Dân quân Biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp
Drake Long
Bản đồ hiển thị đường đi của 5 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc thông qua cụm đảo sinh tồn ở quần đảo Trường Sa trong ba tuần đầu tháng 3. RFA
Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa trên dữ liệu theo dõi tàu biển và hình ảnh vệ tinh.
Cụ thể trong tháng này một đội tàu Trung Quốc đã di chuyển qua Cụm Đảo Sinh Tồn, một nhóm các thực thể đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Trong số những thực thể quan trọng nhất trong khu vực này là Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma hiện do Trung Quốc kiểm soát, cùng Đảo Sinh Tồn và Đá Cô Lin của Việt Nam. Đội tàu vừa nêu được Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á nhận diện vào tháng 1 năm 2019 thuộc Lực lượng Dân quân Biển nổi tiếng Trung Quốc.
Năm tàu mà hành trình di chuyển được của chúng được RFA theo dõi hiện đang ở đá Gạc Ma, ở góc tây nam của Cụm đảo Sinh Tồn. Không phải ngẫu nhiên mà những tàu này hiện diện tại địa điểm trên vào những ngày kỷ niệm 32 năm trận hải chiến Gạc Ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988. Đó là cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc khiến hàng chục binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đá này.
Hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 22 tháng 3 năm 2020, phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải. Planet Labs Inc.
Như lệ thường, Trung Quốc không hề công khai hoạt động đưa tàu của họ vào Cụm đảo Sinh Tồn. Lực lượng Dân quân Biển Vũ trang Nhân dân (PAFMM) thường bao gồm những tàu được ngụy trang bề ngoài là tàu đánh cá - mặc dù những tàu này không tham gia đánh bắt cá. Sự hiện diện của những tàu này đồng nghĩa với việc 'treo cờ' cho Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mà không cần sự hiện diện công khai của lực lượng quân sự có thể dẫn đến việc lên án của cộng đồng quốc tế.
Zack Cooper, một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát biểu rằng Trung Quốc đang tiếp tục thái độ quyết đoán đối với các tranh chấp khu vực mặc dù đại dịch COVID-19 đang buộc thế giới để tâm vào.
“Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự quanh Đài Loan và hiện đang có dấu hiệu thực hiện một số điều tương tự xung quanh Cụm Sinh Tồn. Đây chỉ đơn thuần là việc tiếp nối hoạt động trước nay hay cố ý lợi dụng tình hình xao lãng hiện nay để gây áp lực lên những quốc gia khác có tranh chấp, thì điều đó không được làm rõ”, ông Cooper nói.
Phần mềm theo dõi tàu biển cho thấy năm tàu PAFMM - với các ký hiệu Yuetaiyu (Tàu cá) 18777, 18333, 18888, 18222 và 18555 - vào đầu tháng 3 đã qua lại giữa Đá Subi (do Trung Quốc bối lấp nên và thường là trạm dừng cho các tàu của Trung Quốc bố trí tới khu vực này) và đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng và là nơi mà các tàu Trung Quốc từng can dự vào chiến dịch gây áp lực kéo dài, theo như tài liệu của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á cho thấy. Các tàu vừa nêu trước hết dừng tại Đá Ba Đầu, ở phía Đông Bắc Cụm đảo Sinh Tồn, từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3.
Sau đó, các tàu di chuyển về phía Tây Nam đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc kiểm soát, đi qua đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát và xa hơn về phía Tây gần đảo Sinh Tồn. Các tàu này nán lại gần Sinh Tồn trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 18 tháng 3.
Số lượng chính xác các tàu Trung Quốc được triển khai đến khu vực rất có thể vượt con số năm tàu được RFA phát hiện bằng phần mềm theo dõi tàu biển. Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu khác tập trung tại Cụm đảo Sinh Tồn mặc dù danh tính của các tàu không rõ ràng. Khoảng 12 tàu đã di chuyển đến Đá Tư Nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 tháng 3 đến 13 tháng 3.
Hình ảnh chụp cận từ vệ tinh ngày 22 tháng 3 năm 2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Planet Labs Inc.
Ngoài ra, hàng chục tàu khác đã nán lại ở phía đông bắc của Cụm đảo Sinh Tồn, bên trong Đá Ba Đầu, ít nhất kể từ ngày 6 tháng 3 và vẫn ở trong khu vực này cho đến ngày 19 tháng 3. Đá Ba Đầu, tên tiếng Anh là Whitson Reef, là một rạn san hô cạn, không có đảo nhân tạo hoặc các cơ sở vật chất. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các cụm tàu lớn được tụ lại với nhau.
Các tàu thuộc dòng Yuetaiyu ( Tàu Cá) đã từng đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc nắm giữ và sau đó đến đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm soát, đã di chuyển đến Đá Gạc Ma do Trung Quốc chiếm đóng hôm ngày 18 tháng 3. Một lần nữa, hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng tàu xuất hiện trong khu vực nhiều hơn hẳn so với năm tàu mà AIS, Automtatic Identification System (Hệ thống Nhận dạng Tự động), phát ra tín hiệu. Tất cả các tàu được yêu cầu phải có thiết bị phát đáp AIS để hỗ trợ mục đích theo dõi các trường hợp tìm kiếm và cứu hộ cũng như cho việc thực thi pháp luật. Mặc dù vậy, các tàu dân quân biển Trung Quốc thường xuyên tắt các thiết bị phát đáp AIS để che giấu hoạt động của mình. Rõ ràng đây là thực tế hiện nay khi hình ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 30 tàu vừa xuất hiện tại Đá Gạc Ma.
Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson Reef, chỉ là một đảo đá theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc năm 2016 đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một đá chỉ là một thực thể “không thể duy trì việc cư ngụ của con người hoặc đời sống kinh tế của chính họ” và vì vậy không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Bất chấp phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiến hành xây dựng Đá Gạc Ma thành một đảo nhân tạo khác để có thể sử dụng làm căn cứ.
Tính đến ngày 23 tháng 3, các tàu PAFMM đã di chuyển một lần nữa đến cùng một địa điểm gần Đảo Sinh Tồn mà các tàu này đã đến trước đó vào ngày 13 tháng 3.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Trung Quốc lừa dối cả thế giới, cuối cùng tới một ngày sẽ bị truy cứu trách nhiệm
Minh Thanh
"Tất cả các nước tham gia họp sáng nay đều biết rằng ĐCSTQ đang lan truyền thông tin sai lệch với ý đồ chuyển hướng sự chú ý đối với tình hình thực tế tại Trung Quốc" - Ngoại trưởng Pompeo nói (Ảnh chụp màn hình video của NTD)
Hôm thứ Tư (25/3), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Pompeo một lần nữa chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trì hoãn và che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán. Ông chỉ ra rằng tất cả các nước thuộc nhóm G7 đều biết rõ ĐCSTQ đang lừa dối toàn thế giới, và cuối cùng toàn thế giới cũng sẽ truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ...
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo nói: "ĐCSTQ biết, họ là quốc gia đầu tiên biết rằng dịch bệnh này sẽ mang tới nguy hiểm cho toàn cầu và họ đã nhiều lần trì hoãn chia sẻ thông tin này với thế giới".
Sáng cùng ngày (25/3) ông Pompeo đã tham dự một hội nghị G7 qua điện thoại, với chủ đề tập trung vào cuộc khủng hoảng toàn cầu do virus Vũ Hán gây ra. Hiện tại, tất cả các quốc gia đều biết rằng ĐCSTQ đang lừa dối về tình hình dịch bệnh.
