Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 154 và 155 của cuộc chiến Nga -Ukraine (27 & 28/7/2022)

 


Nhận xét về thông tin hóng được sau ngày thứ 154 và 155 của cuộc chiến Nga -Ukraine (27 & 28/7/2022)

Phúc Lai GB

1. Mấy hôm nay chuyện được quan tâm nhiều nhất, chính là chuyện cái cầu Antonovsky ở Kherson bị bắn hỏng.

• “Cây cầu Antonovsky ở Kherson đã bị hư hại do bị pháo kích vào ban đêm và hiện đã bị đóng cửa hoàn toàn cho giao thông,” – TASS viết theo thông báo của Kirill Stremousov, Phó trưởng ban quân dân chính Kherson. Tay “U gian” này cũng lưu ý rằng cây cầu không bị phá hủy hoàn toàn, trái ngược với các tin tức công khai của phía Ukraine. “Có đánh vào cầu, cầu không bị phá hủy. Nhiều lỗ hổng đã được thêm vào,” (“các bức ảnh.”) Stremousov nói.

Đường cao tốc chính nối thành phố Kherson với tả ngạn sông Dnipro chạy qua cây cầu Antonovsky. Hôm qua trên mạng xã hội còn có thông tin rằng lính Nga ở thành phố Kherson đứng khóc hu hu khi nhìn thấy cây cầu bị bắn hỏng và cấm đường để sửa chữa. Trên mạng xã hội Việt Nam thì một số nhân vật pro-Putox [Putin – BVN] trưng lên bức ảnh của báo chí Nga (tui gửi kèm theo đây) để cho rằng cầu bị phá đúng hai lỗ và xe cộ vẫn đi lại được.

Nhưng khi hỏi một bác kỹ sư xây dựng thì bác ấy bảo về kết cấu nếu thủng hai lỗ bé tí thế kia, thì vẫn có thể đi được kể cả xe quân sự, ví dụ công binh có thể rải tấm ghi sắt lên để đi. Còn nếu cầu bị bắn te tua một nhịp như trên ảnh của mạng xã hội Ukraine thì anh ấy bảo như vậy bê tông của nhịp cầu đã nát ra rồi sợ xe nặng đi sập mất.

Cầu đường sắt cùng tên cũng đã bị bắn hỏng và Nga đã phải bắc một cái cầu phao đặng chữa cháy, với công suất thấp hơn rất nhiều và hoàn toàn có thể bị bắn hỏng chỉ bằng một quả M777.

Tên khủng bố Igor Girkin “Strelkov” thì giễu cợt một cách cay đắng: chính thức thì toi cả hai cái cầu không dùng được và đã phải bắc cầu phao để tiếp tế một cách thoi thóp. Không rõ Stremousov định xoay xở những gì với mấy cái thông tin đó. Nhìn chung là tình thế rất chán nản cho quân Nga ở rẻo đất hữu ngạn Dnipro này.

• Sáng hôm nay, quân Nga đã cướp một chiếc tàu chở khách của người Ukraine ở khu vực thành phố Kherson để dùng vào mục đích chuyên chở hàng hóa qua sông Dnipro.

He he, còn phải dùng cả đò máy để vận đồ qua sông rồi nhé. Quân đội thứ hai thế giới đấy!

• Hôm qua, quân Ukraine ở mặt trận nam đã băng qua sông Ingulets, chiếm được làng Andriivka (hướng Berislav, giữa Snigirevka và Davydov – Brod). 

Đến hôm nay thì tin của Mátxcơva như thế này:

• Theo thông tin mới nhận được lúc 11h sáng giờ Mátxcơva, các đơn vị của ta đang phản công các đầu cầu bị địch chiếm ở bờ nam sông Ingulets. Hiện tại, kẻ thù đã bị đánh đuổi khỏi làng Belogorka (Biloghirka), và cuộc chiến giành Andreevka (Andriivka theo tiếng Ukraine) vẫn tiếp tục. Kẻ thù đã bắc một cây cầu phao vượt sông Ingulets đối diện Andreevka, đã di chuyển nhiều thiết bị khí tài tới các vị trí trong khu vực. Việc thanh toán các đầu cầu (bàn đạp) có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến kế hoạch của kẻ thù xây dựng một cuộc tấn công toàn diện ở mặt trận Kherson, để không cho chúng cơ hội tấn công từ đó theo hướng Berislav – Novaya Kakhovka.

