Ba gia đình người Việt vượt biên được LHQ cấp qui chế tị nạn
Theo tin tức mới nhất mà Đài Á Châu Tự Do RFA có được, ba gia đình người Việt Nam vượt biên bằng thuyền, bị dạt vô Indonesia đã được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR cấp qui chế tị nạn.
Nói với Ban Việt Ngữ RFA, bà Trần Thị Loan - một đại diện cho nhóm người này, vui mừng cho biết họ vừa nhận được giấy tờ cấp qui chế tị nạn từ đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc vào chiều nay thứ Ba 23/05/2017.
Bà Loan nói thêm: "Cao Ủy Tị Nạn cho biết là họ sẽ sớm làm việc với cơ quan di trú quốc tế IOM và Bộ di trú Indonesia để đưa chúng tôi ra khỏi nơi đây."
Như vậy là sau hơn 3 tháng kể từ ngày rời Việt Nam lần thứ 2 bằng thuyền, nhóm người Việt vượt biên này đã có thể yên tâm để chờ được đi định cư tại một nước thứ ba, mà không lo sợ bị gửi trả về Việt Nam như lần trước.
Vượt biển liều chết
Nhắc lại, đây là ba gia đình ở Bình Thuận gồm tổng cộng 18 người, từng vượt biên đến Úc nhưng sau đó bị giao trả về Việt Nam.
Cao Ủy Tị Nạn cho biết là họ sẽ sớm làm việc với cơ quan di trú quốc tế IOM và Bộ di trú Indonesia để đưa chúng tôi ra khỏi nơi đây.
Bà Trần Thị Loan
Đến mồng 2 Tết âm lịch Đinh Dậu 2017 họ lại rời Việt Nam tìm đường vượt biên sang Úc thêm một lần nữa.
Tuy nhiên đến ngày 9/2/2017 tàu của họ bị va phải đá ngầm và trôi dạt vào bờ biển Indonesia. Họ được đưa về một trung tâm giam giữ ở Jakarta để chờ cứu xét qui chế tị nạn.
Trong thời gian bị tạm giữ ở Indonesia, nhóm người này thường xuyên lo sợ bị trả về Việt Nam một lần nữa, vì trước kia khi được Úc giao trả cho Việt Nam, họ được hứa là sẽ không bị trả thù, nhưng khi về đến Việt Nam lại bị đưa ra tòa xét xử, tuyên án tù.
Theo lời kể của ký giả Shira Sebban với báo chí Úc, bà Bà Trần Thị Lụa nói rằng họ phải quyết định liều mình ra đi vì nỗi ám ảnh ở tù mà bà đã thụ án 2 tháng 18 ngày trước khi được tạm ngưng tại ngoại để nuôi con.
Trong thời gian nhóm người này tạm cư ở Jakarta, cùng với ký giả Shira Sebban, cô Grace Bùi – một thiện nguyện viên người Mỹ gốc Việt, đã tận tình trợ giúp cho 3 gia đình này trong việc thông dịch cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.