Ông Pompeo nói: "Tất cả các nước tham gia họp sáng nay đều biết rằng ĐCSTQ đang lan truyền thông tin sai lệch với ý đồ chuyển hướng sự chú ý đối với tình hình thực tế tại Trung Quốc".
Ông Pompeo nhấn mạnh rằng để ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, thông tin về virus Vũ Hán của tất cả các quốc gia phải hoàn toàn chính xác và minh bạch, và ĐCSTQ cũng không ngoại lệ.
Ông phát biểu: "Đây là một thách thức kéo dài. Chúng tôi vẫn cần ĐCSTQ cung cấp thông tin chính xác về tình hình địa phương và mức độ lây truyền virus ở Trung Quốc".
Ông Pompeo cũng chỉ ra rằng mặc dù chưa đến lúc truy cứu trách nhiệm, nhưng cuối cùng sẽ có một ngày toàn thế giới buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về thảm họa này.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo cho biết: "Đợi sau khi chúng tôi giải quyết xong khủng hoảng, đợi sau khi chúng tôi đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng, cả thế giới sẽ có thời gian truy cứu trách nhiệm đối với mọi việc xảy ra".
Mấy ngày qua xuất hiện một số ý kiến ủng quyết định ngày 23/3/2020 của Thủ tướng về việc dừng xuất khẩu gạo, và phản đối kiến nghị ngày 24/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo.
Hôm nay, bên cạnh mấy ý kiến phân tích rằng dừng xuất khẩu gạo là không hợp lý hoặc không cần thiết, còn có cả ý kiến phê phán về việc tư vấn bất nhất của Bộ Công thương.
Chúng tôi không rõ trên thực tế việc Thủ tướng quyết định dừng xuất khẩu gạo có xuất phát từ đề nghị của Bộ Công thương hay không (mặc dù báo chí đã đăng tin như vậy). Nhưng, kể cả trong trường hợp ấy, thì người đáng phê phán nhất chính là bản thân Thủ tướng. Vì sao?
Ra quyết định vào ngày 23/3/2020, mà có hiệu lực dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3/2020 (tức là sau chưa đầy 1 ngày). Thử hỏi, ai có thể trở tay kịp?
Ra một quyết định như vậy, mà không quan tâm đến những người phải chịu thiệt hại bởi quyết định. Không hiểu Thông báo số 121/TB-VPCP ngày 23/3/2020 có đề cập đến biện pháp cụ thể nào không, nhưng trên báo chí thì không thấy biện pháp nào được đưa ra để bù đắp thiệt hại. Thiệt hại không chỉ là những doanh nghiệp xuất khẩu gạo, mà cả hàng triệu nông dân lam lũ. Ai sẽ đứng ra trả khoản tiền bồi thường cho phía nước ngoài do phá vỡ hợp đồng xuất khẩu? Ai sẽ đứng ra trả những khoản nợ mà nông dân đã vay để sản xuất vụ lúa vừa qua? Và ai sẽ nuôi những người nông dân bán thóc không đủ tiền trả nợ?
Nếu cùng với quyết định dừng xuất khẩu gạo, Thủ tướng đồng thời quyết định Chính phủ đứng ra mua số gạo dự định xuất khẩu, hoặc chi một khoản kinh phí tương ứng, để bù đắp thiệt hại cho những người chịu thiệt hại, thì đi một lẽ. Đằng này, Thủ tướng không nghĩ rằng Chính phủ phải có trách nhiệm như vậy. Đó là hạn chế của bản thân Thủ tướng, không thể đổ tội cho Bộ trưởng Bộ Công thương! Đó cũng là một ví dụ điển hình về hạn chế của chế độ độc tài, khi ra quyết định thì nặng về thể hiện quyền lực, hơn là cân nhắc toàn diện về ảnh hưởng tới muôn dân. Nhân danh vì an ninh lương thực, nhưng có lẽ quan tâm nhiều hơn tới an ninh chính trị. Nhân danh quyền lợi muôn dân, nhưng lại phớt lờ quyền lợi hàng triệu nông dân nghèo khổ.
Đối với Trung Quốc, nếu không mua gạo của Việt Nam thì họ sẽ mua gạo của nước khác. Việt Nam không cản trở nổi Trung Quốc mua gạo, mà chỉ đánh mất thị trường và mất tín nhiệm trong quan hệ thương mại quốc tế. Nhưng đối với nông dân Việt Nam, nếu Chính phủ quyết định dừng xuất khẩu gạo, mà không có đền bù thiệt hại, thì họ không có lối thoát.
Nhân tiện, xin viết thêm một điều. Cho đến nay, Chính phủ đã rất thành công trong việc ngăn chặn dịch. Nhưng khi đăng bài ca ngợi về thành công của Chính phủ, thì nên lưu ý rằng: Chính phủ mới thể hiện vai trò lãnh đạo về mặt hành chính, y tế, an ninh và quân đội; còn về mặt kinh tế, tài chính thì hình như chưa đưa ra biện pháp nào, ngoài biện pháp dừng xuất khẩu gạo.
Bauxite Việt Nam
***
Tôi không bàn đến việc dừng hay tiếp tục xuất khẩu gạo vì không phải chuyên môn, chưa đủ số liệu và nhiều thông tin trái ngược chưa thể kiểm chứng. Nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên và lo sợ cách điều hành, tham mưu "giật cục" của Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh. Kiểu "sáng đúng, chiều sai đến mai lại đúng" không chỉ khiến dư luận đặt dấu hỏi về năng lực của người đứng đầu Bộ quan trọng nhất của nền kinh tế nước nhà mà văn bản xin tạm dừng lệnh dừng chiều qua của ông ta còn khiến người ta nghi ngờ về những quyết sách của lãnh đạo cấp cao!
Trong cuộc họp CP hôm 23/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã đề xuất việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mục đích của việc tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.
Đề xuất này là một trong những lý do chính để Chính phủ ra lệnh dừng xuất khẩu gạo. Cấp dưới đang chuẩn bị thực thi ngay ngày hôm sau nhưng rồi cũng chính Bộ trưởng Tuấn Anh ký tiếp một văn bản đề nghị tạm dừng lệnh dừng này " Sau khi tiếp nhận phản ánh của một số DN"!
Người ta đang tự hỏi khi tham mưu cho Thủ tướng kí chỉ thị dừng xuất khẩu thì ông BT căn cứ vào đâu, dựa vào những số liệu nào và tiếp nhận phản ánh của ai? Và đó cũng là câu hỏi cho văn bản xin tạm dừng lệnh dừng.
Nếu có thì tại sao lại thay đổi 180 độ trong vòng 24 tiếng đồng hồ và số liệu ấy có có đáng tin cậy? Tại sao lại không có những chứng cứ, dữ liệu thuyết phục kèm theo để thuyết phục dự luận và cấp trên? Còn không thì cực kì nguy hiểm vì kiểu điều hành cảm tính này.
Nguy hiểm hơn nữa khi một số người ca ngợi ông BT sáng suốt khi " sửa sai" quyết định họ cho là vội vàng của Thủ tướng mà cố tình quên rằng quyết định ấy cũng xuất phát từ ông Tuấn Anh. Họ còn lập lờ đánh lận con đen khi viết rằng Bộ Tài chính và Bộ Công thương đá nhau mà cố tình ém nhẹm mọi thứ đều do Bộ Công thương nay dừng mai xin thôi chứ Bộ Tài chính chỉ quản lý phần Hải quan theo lệnh Chính phủ!