Bình loạn của Phúc Lai: Ngồi ở Hà Nội thì chúng ta không thể xác minh được những tin nào là đúng, tin nào là sai, bản thân việc giành đi giật lại các vị trí cũng là bình thường trong chiến tranh. Trong các tin trên đều từ phía Nga đưa ra, nên chắc chắn việc hôm qua quân Ukraine chiếm được Andriivka là đúng, còn chuyện hôm nay Nga đang cố gắng chiếm lại cũng hoàn toàn có thể.

Trong bản tin của BTTM các lực lượng vũ trang Ukraine thì viết Nga pháo kích bằng pháo binh, pháo phản lực và pháo xe tăng vào rất nhiều điểm: 23 điểm mà Andriivka chỉ là một, ngoài ra còn cử máy bay đi oanh tạc 3 điểm dân cư nữa. Còn bản tin mới nhất cách đây ít phút của chính quyền Kherson (thuộc Ukraine) thì thông báo:

• “5 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công bằng pháo phản lực vào các làng Biloghirka và Andriivka.”

Tui thì đoán là quân Nga vẫn đang cố gắng bắn phá bến vượt của Ukraine tại khu vực làng Andriivka bằng pháo phản lực, làng vẫn bị quân Ukraine chiếm, coi như bàn đạp (đầu cầu) đã được thiết lập. Căn cứ vào nội dung của các thông báo của cả hai bên như trên đây, tui cho rằng phía Nga nỗ lực… bắn phá là chính, chứ không tổ chức tấn công được để thanh toán bàn đạp này. Còn theo ý kiến của Igor Girkin thì hắn đã nói từ cách đây mấy hôm rằng làng Andriivka này ở vị trí nguy hiểm quá. 

Hắn lo ngại là có cơ sở, nếu quân Ukraine tấn công theo hướng hắn cảnh báo là Berislav – Novaya Kakhovka thì quân Nga ở đây sẽ bị chia cắt (xin xem bản đồ). Sáng hôm kia, 27/7 đợt tấn công của quân Nga vào làng Andriivka đã tạm dừng lại không có kết quả, dù họ đã cố gắng bắn chuẩn bị rất lâu suốt vài giờ đồng hồ.

Trong một diễn biến khác:

• Tại ba ngôi làng của huyện Beryslav, quân nhân có vũ trang Liên bang Nga đã cướp của dân (đương nhiên là trái phép) các xe ô tô dân dụng “VaZ-2106” và “Volkswagen Bora”, ngoài ra một xe tải “GaZ-3307” và một xe tải “GAZ-53.”

Ngoài việc phía Ukraine xác minh những quân nhân Nga tham gia vụ cướp để xử lý hình sự, họ còn xác định việc cướp này có thể nhằm các mục đích: (1) Bổ sung xe cộ cho vận tải hoặc (2) sử dụng để bỏ trốn.

Cho đến chiều ngày 29/7 theo giờ Hà Nội, quân Nga vẫn chưa thủ tiêu được bàn đạp của quân Ukraine ở làng Andriivka. 

2. Quay lại với mặt trận Donbas.

Theo những nguồn tin khác ngoài thông tin của Ukraine thì quân Nga vẫn cố gắng tấn công và tiếp tục với chiến thuật cũ thời chiếm cụm các thành phố Serevodonetsk và Lysychansk: bắn pháo mãnh liệt và xung phong bằng bộ binh.

Bình loạn của Phúc Lai: Cũng hóng được trên mạng thì bọn Mil-blogger Nga tỏ ra bi quan vì hỏa lực của Nga ngày càng giảm, trong khi hệ thống chiến hào phòng ngự của Ukraine thì quá chắc chắn, nên việc tiến lên của quân Nga và li khai, hoàn toàn không có kết quả. 

