức năng phản biện chính sách. Đó là là nguyên nhân để cho 7.000 điều kiện kinh doanh xuất hiện trong giai đoạn 2008 -2015. Cám ơn Điệp Hoàng và Tuổi trẻ, hy vọng sau bài viết này, Tuổi trẻ sẽ quay lại với sứ mệnh truyền thống phản ứng nhanh, mạnh, bài bản với cái xấu trong đó bao gồm cả chính sách xấu.
Nguồn: FB Truong Huy San
3. Đề xuất một kiến giải (3)
Để tránh lá cải hóa "nền báo chí cách mạng", "cách mạng" nên cho phép báo lá cải danh chính ngôn thuận vận hành. Để tư nhân không còn phải núp bóng các cơ quan mũ cao áo dài. Để cái mông, vòng eo của Ngọc Trinh; cái lưỡi của Lý Nhã Kỳ... vẫn có thể đong đưa trước đám đông mà "cách mạng" không còn mang tiếng.
Các cơ quan đã nắm quyền lực nhà nước, nhất là các cơ quan siêu quyền lực như Công an, Tòa án, VKS, Thanh tra... thì không được nắm cơ quan ngôn luận. Thật là nguy hiểm khi một người vừa bị bắt, đã bị báo ngành mô tả như tội phạm; một người đã bị án phạt tù lại còn phải chịu án ngôn từ của một cơ quan thuộc tòa. Các cơ quan này nên bán các tờ báo đang ăn khách của họ và chuyển những nhà báo biên chế sang làm những tờ nội san, thuần túy thông tin và trao đổi nghiệp vụ.
Quốc hội cần ra một nghị quyết chỉ cấp ngân sách cho một số cơ quan báo chí nhất định nhằm đảm bảo quyền được thông tin của người dân và, trước khi cho phép tư nhân, cho phép các hiệp hội ra báo để đảm bảo quyền tự do ngôn luận của người dân.
Hãy coi báo chí như một doanh nghiệp và hãy để báo chí vận hành như một doanh nghiệp. Một khi phía sau báo chí không phải là một cơ quan nhà nước, nếu nhà báo đưa tin để vu khống, bôi nhọ, tống tiền... sẽ dễ dàng bị doanh nghiệp, người dân kiện ra tòa hoặc bị tố giác trước các cơ quan thực thi pháp luật.
Thay vì tô vẽ vai trò của nhà báo hoặc trao cho họ các sứ mệnh lớn lao hãy coi báo chí là một nghề có vớ vẩn có cao quý như nhiều nghề khác. Hãy để các nhà báo thực hiện quyền hành nghề và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật (kể cả việc tự đối diện với các vụ kiện). Chỉ có tòa án mới có thể tước quyền hành nghề của các nhà báo; quyền ấy không đơn giản chỉ là cái thẻ để cho Bộ TT & TT hăm dọa nay cấp mai rút. Thay vì ca tụng hãy để cho các nhà báo được quyền nói ra sự thật.
Nguồn: FB Truong Huy San
(1) (2) (3) Đều do BVNthêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.