Là "tư lệnh" Bộ quan trọng nhất của kinh tế VN, dân chúng có quyền lo sợ với cách điều hành, tham mưu và tư vấn để ra những quyết sách ảnh hưởng đến hàng chục triệu nông dân, hàng ngàn DN và tác động mạnh đến xã hội của BT Tuấn Anh. Ai sẽ tin tưởng làm ăn, kinh doanh, sản xuất với ông BT nay thế này mai thế khác mà những cú xoay ấy có khi khiến người ta táng gia bại sản, hàng vạn gia đình lao đao?
Trung Quốc đẩy mạnh thu mua gạo và nếu có dừng mặt hàng này chỉ là bề nổi, cái mà nhiều chuyên gia lo ngại nhất là họ chuyển sang mua lúa nếu gạo bị cấm xuất mà quên ngừng xuất lúa!
Tôi không muốn tin những suy diễn ai đó lobby bỏ lệnh dừng xuất khẩu gạo vì không thể chấp nhận trong lúc nước sôi lửa bỏng này lại thò ra bàn tay lợi ích nhóm. Tôi chỉ muốn làm rõ tại sao một BT lại hấp tấp, vội vàng như thế trong lúc nhân dân cần niềm tin vào lãnh đạo cao cấp như thế này?
Đây là tranh cãi vừa bùng lên hai ngày qua, sự việc càng xôn xao khi Thủ tướng chỉ đạo dừng xuất khẩu gạo ngày 23/3, các cơ quan ra văn bản hỏa tốc thực thi ngay ngày hôm sau 24/3 thì chiều cùng ngày Bộ Công thương xin dừng lệnh tạm dừng!
Việc dừng hay không dừng xuất khẩu gạo đã và đang trở thành vấn đề gây tranh cãi. Ảnh: PV
Trong cuộc họp với Chính phủ ngày 23/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề xuất về việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5-2020. Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, mục đích của việc tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước.
Rồi cũng chính ông, sau khi lệnh tạm dừng được ban hành thì chiều 24/3 lại kiến nghị Thủ tướng cho phép hoãn áp dụng dừng xuất khẩu gạo từ 0 giờ ngày 24/3, như đề nghị của Bộ này trước đó.
Lý do được Bộ Công thương đưa ra là “sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp” kinh doanh, xuất khẩu gạo và “để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký, cũng như hàng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp”.
Trong tình hình cấp bách hiện nay, việc thay đổi chính sách và quyết định nên được xem là bình thường nếu phục vụ cho lợi ích chung. Nhưng việc đó cần căn cứ trên những số liệu, dữ liệu cụ thể, chuẩn xác và tham khảo từ nhiều nguồn.
Nếu như đảm bảo được an ninh lương thực, lúa gạo đã dự trữ đủ cho tình huống xấu nhất của dịch bệnh, hạn mặn kéo dài thì việc cho xuất để đảm bảo lợi ích cho bà con, đỡ thiệt hại cho doanh nghiệp cần được ủng hộ và thực hiện ngay.
Còn ngược lại cũng phải xem xét thấu đáo dựa trên những mục đích lâu dài, lợi ích sống còn của đất nước và gần trăm triệu dân để có quyết sách đúng đắn với tầm nhìn xa hơn. Bài học khẩu trang và nhất là than đá xuất thoải mái hiện vật vã nhập lại giá cao vẫn còn đấy.
Không mấy ai phản đối xuất gạo nếu lợi ích chung nhiều hơn thiệt hại đơn lẻ, cũng chẳng ai muốn bà con nông dân thất bát vì được mùa mất giá hay lúa gạo khó tìm đường ra. Nhưng cân nhắc giữa cái chung và được mất của số đông, tôi tin Chính phủ sẽ không để người dân của mình, nhất là nông dân 'một nắng hai sương', quanh năm vất vả phải chịu đắng nuốt cay.
Dư luận đang tự hỏi khi tham mưu cho Thủ tướng kí chỉ thị dừng xuất khẩu thì Bộ Công thương căn cứ vào đâu, dựa vào những số liệu nào và tiếp nhận phản ánh của ai? Và đó cũng là câu hỏi cho văn bản xin tạm dừng lệnh dừng.
Nếu có thì tại sao lại thay đổi 180 độ trong vòng 24 tiếng đồng hồ và số liệu, dẫn chứng ấy có có đáng tin cậy? Nếu có đầy đủ những trả lời, lập luận và lý lẽ thì dừng xuất khẩu hay tiếp tục xuất sẽ dễ được dư luận, ủng hộ và bớt nghi ngại những quyết sách.
Họ cũng sẽ thôi hoang mang vì những câu chuyện “sáng đúng, chiều mai đến mai lại đúng” của những nơi cần quyết đoán với cơ sở vững chắc chứ không làm gì từ cảm tính.
LHQ chất vấn chính phủ Việt Nam: “Phạm Chí Dũng bị bắt vì kêu gọi hoãn EVFTA”
Minh Luật
Hình minh hoạ. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng
Courtesy of FB Phạm Chí Dũng
Một nhóm các chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc đã gửi kháng thư chất vấn chính phủ Việt Nam về việc bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, theo trang web lưu trữ Báo cáo truyền thông của Hội đồng Nhân quyền LHQ cập nhật vào hôm 22/3.
Kháng thư đề ngày 22/1/2020, được đăng tải công khai trên web của cơ quan này sau 60 ngày theo quy định, mô tả cáo buộc bắt giam ông Phạm Chí Dũng như là một hành động trả thù cho hoạt động tuyên truyền nhân quyền của ông.
Nội dung kháng thư cho biết, từ năm 2014, ông Phạm Chí Dũng, với tư cách là Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, đã xuất bản nhiều bài báo nhằm nâng cao mối quan tâm của công chúng Việt Nam về quyền con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, quyền lao động và công đoàn độc lập, phản ánh các vấn đề bắt giam những người bảo vệ nhân quyền, và sự quấy rối đối với xã hội dân sự độc lập.
Đáng lưu ý, kháng thư dẫn lại nguồn tin cáo buộc nói rằng, ông Phạm Chí Dũng bị bắt vì đã gửi thư kiến nghị kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Châu Âu (EVFTA).
“Vào ngày 10/11/2019, hai tuần sau khi Ủy ban Thương mại của Nghị viện Châu Âu đến Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng gửi thư kiến nghị kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA cho đến khi chính phủ Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể. Tuần sau, ông Phạm Chí Dũng đã cho các đồng nghiệp biết, ông đã nghe thông tin từ những người trong Bộ Công an nói rằng ông ấy có nguy cơ bị bắt vì đơn kiến nghị”, kháng thư viết.
Đến ngày 21/11/2019, ông Phạm Chí Dũng đã bị bắt và bị khởi tố về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Một bản tin trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an khi đó nói rằng “Phạm Chí Dũng đã có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, trật tự”.
Vụ việc gây quan ngại cho chuyên gia
Qua kháng thư, các chuyên gia nhân quyền LHQ bày tỏ sự quan tâm về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng vì mối liên hệ trực tiếp đến các hoạt động thúc đẩy nhân quyền của ông, và khi bị giam giữ các quyền của ông đã không được đảm bảo.