Không những thế, quân Ukraine vẫn kiên trì với kế hoạch tàn phá các kho hậu cần của Nga trong hậu phương, như đêm qua một kho ở Ilovaisk (ngoại ô thành phố Donetsk) và một kho to lắm ở trong thành phố bị tấn công, cháy nổ dữ dội.

3. Chuyện cái nòng pháo bị xộc lệch.

Những người Nga quan tâm đến chiến sự cũng đã tỏ ra bất lực trước tình hình hậu cần của quân đội bị “tẩn” quá nhiều và nhanh chóng sẽ tiến đến con số KHÔNG trong thời gian không xa. Như hôm trước tui đã báo cáo các đồng chí, một đồng chí Nga đã phản ánh là “trước chiến tranh còn không đưa sản xuất công nghiệp vào chạy cho ra hồn…”, điều đó có nghĩa chúng ta có thể viết thêm: “Thì bây giờ chẳng có lý gì để nền sản xuất có thể đi vào hoạt động được cả.”

Thực tế, trong suốt 4 tuần vừa qua tính từ ngày 4/7, một số nguồn từ mạng xã hội Nga nói: không có một quả đạn pháo nào được chuyển đến chiến trường, cụ thể là Donbas.

Vậy chuyện cái nòng pháo của Nga hôm trước có ảnh của nó lan truyền trên mạng xã hội, một bên bìa là 8mm, một bên 11mm (lệch 1,5mm) là có thể có hay không? Hoàn toàn có thể có – chúng ta cùng hình dung là tiện khương tuyến như thế đến Việt Nam ta còn làm được trong các nhà máy quốc phòng. Hiện nay nếu sản xuất ra nó, người ta đã dùng máy tự động và quá trình sản xuất được máy tính hiệu chỉnh liên tục để đảm bảo tính chính xác. Các kích thước đặc biệt là bước khương tuyến được lập trình, người vận hành sẽ nạp thông số vào máy trước khi cho chạy.

Trước đây khi chưa có máy tiện công nghệ cao như hiện nay, việc này đòi hỏi phải có các công nhân lành nghề, những người bằng kinh nghiệm của mình có thể phát hiện sai số “bằng mắt” nhưng việc hiệu chỉnh chỉ được thực hiện sau khi cho ra một sản phẩm, nếu thấy sai số có nghĩa là sản phẩm đó lỗi, và phải bị loại, không thể lắp lên pháo được. 

Trong trường hợp máy móc lâu ngày không dùng, hoặc quá cũ thì phế phẩm cho ra cứ gọi là cực kỳ nhiều luôn và phải hiệu chỉnh liên tục, bản thân hệ thống đo lường của máy cũ kỹ thì sai số nhiều, lại càng cho ra nhiều phế phẩm… cứ thế, cứ thế… và hầu như không có khả năng tăng được công suất của dây chuyền. 

Suốt mấy chục năm, Nga là nước sản xuất ra cực nhiều những thứ như vậy bằng công nghệ cũ, tức và việc tự động hóa thời chưa vi tính hóa và dùng nhiều kết cấu cơ khí. Khi Liên Xô sụp đổ, Nga kế thừa một kho vũ khí khổng lồ “dùng không biết đến bao giờ cho hết” nên thực tế rất nhiều nhà máy chết yểu vì không còn nhu cầu sản xuất.

Vì thế cái nòng pháo kia có thể là một phế phẩm từ đời nào, bây giờ thiếu mang ra mà dùng, vậy thôi.

Ảnh kèm theo bài: hai người lính Nga đang khiêng xác đồng đội lên xe tải. Ảnh tiếp theo: một ngôi làng nào đó ở Nga hoặc Donbas, chất đống những chiếc quan tài đóng bằng gỗ tạp, thậm chí chỉ là gỗ palét. 

Bình loạn của Phúc Lai: Đến quan tài tử tế cho tử sĩ mà còn chẳng đóng được nữa là đòi sản xuất nòng pháo.

