Tại sao lại có “thảm cảnh” thế này?
2-10-2021
Hai ngày nay, trên tất cả các phương tiện thông tin đạị chúng, trong đó “chủ lực” là MXH đã đưa nhiều Clip hình ảnh ùn tắc tại các chốt chặn người về quê tại TP.HCM, Bình Dương… Cộng vào đó là clip quay cảnh người dân đốt hương, quỳ vái cảnh sát, rồi những cảnh dân tấn công cảnh sát cơ động bằng gạch đá.
Qua những clip đó thì thấy rõ ràng anh em CSCĐ chỉ còn biết dùng khiên để che những trận mưa gạch đá. Và tất cả nhận được lệnh là “phải chịu đựng, phải kiên nhẫn”… Đã có không ít cảnh sát bị thương.
Vậy tại sao có những cảnh này?
Mặc dù chính quyền TP.HCM kêu gọi người dân ở lại. Mặc dù chính quyền tạo điều kiện cho người dân về quê bằng xe khách. Mặc dù có những nơi phải dùng cả xe cảnh sát dẫn đường đưa bà con về quê.
Tôi gọi điện cho một số lãnh đạo CA các tỉnh đang “nóng” thì hóa ra mọi chuyện lại rất đơn giản, và bắt đầu từ một chỉ đạo của cấp trên, đó là: Hạn chế người dân đi về bằng xe máy, mà tổ chức cho đăng ký, đưa mọi người về bằng xe khách.
Chủ trương này là nhân văn và đúng. Nhưng tại sao bà con bất chấp lời khuyên, bất chấp lời kêu gọi của chính quyền?
Đó là vì bà con chịu khổ quá rồi. Và nay họ như chiếc lo xo bị nén lâu ngày giờ được bung ra. Và chính quyền hình như không ai nghĩ đến một thực tế là: Chiếc xe máy không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản, là phương tiền kiếm sống của người dân. Làm sao họ có thể giao chiếc xe đó vào tay người khác? Làm sao họ có thể rời chiếc xe của mình? Và khi họ về quê, nếu không có xe thì sẽ đi lại bằng gì? Chính vì thế người dân ai cũng muốn về bằng chiếc xe của mình.
Ở một số chốt, khi anh em công an giải thích, và chỉ yêu cầu bà con khai tên tuổi, địa chỉ để còn quản lý, rà soát khi dịch bùng phát thì bà con cũng không chịu, không nghe mọi lời giải thích, mọi sự vận động. Và thế là dẫn đến những ảnh rất đau lòng.
Thiết nghĩ, qua việc này, các cấp chính quyền phải nghĩ đến một điều, đó là: Sẽ xảy ra điều gì? Việc gì? Khi ban hành một chỉ thị, một chủ trương mới.
Còn các ông lãnh đạo ngồi phòng lạnh, đi xe sang, lương không bị giảm… mà cứ nay ra lệnh này, mai ra lệnh khác, không biết lệnh đó sẽ gây tác động xã hội thế nào thì dân cần quái gì các ông?
Thực tế xảy ra ở Hà Nội, TP.HCM, và một vài tỉnh phía Nam thì thấy rõ: Trình độ quản lý xã hội của rất nhiều lãnh đạo quá kém, quá kém! Mặc dù họ có “học hàm học vị” hẳn hoi đấy.
Tôi cũng từng có bài đề nghị Chính phủ, qua thực tế chống dịch này, nên “sàng lọc” bớt đi những cán bộ bất tài và nặng lý thuyết suông. Hy vọng chúng ta cũng sẽ loại bớt được được những “cô vít quan chức”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.