“Thực tế là ông Dũng bị giam giữ mà không được tiếp cận với gia đình hoặc luật sư của mình. Chúng tôi quan ngại rằng trong khoảng thời gian dài trước khi được phép liên lạc ra bên ngoài khiến ông ta có nguy cơ bị tra tấn hoặc bị đối xử tàn nhẫn và vô nhân đạo”, các chuyên gia nhân quyền LHQ bày tỏ.
Để làm rõ hơn về mối quan tâm này, các chuyên gia đã yêu cầu chính phủ Việt Nam phản hồi về các cáo buộc, cũng như cung cấp các căn cứ pháp lý dẫn đến việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng và giải thích việc giam giữ ông ấy tương thích như thế nào với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Đồng thời, các chuyên gia cũng đề nghị chính phủ Việt nam cung cấp những biện pháp đã được thực hiện nhằm đảm bảo cho các nhà nhà báo và những người bảo vệ nhân quyền thực hiện công việc hợp pháp của họ trong một môi trường an toàn mà không bị đe dọa, quấy rối hoặc trả thù dưới bất kỳ hình thức nào.
Kháng thư cũng nhắc lại tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) lần thứ 3 của Việt Nam, một số quốc gia đã khuyến nghị Việt Nam cần sửa đổi hoặc bãi bỏ điều 117 Bộ luật Hình sự về tội tuyên truyền chống nhà nước, và làm cho nó phù hợp hơn với luật nhân quyền quốc tế.
Trong khi chờ trả lời, các chuyên gia yêu cầu chính phủ Việt Nam cần thực hiện các biện pháp tạm thời cần thiết để tạm dừng các vi phạm bị cáo buộc và ngăn chặn sự tái diễn.
Kháng thư được đệ trình bởi 4 vị chuyên gia nhân quyền của LHQ là David Kaye, Báo cáo viên đặc biệt về thúc đẩy và bảo vệ quyền tự do biểu đạt; Leigh Toomey, Phó Chủ tịch Nhóm công tác về giam giữ tùy tiện; Clement Nyaletsossi Voule, Báo cáo viên đặc biệt về quyền tự do hội họp và lập hội, và Michel Forst, Báo cáo viên đặc biệt về tình hình những người bảo vệ nhân quyền.
Kháng thư là một hình thức giải quyết khiếu nại vi phạm nhân quyền thuộc Thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Các cá nhân hay bất kỳ tổ chức xã hội dân sự nào khi có được thông tin cậy về các hành vi vi phạm nhân quyền của quốc gia có thể gửi đơn khiếu nại đến các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Từ thông tin khiếu nại này, các chuyên gia LHQ có thể can thiệp trực tiếp với chính phủ của quốc gia thông qua kháng thư chất vấn, làm rõ các cáo buộc vi phạm nhằm bảo vệ cho các nạn nhân.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Chiến lược của Hoa Kỳ cho mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Cộng
"…tôi muốn nói về cách khai triển một chiến lược tổng hợp để đối phó với Trung Cộng."
John Lenczowski
***
Trong cuộc họp báo về Viêm phổi Vũ Hán sự xuất hiện của Peter Navarro bên cạnh TT Trump rất đặc biệt. Ông là tác giả của "Chết dưới tay Trung quốc", nhân vật chống Trung Cộng số một. Chính sách về y tế và kinh tế trong mùa dịch Covid-19 mà Trump gọi là Chinese virus luôn mang dấu ấn của Navarro.
Nhưng bên Trump không chỉ Navarro mà còn John Lenczowski.
Vậy John Lenczowski là ai?
Ông là nhà sáng lập Học viện Chính trị Thế giới nơi tập hợp nhiều nhà nghiên cứu Trung Quốc mà không hề bị Trung Quốc dụ dỗ, mua chuộc được.
Mới đây trong một Diễn đàn về mối nguy cơ Trung Quốc ông đã làm chính giới Mỹ phải té ngửa về cái gọi là ảo tưởng Trung Quốc sẽ thay đổi hoà nhập với thế giới...
Trong diễn biến dịch Vũ Hán mà không phải tự dưng Trump gọi là "virus Trung Quốc", gã xin gửi đến bạn đọc đoạn trích lời cuối của Tiến sĩ John về bản chất của Trung Quốc mà chính xác hơn là bản chất của Cộng sản Trung Quốc để tách biệt Dân và đảng cầm quyền của Trung Quốc.
"Đây là điều cuối cùng tôi muốn nói, đó có thể là một trong những điều quan trọng nhất nếu chúng ta thực sự muốn thắng Chiến tranh Lạnh với Trung Cộng. Đó là: chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành các chính sách Chiến tranh Lạnh, không chỉ thế thủ. Chúng ta cần phải có thế công. Chúng ta cần khôi phục tình trạng đối xử tương đồng trong mối quan hệ này. Trong chiến tranh, tấn công có nghĩa là tấn công trọng tâm của kẻ thù. Trọng tâm là yếu tố nếu không có nó thì địch không thể gây chiến, và không thể tồn tại được.
Trọng tâm của Trung Cộng... là gì?
Ở Trung Cộng, Bắc Hàn và các chế độ tương tự, trọng tâm đó là hệ thống an ninh nội bộ của nhà nước.
Thực tế trung tâm của đời sống chính trị ở Trung Cộng và các quốc gia chuyên chế khác là sự thiếu chính danh của chế độ; cai trị mà không có sự đồng ý người dưới quyền cai trị. Một chế độ không có chính danh thì có vấn đề an ninh nội bộ rất lớn. Chính quyền sợ chính người dân của mình, đó là yếu tố trung tâm của đời sống chính trị. Chính quyền sợ bất cứ điều gì có thể kích động người dân chống lại họ và thậm chí có thể lật đổ họ. Đó là lý do tại sao Trung Cộng sợ sự thật, tại sao họ phải kiểm soát tất cả thông tin và truyền thông, tại sao phải phá chương trình phát sóng nước ngoài, tại sao phải cấm tự do thông tin.
Cộng sản Tàu là một bộ máy vi phạm nhân quyền khổng lồ. Và điều này là do chế độ sợ chính người dân của mình.
Một trong những nguyên tắc chiến lược hợp lý nhất là ta phải biết ai là đồng minh của mình. Theo quan điểm của tôi, các đồng minh lớn nhất của chúng ta trong tất cả các vấn đề này, các đồng minh tiềm tàng của chúng ta là người dân Trung Quốc : những người có nhân quyền đang bị xâm phạm, những người không thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi gồm những đại gia đang làm giàu và hưởng sự bao che của Đảng.
Họ là những đồng minh của chúng ta. Hàng năm có khoảng hơn 70.000 vụ xáo trộn dân sự ở Trung Cộng. Có những cuộc biểu tình, bạo loạn, bất cứ loại xáo trộn nào, thường là phản đối tham nhũng của Đảng Cộng sản địa phương.
Dân chúng có biết về cũng có những xáo trộn khác không?
Không.