4. TẠI SAO NGA ĐÃ THUA VÀ CHẮC CHẮN LÀ SẼ THUA – PHẦN SAU: SỰ PHÁ SẢN CỦA MỘT HỌC THUYẾT.

“Học thuyết Gerasimov và vai trò của ông ta với cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.”

Năm 2013, ngay trước thời điểm Nga chiếm Crimea của Ukraine, Học thuyết Gerasimov ra đời, mà tác giả của nó không phải ai khác là Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân đội Liên bang Nga. Theo học thuyết này, họ liệt kê ra các hành động thi hành chiến tranh mà tỉ lệ giữa hành động phi quân sự và quân sự là 4/1.

(Lưu ý, Vitaly Gerasimov, một vị tướng cùng tên của Nga đã bị giết ở Ukraine hồi đầu chiến tranh)

• Hành động quân sự

+ Các biện pháp quân sự răn đe chiến lược

+ Triển khai chiến lược.

+ Chiến tranh.

+ Hoạt động đưa quân gìn giữ hòa bình.

• Các hành động phi quân sự

+ Hình thành các liên minh và khối liên kết đồng minh.

+ Áp lực chính trị và ngoại giao.

+ Trừng phạt kinh tế

+ Phong tỏa kinh tế

+ Phá bỏ quan hệ ngoại giao.

+ Hình thành phe đối lập chính trị bên trong nội bộ đối phương.

+ (Hỗ trợ cho các) Hành động của các lực lượng đối lập.

+ (Ép) đất nước đối đầu với Nga phải chuyển đổi nền kinh tế của mình sang “đường ray quân sự.” 

+ Tìm cách giải quyết xung đột (đàm phán với những điều khoản có lợi cho Nga)

+ Thay đổi giới lãnh đạo chính trị của đất nước đối đầu với Nga.

+ Thực hiện một loạt các biện pháp để giảm căng thẳng trong quan hệ sau khi thay đổi lãnh đạo chính trị.

Ngoài ra, học thuyết còn có giả định “đối đầu thông tin”, mà không chỉ rõ các hoạt động này là quân sự hay phi quân sự.

Chẳng cần phải phân tích gì nhiều, đọc qua những điểm trên đây thấy tất cả những điều đó, Nga đã thi hành hết với Ukraine rồi. Có lẽ bắt đầu từ sự kiện Crimea 2014, suốt mấy năm đó là một quá trình thực hiện triệt để Học thuyết của Gerasimov và rõ ràng là với nguồn lực của mình “chỉ dành để phá hoại nước láng giềng” (nếu dành để phát triển đất nước thì sản xuất được khối xe tải và xưởng mộc chuyên đóng quan tài).

Về mặt lý thuyết, học thuyết này có vẻ… hay và có lẽ sẽ được truyền bá trên khắp thế giới, dù nó không mới. Chúng ta có thể ví dụ như đã có thời những “thương lái Trung Quốc” nào đó sang Việt Nam mua móng trâu bò với giá rất cao, gián tiếp phá hoại sản xuất của chúng ta chẳng hạn. Hoặc thời đầu những năm 1990, công an Hà Nội đã có chuyên án điều tra một vụ sản xuất tiền giả với quy mô… cả làng ở bên kia biên giới thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tập trung vào in tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quay lại với chiến tranh Nga – Ukraine: những ý tưởng thay đổi chế độ Kyiv của Gerasimov đã thất bại thảm hại trong cuộc tấn công của Nga vào Ukraine. “Đội quân thứ năm” của Nga bên trong Ukraine nhanh chóng bị tước vũ khí, cuộc tấn công bằng đường không của lực lượng đặc biệt Nga chủ yếu là lính dù vào sân bay Hostomel gần Kyiv thất bại. Từ đó cả thế giới thấy quân đội Nga “thứ hai thế giới” bị sa lầy trong khi nhân dân Ukraine trở nên đoàn kết và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc hơn. Ngoài ra, họ còn trở nên nguồn cảm hứng thu hút sự ủng hộ của gần hết thế giới, cả về tinh thần, vật chất và đặc biệt quan trọng là vũ khí công nghệ cao.

