Kiến nghị với Thủ tướng về giải pháp đối với đồng bào về quê
rợ. Các gói hỗ trợ như “muối bỏ biển”, lại triển khai chậm trễ, nhỏ giọt , có lúc không đúng địa chỉ, có nhiều chỗ bỏ sót. Địa phương hỗ trợ nhưng không đủ lực, cũng không kịp thời, cũng bỏ sót. Đóng cửa dài ngày không có việc làm, không có tiền sống, buộc phải về quê là lối thoát duy nhất. Đó là hoàn cảnh thực tế đau xót phải thừa nhận của hàng chục vạn người.Đề nghị Thủ tướng và các lãnh đạo địa phương có những biện pháp khẩn cấp giúp đỡ đồng bào về quê, và giảm bớt số lượng đồng bào về quê. Cụ thể là những điểm sau đây.
I. TĂNG CƯỜNG CỨU TRỢ KHẨN CẤP, HỖ TRỢ TỐI ĐA CHO NGƯỜI VỀ QUÊ
1. Yêu cầu Bộ LĐ&TBXH giải ngân khẩn cấp đúng đối tượng cần cứu trợ để giảm bớt số lượng người về quê.
Yêu cầu lãnh đạo các tỉnh thành cứu trợ khẩn cấp các đối tượng khó khăn để hạn chế số lượng người về quê.
Vận động ở lại nhưng không ngăn cấm người về quê. Vận động gắn liền với cứu trợ để người dân thực sự có phương tiện sống khi ở lại. Cứu trợ khẩn cấp là giải pháp căn bản.
2. Không chỉ cho phép, mà hỗ trợ tối đa cho tất cả những ai ở thế buộc phải về quê. Nguồn lao động thiếu vắng do dòng người về quê sẽ tự nhiên từng bước hồi phục, đổi chiều từ nông thôn trở lại thành thị, theo sự lui dần của dịch bệnh.
3. Chỉ đạo cho các tỉnh, có biện pháp và huy động phương tiện để đón người về quê, địa phương nào đón người địa phương ấy.
4. Với những người đang trên đường về quê, qua địa phương nào, chính quyền địa phương đó cần có biện pháp giúp đõ tối đa, cả về phương tiện vận chuyển lẫn lương thực và trợ giúp y tế.
II. XÉT NGHIỆM VÀ CÁCH LY
5. Tránh xét nghiệm tập trung tại trạm chốt liên tỉnh, vì tăng khả năng lây nhiễm. Nếu buộc phải xét nghiệm trước lúc ra khỏi tỉnh thì phải tăng năng lực xét nghiệm và bảo đảm giãn cách.
Những người về quê, hoặc chủ động tự xét nghiệm trước, hoặc có thể xét nghiệm tại quê hương, càng ở mức cơ sở càng tốt, tốt nhất là tại nhà, tại xã, sau là huyện, sau nữa mới đến tỉnh. Càng tránh xét nghiệm tập trung đông người càng tốt. Nếu buộc phải xét nghiệm trước khi vào tỉnh thì phải tăng năng lực xét nghiệm và bảo đảm giãn cách.
6. Tránh cách ly tập trung vì làm tăng gây nhiễm. Tốt nhất là cách ly tại chỗ – tại nhà, cách ly tại thôn, xã. Không cách ly tập trung tại huyện. Không cách ly tập trung tại tỉnh.
7. Học theo cách của ông cha từ ngàn xưa, “dịch nhà nào rấp rào rắc vôi nhà đó”.
III. CHIẾN LƯỢC TIÊM VACCINE
Chỉ đạo cho các tỉnh về chiến lược tiêm vaccine theo nguyên lý “NƠI PHÒNG THỦ YẾU HƠN CẦN ĐƯỢC CỨU VIỆN SỚM HƠN”.
8. Trước tiên là tiêm cho lớp người từ 65 tuổi trở lên, bệnh nền tiêm trước.
9. Sau đó là tiêm cho lứa tuổi 50-64, bệnh nền tiêm trước.
10. Sau nữa là tiêm cho lứa tuổi 18-49, bệnh nền tiêm trước.
Thứ tự tiêm vaccine trên rất quan trọng. Nó phù hợp với khả năng cung ứng hạn chế vaccine theo từng đợt. Giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm. Giúp giảm tỷ lệ tử vong khi bị lây nhiễm, trước hết là lớp người cao tuổi có bệnh nền với khả năng đề kháng kém.
IV. MỞ CỬA KINH TẾ
11. Mở cửa kinh tế, sớm giờ nào tốt giờ đó, sớm vùng nào tốt vùng đó.
Quê hương là nơi sinh ra và cũng là nơi cuối cùng khép lại vòng đời con người. Ai đó, dù không được về quê, thì trước lúc từ giã cõi đời, tiếng gọi của vũ trụ nhắc con người quay về nơi đã sinh ra.
Lãnh đạo địa phương mà sợ hãi dịch bệnh đến nỗi ngăn cản đồng bào về quê thì không chỉ thiếu đức, không chỉ có tội, mà còn thể hiện một khả năng lãnh đạo bạc nhược. Những lãnh đạo như thế phải bị cách chức.
Chúng ta đã ngăn cản dòng người ra đi sau năm 1975. Chẳng những ngăn cản mà còn kết tội. Nhưng từ đó vẫn không dứt những dòng người ra đi. Dịch bệnh Covid đã đưa đến một dòng người di chuyển ngược chiều – dòng người hồi hương.
Muốn giải quyết thấu đáo vấn đề thì phải tự trả lời câu hỏi: Tại sao đồng bào ra đi? Tại sao đồng bào trở về?
Chỉ khi cất lên hai tiếng đồng bào thì từ trong đáy lòng mới xuất hiện ánh sáng dẫn đường đến câu trả lời đúng. Quan hệ đồng bào là quan hệ máu mủ. Câu trả lời đúng không dành cho những ai đặt đặt đồng bào sau đồng chí. Câu trả lời đúng thấm đẫm máu và nước mắt của nhiều thế hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.