Bởi vì cách thức hoạt động của chế độ Cộng sản là khi có sự xáo trộn dân sự ở một số khu vực nhất định, chế độ sẽ cắt đứt mọi liên lạc đến địa phương đó. Và chỉ sau đó, khi các liên lạc bị cắt đứt, họ mới đi vào và nghiền nát tất cả mọi thứ. Vì vậy, nếu những người khác rốt cục biết rằng có một cuộc biểu tình, hoặc một cuộc đình công, hoặc một cuộc bạo loạn, hoặc một cái gì đó tương tự, thì thông điệp thực sự là nó đã bị nghiền nát, và do đó, chỉ cố gắng làm điều gì tương tự như vậy một lần nữa cũng là vô ích.
Toàn bộ chiến lược tâm lý của hệ thống an ninh nội bộ của Nhà nước Trung Cộng là đưa người dân vào tình trạng cam chịu. Để mọi người tin rằng kháng cự chống lại chế độ này là uổng công vô ích. Một khi họ chịu thua điều này, nó sẽ dẫn đến sự nguyên tử hóa của xã hội. Đó là gì? Đó là khi tách từng cá nhân khỏi mọi người khác. Cá nhân đơn độc chống lại nhà nước độc đảng toàn quyền. Thực hiện điều đó như thế nào? Bằng một hệ thống chỉ điểm viên bí mật khắp mọi nơi. Tôi không biết có bao nhiêu chỉ điểm viên bí mật ở Trung Cộng, nhưng ở Đông Đức – người Đức vẫn có thói quen làm thống kê tốt – nó chiếm tới 30% dân số, ba mươi phần trăm! Điều đó có nghĩa là ai đó trong gia đình bạn là người cung cấp thông tin, nhưng bạn không biết điều đó. Người ấy không thể nói với bạn. Và họ sẽ kiểm tra bạn. Anh ta có thể không muốn trở thành một người cung cấp thông tin. Anh ta có thể đã bị ép buộc phải làm. Họ sẽ kiểm tra xem anh ta có thông báo gì không bằng cách cho người phạm tội kinh tế, hoặc làm một cái gì khác ngay trước mắt anh ta. Và sau đó, nếu anh ta không báo cáo thì anh ta sẽ bị trừng phạt. Không khí ngờ vực tràn ngập khắp nơi: khi tình trạng thực sự trở nên tồi tệ, thậm chí bạn cũng không tin ngay cả người trong chính gia đình bạn.
Thêm vào đó lại có ý thức hệ làm nhịp trống cho những người lính diễu hành. Nó đặt tiêu chuẩn để đo độ lệch lạc.Đó là tiêu chuẩn đo sự tuân thủ. Đó là sự đúng đắn về chính trị, nó định nghĩa thế nào là đúng đắn chính trị. Mọi người phải đi theo nhịp trống đó, nếu không, bạn có thể bị trung sĩ lôi ra khỏi đội hình và bị kỷ luật. Vì vậy, tất cả được củng cố và tất cả được thu về một mối dưới sự độc quyền về thông tin và truyền thông này.
Nhiệm vụ chiến lược của chúng ta là phá vỡ sự độc quyền đó... ".
Gã sửng sốt khi đọc những phân tích trên về Trung cộng vì thấy cái gì đó giông giống mà chính nước gã bị trói làm bản sao...
Phải thoát khỏi cái bản sao đó nếu không muốn "Chết dưới tay Trung Quốc."
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2019, Defense Forum Foundation (Quỹ Diễn đàn Quốc phòng) đã tổ chức Congressional Defense and Foreign Policy Forum on Capitol Hill (Diễn đàn Chính sách đối ngoại và Quốc phòng của Quốc hội tại Capitol Hill). Tiến sĩ John Lenczowski, người sáng lập và Chủ tịch của Institute of World Politics, IWP (Viện Chính trị Quôc tế) đã bàn về mối đe dọa của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ và những điều cần phải làm để triển khai một chiến lược tổng hợp toàn diện. Dưới đây là bản ghi lại cuộc thảo luận đó.
Suzanne Scholte: Chào quý vị, xin quý vị chú ý, chúng ta sẽ bắt đầu với chương trình. Tôi là Suzanne Scholte, Chủ tịch Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Tôi hân hạnh chào đón quý vị đến Diễn đàn Chính sách đối ngoại và Quốc phòng của chúng tôi. Xin cám ơn quý vị. Tôi biết tất cả mọi người đều có một lịch trình rất bận rộn, nhưng tôi muốn cảm ơn quý vị đã dành thời gian để tham gia với chúng tôi hôm nay. Trước khi giới thiệu diễn giả, tôi muốn ghi nhận nỗ lực của ông Ty McCoy, Phó Chủ tịch của chúng tôi, một trong những người có công trong việc thực hiện diễn đàn này ngày hôm nay.
Tôi cũng muốn giới thiệu một anh hùng cho người dân Tàu; người là nguồn cảm hứng cho những người chiến đấu cho tự do trên toàn thế giới, ông cũng là một trong những anh hùng đối với cá nhân tôi, Tiến sĩ Yang Jianli, Chủ tịch và Người lập ra Citizen Power Initiatives for China (Sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Hoa). Ông vừa về từ Prague nhưng đã vội đến đây chỉ để nghe diễn giả của chúng ta.
Diễn giả của chúng ta hôm nay, Tiến sĩ John Lenczowski, là Người sáng lập và Chủ tịch của Viện Chính trị Thế giới, là tổ chức học thuật duy nhất chuyên giảng dạy tất cả các nghệ thuật trị nước, từ chiến lược quân sự, đến chiến lược kinh tế, đến lãnh đạo tinh thần, và làm thế nào để hội nhập những điều này vào một chiến lược quốc gia. Thực vậy, ông là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ full-spectrum diplomacy (ngoại giao toàn phổ) là một chiến lược tổng hợp bao gồm tất cả các công cụ nhập cuộc, bao gồm cả ngoại giao truyền thống và ngoại giao quần chúng, cũng như ngoại giao văn hóa, tức là tăng cường liên hệ với quần chúng – đó là điều mà tôi rất ưa thích, bởi vì như nhiều người trong quý vị biết chúng tôi có liên kết với Đài phát thanh Bắc Hàn, là đài tiếp súc với người dân ở Bắc Hàn..
Tôi muốn nói với quý vị một chút về những gì tiến sĩ John Lenczowski đã làm trước khi ông thành lập Học viện Chính trị Thế giới. Vào những năm 1980, ông phục vụ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với tư cách là Cố vấn đặc biệt cho Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị. Trong nhiệm vụ này ông đã giúp cho Radio Free Europe và Radio Liberty có sự hỗ trợ cần thiết để phổ biến tin tức nhanh chóng và khắc phục những nỗ lực gây nhiễu của Liên Xô. Ông đã vận động Quốc hội chuẩn y 2.5 tỷ đô la để hiện đại hóa VOA và Radio Free Europe / Radio Liberty. Đồng thời, ông là thành viên của Active Measures Working Group (Nhóm làm việc về các biện pháp tích cực), nhắm vào thông tin sai lệch của Liên Xô.. Sau đó, ông là Giám đốc về Âu châu và Liên Xô Sự vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia, với chức vụ là Cố vấn chính về Liên Xô sự vụ cho Tổng thống Ronald Reagan. Trong vai trò đó, ông đã giúp phát triển chính sách giúp làm sụp đổ Đế quốc Liên Xô. Do đó, vì là một trong những người đã giúp Hoa Kỳ chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh chống lại Liên Xô, nên điều thích hợp nhất là tôi đã mời Tiến sĩ Lenczowski thảo luận về đề tài: Chiến lược của Hoa kỳ để đáp ứng mối đe dọa ngày càng tăng của Trung Cộng. Xin mời ông John.