Tại sao Nga đã thua và chắc chắn là sẽ thua, phần 5: “Về lính dù Nga VDV ở Ukraine” – xem tại đây:

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/692343601853700

Sau thành công năm 2014, Nga tiếp tục giật dây cho xung đột ở Donbas. Những năm dài khó khăn này đã tái lập nên một chủ nghĩa dân tộc Ukraine mạnh mẽ, chứ không chỉ vì sự kiện Crimea bị chiếm đoạt. Có vẻ như từ đầu cuộc chiến, Putox [Putin – BVN] và Gerasimov không biết điều gì đang thực sự xảy ra ở Ukraine. 

Từ học thuyết này, quân đội Nga đã tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho Ukraine.

• Thứ nhất, hệ thống phòng thủ tích cực của Gerasimov nhấn mạnh vào hỏa lực để tiêu diệt cả lực lượng tấn công và cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia bị tấn công. Nó bao gồm hỏa lực từ vũ khí hạt nhân chiến thuật, máy bay ném bom khu vực, tên lửa, pháo và bom, cuối cùng là đạn chùm. Vì thu được ít kết quả trên chiến trường, việc Nga phải sử dụng hỏa lực như vậy tấn công vào các thành phố và cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng có vẻ như là cách duy nhất của Nga để có được một số hình thức chiến thắng về quân sự. 

Mô hình này đã có vẻ diễn ra ở Mariupol: 500.000 người bị cắt không có điện, không có nước và các cuộc pháo kích liên tục để phá hủy nơi ẩn náu. Điều này có thể mang lại chiến thắng cho Nga nhưng để lại một vùng đất hoang và đi ngược lại các quy luật xung đột vũ trang hiện đại là chiếm được đất nhưng cũng phải giữ nguyên được hạ tầng của khu vực để tiếp tục sử dụng.

• Thứ hai, trong việc tạo ra một “bề mặt của Mặt trăng” [hoang dã – BVN], quân đội của Gerasimov sẽ để lại một Ukraine hoang tàn phía sau. Nhiệm vụ tái thiết sẽ là vô cùng lớn và khó khăn, trong khi tài sản của Nga đã bị thu giữ trên khắp thế giới. Thay vì trả lại chúng cho Nga kiểm soát sau khi chiến tranh kết thúc, khả năng chúng được sử dụng để xây dựng lại sự tàn phá của cuộc chiến mà Nga bắt đầu là rất, rất cao.

• Thứ ba, học thuyết phòng thủ tích cực của Gerasimov nhấn mạnh việc tấn công các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Ukraine, bao gồm cả các nhà máy điện hạt nhân. Trong “chính sách vùng đất hoang” đang nổi lên của mình, Nga có thể cố gắng để đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân của Ukraine mà nước này đã chiếm giữ để ngăn chặn việc chúng được khởi động lại vì lo ngại về rò rỉ phóng xạ.

• Thứ tư và hơn nữa. Hiện nay, Học thuyết Gerasimov vẫn đang tiếp tục được áp dụng bằng chiến tranh thông tin (tung tin giả, ví dụ các tin về thảm họa nhân đạo, người tị nạn Ukraine sẽ làm hại Châu Âu…) và gần đây nhất là đe dọa thế giới bằng nạn đói. Với châu Âu, Nga còn có con bài dầu mỏ và khí đốt bấy lâu nay vẫn dùng. 

Tất cả đều rất, rất hay, nhưng khi bước vào cuộc chiến tranh Nga – Ukraine ngày 24/2, người ta thấy nhiều điều không phải như thế. 

