NGUỒN GỐC LỄ VU LAN
Nguyễn Xuân Diện sưu tầm
Rằm Tháng 7- ngày lễ của người Việt được giới Phật tử gọi là ngày Đại Lễ Vu Lan, dịp đặc biệt để con cái báo hiếu các bậc sinh thành, tổ tiên đã khuất. Theo tín ngưỡng dân gian, rằm tháng Bảy cũng là ngày xá tội vong nhân, các nhà bày mâm cỗ cúng chúng sinh....
1. Theo sự tích xưa, Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Sau khi đã chứng quả A La Hán, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng huệ nhãn tìm. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên rơi vào ngục A Tỳ làm quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.Quá thương cảm, xót xa Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp Ðúng vào ngày rằm tháng 7 thì lập trai đàn để cầu nguyện, thiết trai diên để mời chư tăng thọ thực. Trước khi thọ thực, các vị này sẽ tuân theo lời dạy của Ðức Phật mà chú tâm cầu nguyện cho cha mẹ và ông bà bảy đời của thí chủ được siêu thoát".
Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy. Quả nhiên vong mẫu của ông được thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Cách thức cúng dường để cầu siêu đó gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn hội, còn bộ kinh ghi chép sự tích trên đây thì gọi là Vu Lan bồn kinh.
Và thế là mỗi năm khi ngày này đến gần, những người phụ nữ trong gia đình lại bận rộn hơn với công việc chuẩn bị cúng rằm nhớ ơn tổ tiên, lên chùa khấn cầu Phật phù hộ cho gia đình, cha mẹ được bình an phúc đức, tất bật chuẩn bị những mâm lễ cúng chúng sinh. (Theo VietNamNet).
2. Theo Phật Quang Đại từ điển, mục từ: Vu Lan Bồn. Phạm: Ullalambana. Cũng gọi: Ô lam bà noa. Chữ Hán dịch là Đảo huyền. Cũng gọi là Vu lan bồn hội, Bồn hội. Chỉ cho nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hàng năm căn cứ theo lời Phật dạy trong kinh Vu lan bồn tạo các khu vực theo Phật giáo thuộc hệ thống Hán ngữ.
Vu lan bồn là dịch âm từ chữ Phạm Avalambana (Đảo huyền = treo ngược), ví như nỗi khổ của người chết giống như cái khổ của người bị treo ngược, cực kỳ đau đớn. (...)
Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não liên tục, thấy rồi, ngài Mục liên dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ, nhưng do chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Để cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ này, ngài Mục liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu, Phật liền dạy ngài Mục liên vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc hạ an cư) , dùng thức ăn uông đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam bảo sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời. ..
Còn theo Kinh Đại bồn tịnh độ thì vua Bình sa, cư sĩ Tu đạt, phu nhân Mạt lợi ...y theo phương pháp của ngài Mục liên là 500 bồn vàng đựng thức ăn dâng cứng đức Phật và chúng tăng để cầu diệt trừ tội nghiệp của cha mẹ 7 đời.
Tại Trung Quốc, theo truyền thuyết, vua Vũ đế nhà Lương là người đầu tiên cử hành hội Vu Lan bồn. (Trích: Phật Quang Đại từ điển, tập 6 do Hòa thượng Thích Quảng Độ dịch. Hội Văn hóa Giáo dục Linh Sơn Đài Bắc xuất bản, trang 7241- 7242).
3. Theo Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam, mục từ Vu Lan (lễ)(Phật giáo).
Vu Lan (bồn) là cái chậu đựng hoa quả, phẩm vật dâng cúng. Lễ Vu Lan cử hành vào rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm, là lễ dâng các phẩm vật cúng chư tăng đựng trong chiếc Vu Lan cầu xin cho vong hồn người thân thoát khỏi nơi địa ngục. Rằm tháng 7 âm lịch gọi là ngàu vong nhân xá tooijm nghĩa là dưới âm phủ, ngày hôm ấy các vong hồn được tha tội. Bởi vậy đốt vàng mã cúng gia tiên.
(Trích Từ điển Văn hóa cổ truyền Việt Nam. Hữu Ngọc chủ biên. Nxb Thế giới, Hà Nội, 2002, trang 750).
Theo PG chính thống thuyết nghiệp báo nhân quả thì một khi đã tạo nghiệp nhân thì phải trả nghiệp quả,cũng như đã vay nợ thì phải trả nợ chứ không ai trả thay cho mình dược.Vậy tại sao lại cầu chư tăng thánh chúng sau ngày Tự tứ mà cầu nguyện xá tội cho cha mẹ như mẹ ngài Mục Kiền Liên ?
Trả lời