Tiến sĩ John Lenczowski: Xin chào quý vị. Cảm ơn bạn Suzanne rất nhiều vì lời giới thiệu rất hay đó. Bạn thực sự đã tìm hiểu rất kỹ về quá trình hoạt động của tôi. Tôi rất biết ơn bạn đã làm công việc đó. Tôi muốn cảm ơn bạn vì những nỗ lực anh dũng không ngừng của bạn để bảo vệ tự do và an ninh cho đất nước này, và yểm trợ công cuộc tranh đấu của những người bị áp bức trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Bắc Hàn và Trung Cộng. Bạn đã là một trong những người kiên định hoạt động cho an ninh quốc gia của chúng ta trong nhiều năm. Chính bạn đã giúp tôi có vinh dự tham gia vào diễn đàn này.
Tôi cũng muốn cảm ơn Ty McCoy đã hỗ trợ cho Quỹ Diễn đàn Quốc phòng. Điều ngẫu nhiên Ty cũng là một thành viên của Hội đồng quản trị và ban Điều hành của Viện Chính trị Thế giới. Anh ấy là một người hỗ trợ tuyệt vời cho nỗ lực của chúng tôi, và vì vậy tôi muốn cảm ơn Ty vì sự phục vụ phi thường của anh ấy cho đất nước trong nhiều năm.
Hôm nay, tôi muốn nói về cách khai triển một chiến lược tổng hợp để đối phó với Trung Cộng. Trước khi bắt đầu nói về những gì chúng ta phải làm, tôi muốn thảo luận ngắn gọn nhất có thể về toàn bộ mối đe dọa của Trung Cộng đối với Hoa Kỳ và thế giới tự do.
Trung Cộng đã tiến hành Chiến tranh Lạnh chống lại Hoa Kỳ trong nhiều năm, hoặc có thể nói nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, chúng ta có rất nhiều trở ngại cho khả năng nhận thức thực tế này. Chúng ta có những ý nghĩ không tưởng về cách Trung Cộng sẽ tự biến đổi trong nội bộ. Chúng ta có đầy những suy nghĩ mơ ước, sự mù quáng cố ý – điều mà Solzhenitsyn gọi là “không muốn biết”. Chúng ta không muốn đối mặt với những thực tế đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta.
Rồi, lẽ dĩ nhiên, có rất nhiều người đã có được những bài học rất hay phải tự kiểm duyệt mình để sống trong một chế độ toàn trị. Chúng ta thấy các doanh nghiệp của chúng ta cũng tự kiểm duyệt, cho dù đó là NBA (US National Basketball Association – Hội Bóng Rổ Hoa kỳ), tập hợp khách sạn, các hãng hàng không của chúng ta và mọi người khác. Đó là một cảnh tượng thảm hại và kinh tởm cho những người trong chúng ta tin rằng khi sống ở Mỹ, ta vẫn phải có đủ can đảm để nói ra một số sự thật. Nhưng điều đó trở nên ít có thể làm được, ngay cả ở đất nước chúng ta, khi các trường đại học của chúng ta cũng ở trong số những kẻ thù lớn nhất của tự do ngôn luận, và hiện tượng tránh né đụng chạm chính trị đang diễn ra tràn lan ở đất nước chúng ta.
Tôi xin kiểm điểm một số hành động Chiến tranh Lạnh mà Trung Cộng đã và đang thực hiện chống chúng ta.
Trước hết, có hoạt động gián điệp thực sự rất lớn chống đất nước chúng ta. Có ít nhất 50.000 người thu thập thông tin tình báo Trung Cộng ở đất nước này, nhưng chúng ta biết có thể gấp đôi số đó. Tôi không nghĩ rằng phản gián của Hoa Kỳ có thể cho chúng ta một số ước tính tốt. Tôi chỉ biết là bất cứ khi nào tôi nói chuyện với các cơ quan phản gián của chúng ta, mỗi khi tôi đưa ra con số đại khái là 10.000, hay 25.000 thì họ đều nói rằng tôi đánh giá quá thấp. Vì vậy 50.000 dường như là một con số chính xác hơn.
Có hơn 350,000 sinh viên Tàu tại đất nước này, trong số đó, và thêm vào đó, còn có hàng ngàn nhà nghiên cứu Tàu. Trong một năm người Tàu thực hiện 5.000 chuyến thăm tới các phòng thí nghiệm quốc gia của chúng ta, mỗi chuyến thăm có thể lâu từ hai tuần đến hai năm. Chúng ta để họ làm mhư vậy. Chúng ta chuyển giao cho họ kỹ thuật công nghệ của chúng ta. Tất nhiên, chúng ta không chỉ để họ lấy cắp; chúng ta thực sự đưa nó cho họ. Và trong khoảng ba đến bốn thập kỷ, chúng ta đã kín đáo và cố tình hỗ trợ Trung Cộng trong việc phát triển khoảng 10.000 kỹ thuật công nghệ khác nhau.
Hoa Kỳ đã cố tình xây dựng Trung Cộng thành một siêu cường và trở thành mối đe dọa sinh tử đối với sự tồn tại của chính chúng ta. Chúng ta đã làm như vậy trên cơ sở những gì tôi bây giờ tôi coi là – và ngay vào thời điểm đó – một chính sách rất thiếu sáng suốt khi cố gắng chơi trò cân bằng quyền lực chính trị thế kỷ 19 bằng cách dùng Trung Cộng chống lại Liên Xô. Rốt cục chính sách này đã tạo ra một sự ngộ nhận vừa về đạo đức vừa về chiến lược, coi Liên Xô cộng sản xấu và ngụ ý coi Trung Cộng tốt. Chính quyền Obama đã cấp thị thực 10 năm cho 2 triệu người Tàu. Trong số những người Tàu vào nước ta có những phụ nữ đang sinh con ở đây – để con thành công dân Mỹ – nhưng sau đó mẹ lại về Tàu.
Người Tàu Cộng đang tiến hành thu thập số lượng dữ liệu khổng lồ về người Mỹ. Tất nhiên, quý vị đã biết khoảng 21 triệu tập tài liệu về bản thân của những người được phép tiếp cận với tài liệu mật mà tình báo Trung Cộng đã đánh cắp từ Văn phòng Quản lý Nhân viên. Chúng ta biết rằng 78 triệu hồ sơ y tế đã bị hack và lấy trộm từ công ty bảo hiểm y tế Anthem. Một trong những công ty lớn có thể cho bạn biết bạn có tổ tiên là người Neanderthal không là một công ty của người Tàu, và họ đang thu thập DNA của chúng ta.
Họ đang tiến hành một công cuộc xây dựng quân sự khổng lồ, bao gồm cả vũ khí không gian. Người ta cho rằng họ đang đi trước chúng ta trong việc vũ khí hóa không gian. Vào năm 2007, họ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm laser chống lại các vệ tinh của Hoa Kỳ để chứng minh khả năng làm mù các vệ tinh. Họ có vũ khí trực tiếp phóng lên chống vệ tinh. Chúng ta không có gì để chống lại các võ khí này. Họ đang nỗ lực tăng cường hải quân, trong khi các tàu của chúng ta bắt đầu lỗi thời và các hạm đội của chúng ta bị thu hẹp thì Trung Cộng tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hải quân với tốc độ rất nhanh.