• Thứ nhất, quân Nga đúng như trên đã nói, phải tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược, tức là đi tấn công. Trong khi đó, Gerasimov đã thiết kế một quân đội Nga hiện đại dưới sự lãnh đạo của Putox dựa trên khái niệm phòng thủ chủ động. Theo lý thuyết này, họ (chóp bu quân sự Nga) giả định rằng sẽ phải tiến hành một cuộc rút lui chiến thuật, từ đó sẽ dụ kẻ thù vào sâu trong nước Nga và bị tiêu diệt, như đã được thực hiện chống lại quân đội của Napoléon và Hitler. 

Khi Quân đội Nga tiến sâu vào đất Ukraine ở “phase 1” mà không có hệ thống hậu cần để cung cấp nhiên liệu, đạn dược và lương thực cho các lực lượng cơ giới hóa cao độ của họ cần. 

• Thứ hai. Thực sự liều mạng, Nga sử dụng một lực lượng xâm lược quá nhỏ với chỉ khoảng 200.000 quân tinh nhuệ mong khuất phục một đất nước 44 triệu người. Nói chính xác Gerasimov đã xua quân đội Nga tham gia một chiến dịch tấn công quy mô lớn vào một quốc gia láng giềng được bảo vệ bởi những người lính có động cơ chiến đấu mạnh mẽ.

Quân đội Nga ngày nay không được thiết kế để thi hành một cuộc chiến tranh xâm lược – quân đội quá nhỏ, không được trang bị phù hợp, huấn luyện kém và thiếu ý chí chiến đấu. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tinh thần quân đội Nga đang là một vấn đề ngày càng gia tăng về độ… nghiêm trọng. 

• Thứ ba. Vốn xây dựng học thuyết dựa trên hệ thống hỏa lực “thần chiến tranh” của Stalin, ở giai đoạn đầu của cuộc chiến người ta không thấy Nga thi hành những chiến dịch bắn phá lớn vào khoảng 15 thành phố của Ukraine. Điều đó thể hiện một mâu thuẫn lớn của quân sự nước này: muốn thi hành một cuộc chiến hiện đại kiểu mới, trong đó sự phá hủy hạ tầng (và cả làm thiệt mạng dân chúng) là tối thiểu. Nhưng ngay trong giai đoạn “phase 1” của chiến tranh, họ nhanh chóng nhận ra là đã thất bại trước cách đánh thông minh và quả cảm của người Ukraine, cũng như thái độ không thể khuất phục được của người dân Ukraine. Thất vọng, họ dần dần tiến hành các tội ác chiến tranh (Bucha) và tăng dần tần suất và mức độ dày đặc, cũng như độ tàn bạo của các trận oanh tạc.

Mâu thuẫn này còn thể hiện một điểm yếu nghiêm trọng của Nga mà không thể khắc phục được trong tương lai gần: không quân quá kém cỏi. Người Việt Nam yêu Putox thường say mê với những bài báo trên Soha, hoặc những video của DLV (chắc là mấy ông sĩ quan chíp hôi hoặc sinh viên các trường quân sự) khen nức nở máy bay Nga nhưng họ có bao giờ nhắc đến độ bền của động cơ, hoặc radar của nó, hệ càng cất cánh hạ cánh của nó… phụ thuộc vào nhà sản xuất nước ngoài đâu? Và họ cũng có bao giờ nhắc đến, rằng sức mạnh của không quân không chỉ nằm ở phi công và máy bay, mà còn nằm ở hệ thống chỉ huy tác chiến, cảnh báo sớm, AWACS và radar mặt đất…

Lại một điểm yếu nữa có gốc rễ từ lý thuyết “thần chiến tranh” của Stalin: lấy số lượng tạo ra chất lượng. Vì cần có số lượng, nó tạo ra sức ép lên hệ thống hậu cần, trong khi Nga không đủ và không bao giờ đủ số xe tải cần thiết. Mà nếu có đủ, thì cũng chẳng bao giờ đủ khả năng chuẩn bị hạ tầng đường sá cầu cống tử tế để phục vụ chiến trường.

Sai chiến tranh, sai quân đội, sai thời điểm… đó là những điểm có thể cho ta kết luận: thất bại tất yếu của Putox và cả cái Gerasimov Doctrine hay Hibrid Warfare của bọn họ.

Nhưng Gerasimov không hề ngu ngốc, mà ông ta giỏi, xứng đáng là bộ não số một của lực lượng vũ trang Nga (V.S – Вооружённые силы Российской Федерации) không phải là không nhận ra kế hoạch “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của bọn họ đã phá sản. Ngày 30/4 tui lên bài “Gerasimov đến Izyum để làm gì?” tại đây:

https://www.facebook.com/phuc.lai.07/posts/666751754412885

trong đó dám đề ra một ý tưởng động trời là Gerasimov sang để lên kế hoạch Đánh để rút và sau đó, có vẻ ý tưởng đó tỏ ra sai lầm và phá sản. Thật ra, ý tưởng đó của tui không sai lắm, chính xác là nó đã không xảy ra trên thực tế. Ở thời điểm đó, Gerasimov hơn ai hết hiểu tầm quan trọng của vấn đề buộc phải bảo vệ quân đội Nga ở rất nhiều phương diện:

+ Quân số, lúc đó quân Nga mới thiệt mạng hơn 1 vạn cho đến dưới 2 vạn người.

+ Về khí tài, chưa bộc lộ những điểm yếu chết người của vũ khí Nga, chỉ có thể đổ lỗi cho hệ thống hậu cần yếu kém và cách đánh không phù hợp, không chống được chiến thuật du kích dùng… Javelin của Ukraine.

+ Về uy tín và vị thế quốc gia, thời điểm đó còn nhiều hứa hẹn kể cả từ phía nước chống Nga mạnh nhất là Vương quốc Anh: nếu rút quân sẽ bỏ ngay các lệnh trừng phạt và cấm vận. Đồng nghĩa với việc nền kinh tế còn chưa quá tổn thương.

+ Về tiềm lực quốc phòng, gần như họ mới mất một phần rất nhỏ xe tăng, máy bay, pháo…

Vì thế, trong giới chóp bu quân sự Nga mà nhiều khả năng người đứng đầu là Gerasimov, muốn đề ra một kế hoạch Đánh để rút làm sao để quân đội Nga tiến hành “phase 2” của chiến tranh một cách chóng vánh và gọn gàng nhất, rồi rút gọn kết hợp với đàm phán với kết quả lợi nhất cho Nga, còn nếu Ukraine không chịu đàm phán, thì sẽ đối mặt với chiến tranh phá hoại lâu dài của Nga: giữ các vùng đã chiếm, bắn phá bằng các cỡ pháo binh và tên lửa ở nhiều cự ly khác nhau vào khắp lãnh thổ.

Một kế hoạch “kém huy hoàng” như thế, không thể vừa ý Putox. Với cá tính hung bạo và dễ tự ái, dễ bị tổn thương nhưng không chấp nhận thất bại, Putox sẽ không chấp thuận kế hoạch và Gerasimov nhanh chóng rơi vào thế bị thất sủng.

Tại sao Nga đã thua và chắc chắn là sẽ thua

5. Đoán mò.

Hôm nay tui đã comment bên nhà bác Phan Châu Thành về vấn đề một số Pro-Putox đề nghị V.S lập cầu hàng không cho Kherson như thế này: “Chỉ có Mỹ mới lập được cầu hàng không thôi. Goering thời 1942 còn không làm được ở Stalingrad. Năm 2009 – 2010 cầu Thăng Long sửa mặt đường, chỉ cho ô tô đi 1 nửa cầu, đi cả xuống tầng dưới của xe máy, mà ùn tắc nghiêm trọng. Người ta phải bắc một cái cầu phao chỗ cột điện Chèm, nhưng cũng không ăn thua. Cả khu vực phía Bắc và Tây Hà Nội thiếu rau cỏ, thực phẩm nghiêm trọng vì vận chuyển từ Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn... không vào được nội thành. Chỉ có rau Đan Phượng, Thạch Thất… là còn có thể cung ứng cho mé đó của thành phố thôi.

Kể cả Nga có bắc cầu phao (mà bắc rồi) thì cũng chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu thôi vì ngoài rau cỏ, còn nhu cầu rất lớn về xăng dầu của xe pháo trong đó. Như tui đã tính, 1 giờ chạy xe tăng Nga tốn từ 700 đến 900 lít dầu. Nếu Ukraine họ du kích phá hoại thêm 1 tuần nữa thì Nga ở hữu ngạn sông Dnipro đi bằng đầu gối. Hiện nay chỉ còn con đập thủy điện Kakhovka là đi được nhưng cách thành phố Kherson 80km, chạy đi chạy về gần 200km đủ chết.” 

Tui không cho rằng quân Ukraine sẽ đánh ồ ạt để giải phóng khu vực này của tỉnh, mà họ tiếp tục vây ép cho đói, thiếu nhiên liệu và thiếu đạn. Với tình thế hiện nay, 15.000 quân Nga của Tập đoàn quân 49 đóng ở đây chưa chắc đã khó khăn ngay, mà việc đó sẽ diễn ra sau một thời gian nữa, có thể là 2 tuần. Đến khi độ đói khát thiếu đạn đã đủ, thì quân đội rã ngũ chỉ cần một quả đạn pháo của đối phương.

“Bại binh như núi đổ.”

Cũng theo ý kiến của cái nhà bác Phan Châu Thành kia, thì quân Nga đã rút rất nhiều lực lượng từ Zaporizhzhia về Kherson. Nếu thông tin này là đúng, thì việc chưa đánh Kherson mà đánh đâu đó bên tỉnh Zaporizhzhia mở thông đường ra biển Azov, làm cho quân Nga ở đây bị đứt làm hai đoạn có khi còn hay hơn.

Tui còn nghe bác nào bảo Nga rút từ nam Izyum về Kherson đến 10 BTG. Nếu mà như vậy thì bọn ở nam Izyum lại có khả năng bị tẩn trước. Cũng chẳng biết thế nào.

Cơ mà gần như chắc chắn là cái thứ đạn gì bắn được 300km sẽ được giao cho Ukraine trong khoảng hơn 2 tuần tới. Họ sẽ xử lý bằng hết số kho tàng ở Crimea và sâu trong lãnh thổ Donbas bị chiếm. Tui lò mò các diễn đàn Nga thì chúng nó chửi suốt ngày là bao nhiêu đơn vị của Nga đóng ở các tỉnh Nga: Belgorod, Kursk và Bryansk bị pháo kích từ Ukraine sang, thiệt hại nhiều mà không có cách gì chống lại được. 

Nga tiếp tục tuyển quân, đặc biệt là những người đã từng có kinh nghiệm trong quân ngũ. Như chúng ta đã cùng phân tích, lúc này đây Nga có thêm quân cũng không giải quyết được vấn đề gì, thậm chí còn gây gánh nặng thêm cho hệ thống hậu cần. Việc Nga cố tuyển thêm quân cho thấy:

- Lực lượng tấn công bị tổn thất nghiêm trọng, bắt buộc phải được bổ sung.

- Bế tắc trong đấu pháp, chắc chắn vẫn loay hoay tìm nguồn đạn pháo và cả pháo phách bổ sung, lại quăng thêm các BTG mới vào chiến trường và… nướng tiếp. Không có cách nào khắc chế được các loại pháo công nghệ của Ukraine được viện trợ.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Nga đưa kế hoạch sẽ giao cho Smersh, Iskander và Kalibr “xử lý” HIMARS. Ngay lập tức bọn mil-blogger Nga cười giễu: vậy thì lấy đâu ra khả năng kiểm soát lãnh thổ đối phương 24/7 bằng UAV, máy bay AWACS phải treo trên bầu trời 100% thời gian và đầy đủ các trạm radar mặt đất về cả số lượng lẫn chất lượng… ý là: “Thôi xin bố, đừng có mà nổ.”

Bản tin chiến sự của BTTM các lực lượng vũ trang Ukraine tại đây:

https://www.facebook.com/thelastvagabond/posts/2315802335224886

P.L.GB.

Nguồn: FB Phuc Lai GB

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.