Trung Cộng đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành ngầm, là một tập hợp các đường hầm được gia cố bằng thép và bê tông, trong đó bạn có thể lái một chiếc xe tải, phía sau có kéo một bệ phóng ICBM di động có vũ khí hạt nhân. Hệ thống đường hầm này lớn cỡ nào? Ước tính tốt nhất cho đến nay là vào khoảng 3,000 dặm đường hầm. Họ che giấu tên lửa hạt nhân trên đất liền của họ trong các đường hầm này. Người ta không biết điều này, bởi vì các cơ quan truyền thông lớn của chúng ta đã không phổ biến điều này. Trung Cộng đã phát triển một loại bom neutron. Họ đang phát triển và có thể đã sản xuất vũ khí siêu âm. Họ đã phát triển khả năng gửi một xung điện từ có thể quét sạch toàn bộ lưới điện của chúng ta. Chúng ta hầu như chưa làm được như thế. Có rất nhiều điều cần nói về quân sự. Nhưng đó chỉ là một vài điểm nổi bật.
Sau đó là các hoạt động gây ảnh hưởng và tuyên truyền của họ. Trung Cộng có các hoạt động tuyên truyền lớn đang diễn ra trên khắp thế giới. Họ có khoảng 3,000 đài truyền hình, 2,500 đài phát thanh. Họ kiểm soát hàng ngàn tờ báo, ít nhất sáu tờ báo tiếng Anh. Họ đang phát sóng bên trong đất nước này, từ trong biên giới của chúng ta và từ Mexico.
Họ đang lũng đoạn phương tiện truyền thông của chúng ta. Chúng ta đều biết về các kỹ thuật truyền thống để báo cáo từ các nước toàn trị. Đó là trường hợp ở Liên Xô, ở Tàu cũng vậy, các nhà báo của chúng ta không viết về những gì tôi gọi là bốn điều cấm kỵ. Bốn điều cấm kỵ là gì? Đừng viết về quân đội Trung Cộng; đừng viết về gián điệp của họ; đừng viết về các biện pháp thi hành, tuyên truyền và hoạt động lén lút của họ; và đừng viết về vi phạm nhân quyền của họ. Nếu bạn tự kiểm duyệt tất cả những điều đó, nếu bạn không làm gì quá xúc phạm đối với các quan ở Bắc Kinh thì họ có thể để bạn báo cáo những điều tầm thường hơn nhiều.
Xin nói thêm là các học giả Mỹ cũng tự kiểm duyệt, bởi vì nếu họ viết về bất kỳ điều gì trong bốn điều cấm kỵ quá mức xúc phạm tới Bắc Kinh, thì họ sẽ không được cấp thị thực vào Trung Cộng. Vì vậy, cả nhà báo và các học giả đều bị chi phối bởi hạn chế thị thực và các hạn chế tiếp cận khác. Hiển nhiên các phóng viên sẽ phải tự kiểm duyệt, nếu họ không muốn văn phòng ở Bắc Kinh của họ bị đóng cửa. Nhưng những người giỏi nhất sau đó sẽ về Mỹ và có lẽ viết một cuốn sách với sự thật mà họ không thể báo cáo trên các trang nhất của tờ New York Times và The Washington Post.
Nói về hai tờ báo đó, hai tờ báo có ảnh hưởng nhất ở Hoa Kỳ: cả hai đều lấy hàng triệu đô la từ Bộ tuyên truyền Bắc Kinh để đăng tải phụ trương định kỳ China Watch, tài liệu tuyên truyền cố hữu của Cộng sản. China Watch ảnh hưởng mọi người đến mức nào? Tôi không dám nói chính xác. Tôi nghĩ rằng nó phải ảnh hưởng một phần nào. Điều nó thực sự làm là nó khai thác sức mạnh của phương tiện truyền thông để bỏ qua, và cơ bản là nó mua chuộc giới truyền thông để tuân thủ bốn điều cấm kị. Các phương tiện truyền thông lớn khác, chẳng hạn như các mạng truyền hình, cũng làm theo New York Times và The Washington Post. Nếu quý vị muốn tìm hiểu bất cứ điều gì về một số vấn đề trong số bốn chủ đề cấm kỵ này, quý vị phải đọc The Washington Times, The Epoch Times và các nguồn truyền thông khác không bị Bắc Kinh hủ hóa.
Bắc Kinh đang hủ hóa các tổ chức học thuật của chúng ta là nơi có lập 107 Học viện Khổng Tử. Đây là những trung tâm tuyên truyền nhằm tiêu diệt những chỉ trích của giới kinh điển về chính sách của Bắc Kinh. Các viện này bị người Tàu Cộng kiểm soát và phải tuân theo quy định phát biểu của Trung Cộng. Chúng ta có 20 trung tâm văn hóa Mỹ ở Trung Cộng do người Tàu Cộng kiểm soát chứ không phải chúng ta.
Trung Cộng đang cho rất nhiều tiền cho các trường đại học Mỹ. Họ đã tặng 250 triệu đô la cho Harvard, hàng triệu đô la cho Stanford. Báo cáo đáng tin cậy nói rằng một tổ chức trá hình của tình báo Trung Cộng đã cho tiền và tham gia vào các dự án chung với Atlantic Council, (Hội đồng Đại Tây Dương), East-West Institute (Viện Đông-Tây), the Carnegie Endowment for International Peace (Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế), the Carter Center (Trung tâm Carter) và the Brookings Institution (Viện Brookings). Còn có nhiều tổ chức khác nữa. Trường cũ của tôi, Johns Hopkins School of Advanced International Studies (Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins), đã lấy tiền từ tổ chức trá hình này. Tất cả đều bị hủ hóa. Đó là điều không thể dung tha được trong một xã hội tự do. Hình như không có ai nói nhiều về vấn đề này.
Trung Cộng đang ráo riết cố gắng hủ hóa các chính trị gia của chúng ta. Có tài liệu đầy đủ về các đóng góp rất lớn của họ cho các cuộc tranh cử ít ra là từ thập niên 1990, Họ nhắm vào các nhân viên của quốc hội, vào người trong gia đình của các chính trị gia. Họ thích làm giầu cho bà con của một số các chính trị gia nổi tiếng. Quý vị có thể đọc một chút về sự kiện này trên báo. Sau đó, họ nhắm mục tiêu vào các chính trị gia tiểu bang và địa phương, bởi vì họ biết rằng ủy viên hội đồng có thể trở thành thượng nghị sĩ tiểu bang và một thượng nghị sĩ tiểu bang có thể trở thành nghị sĩ Hoa Kỳ: đây là chiến lược được gọi là chiến lược triều cường.
Lẽ dĩ nhiên Trung Cộng hành động gây ảnh hưởng trong cộng đồng doanh nghiệp của chúng ta. Sự trung lập hoá chính trị giới doanh nghiệp Mỹ là một trong những hiện tượng ngoạn mục và có ý nghĩa chiến lược nhất mà chúng ta từng thấy trong bất kỳ hành vi kiểu Chiến tranh Lạnh nào trong suốt thế kỷ qua. Lenin, Stalin, Brezhnev, Andropov, Gorbachev – ngoại trừ Gorbachev hãy còn sống – chắc phải ghen ty dưới mồ khi thấy Trung Cộng thành công như thế nào trong việc trung lập hóa chính trị giới doanh nghiệp của chúng ta.
Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp – thành viên hội đồng quản trị của các trường đại học và các think tank của chúng ta – đang kiếm được nhiều tiền nhờ kinh doanh với Trung Cộng. Một số trong các người đó đang kiểm duyệt các công việc phân tích đang diễn ra trong những think tank đó. Một ví dụ cụ thể, trong một think tank nổi tiếng ngay tại thành phố này, một nhà phân tích quân sự đã viết về sự phát triển của quân đội Trung Cộng một cách khách quan vô tư, dựa trên thực tế, không có tính cách mị dân. Một nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn có lợi ích kinh doanh lớn ở Trung Cộng và cũng là một nhà tài trợ chính cho think tank đó rất bận tâm về tài liệu phân tích của chuyên gia này, bởi vì nhà doanh nghiệp đó nghĩ rằng nếu nhiều người Mỹ bắt đầu lo lắng về việc tăng cường lực lượng quân sự của Trung Cộng, thì điều đó có thể là gây ra căng thẳng Mỹ-Trung. Ông ta tin rằng nếu có thêm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, thì sẽ gây ra tình trạng bất ổn ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích kinh doanh của ông. Ông sắp xếp để chuyên viên phân tích đó bị sa thải và cho một số tiền lớn để bịt miệng. Chuyên viên bị sa thải đến một think tank khác. Hai ủy viên quản trị của think tank này là những người đóng góp tài chính lớn cho think tank đó dọa sẽ từ chức và ngưng hỗ trợ tài chính cho think tank nếu không sa thải chuyên viên này. Thế là ông chuyên viên đó lại bị sa thải.
Tôi có thể kể cho quý vị nhiều câu chuyện nữa như vậy, như chuyện một trong những giáo sư của chúng ta đã từng làm việc tại một think tank lớn khác. Ông bắt đầu phản đối công khai về việc có bao nhiêu cựu thành viên Nội các – Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng và Giám đốc Tình báo Trung ương – đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhận thù lao của Bắc Kinh. Tuy nhiên, chính những người này đã tới Quốc hội, tới các tòa nhà như thế này, đến các phòng gần đó để điều trần với tư cách là các chính khách cao niên, bề ngoài là vì lợi ích của Hoa Kỳ, nhưng không tiết lộ mâu thuẫn về quyền lợi (conflict of interest) “ăn cây táo rào cây sung” của họ. Họ hầu như luôn luôn hạ thấp mối đe dọa của Trung Cộng. Đó là chủ đề chính: hạ thấp mối đe dọa Trung Cộng và khuyến khích mọi người tin rằng Trung Cộng sẽ cải tổ nội bộ và trở thành một nền dân chủ. Chà, chính một trong những thành viên nội các đó lại là thành viên trong hội đồng quản trị think tank, và chính ông ta đã sắp xếp việc sa thải anh chuyên viên phân tích. Rốt cục chúng tôi đã thu dụng anh chuyên viên đó vào Học viện Chính trị Thế giới.
Trung Cộng đầu tư nhắm vào các khu vực bầu cử mà Trung Cộng đặc biệt chú ý. Một trong những chiến lược chính của họ là liên doanh với một công ty địa phương của Mỹ. Nếu có một số mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Cộng, mối đe dọa đó cũng sẽ ảnh hưởng tới nhân viên trong công ty Mỹ đó. Gần đây, chúng tôi đã thấy một trong những nhà lãnh đạo nổi bật của chúng ta tại Hạ viện này đứng ra bảo vệ một liên doanh Hoa Kỳ-Trung Cộng trong khu vực bầu cử trái với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ.
Trung Cộng đang thực hiện các biện pháp tích cực. Các biện pháp tích cực là một thuật ngữ cũ của KGB dùng để chỉ thông tin sai lệch, giả mạo, hoạt động bí mật ảnh hưởng tới chính trị, khiêu khích, nghi binh, tuyên truyền đen, tất cả các loại “hành động có tính cách tuyên truyền”, kể cả khủng bố, v.v. Họ để Bộ phận Công tác Mặt trận Thống nhất của họ làm việc này. Đó là một hoạt động lớn. Tập Cận Bình đã bổ sung 40.000 nhân sự mới cho Ban Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương Đảng Cộng sản Tàu (United Front Work Department), thêm vào hàng ngàn người đã làm việc ở đó (nhưng tôi chưa thể có con số nhân sự chính xác). Những biện pháp tích cực này rất đa dạng. Hôm nay tôi không thể đi vào chi tiết: chỉ cần nói rằng người Tàu Cộng đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một phần trong công cụ tuyên truyền, những nỗ lực của họ cũng lớn như những nỗ lực của Nga đã được ghi nhận kỹ lưỡng trong Báo cáo Mueller. Nhưng dường như không ai quan tâm nhiều đến các hoạt động của Trung Cộng.
Người Tàu (cộng) đã xâm nhập vào cộng đồng người Mỹ gốc Tàu trên khắp thế giới và ở đất nước này, và đã cố gắng chiếm lấy và gây ảnh hưởng đến giới truyền thông Mỹ gốc Tàu. Họ cố gắng bịt miệng những người bất đồng chính kiến đang tị nạn ở Hoa Kỳ.
Tàu cộng đang ảnh hưởng đến Hollywood. Họ hạn chế số lượng phim có thể được phân phối bên trong Trung Cộng và họ khiến các nhà sản xuất Hollywood phải tự kiểm duyệt để làm các bộ phim, bao gồm cả những bộ phim chỉ được chiếu ở Hoa Kỳ, không xúc phạm tới Tàu Cộng – đây là một vấn đề rất lớn. Trung Cộng sở hữu toàn bộ chuỗi nhà hát AMC[1].
Sau đó, họ đã có chiến lược kinh tế. Đó là một chiến lược có đặc trưng ngắn gọn là sự hoàn toàn không có qua có lại. Nó không phải là tự do mậu dịch. Đó là chiến lược giao dịch trọng thương vơ lợi vào cho mình, nhằm ngầm phá hoại các tập đoàn Mỹ, khiến họ bị sập tiệm và chiếm thị phần của họ ở Hoa Kỳ. Họ mua các công ty Mỹ. Họ đã liên doanh với các công ty Mỹ. Họ tài trợ cho các công ty công nghệ cao của Mỹ. Họ sử dụng thị trường vốn của Mỹ để tiếp cận vốn để tài trợ cho sự phát triển công nghệ của chính họ và công cuộc tăng cường quân đội. Ngay bây giờ, có một số nỗ lực, tôi không biết chính xác chi tiết về điều này, có thể thay đổi một số quy định tại Hoa Kỳ cho phép các quỹ hưu trí liên bang và quỹ hưu trí quân sự của chúng ta, đổi từ mức 5% mức đầu tư vào các công ty Tàu Cộng, lên mức 20% hoặc 25%. Phải ngăn chặn mưu toan này. Có lẽ có một người trong phòng hội này có khả năng làm điều gì đó.
Tàu Cộng, tất nhiên, đặt điều kiện khi vào thị trường Trung Cộng: Bạn phải chuyển giao công nghệ của bạn. Bạn phải mang hoạt động nghiên cứu và phát triển của mình vào Trung Cộng. Họ không cho phép bạn tiếp cận với tất cả hàng tỷ người tiêu dùng của họ. Họ đang sản xuất hàng giả. Tất nhiên, họ đang sử dụng công nghệ đánh cắp được. Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng chúng ta cần bắt đầu sử dụng một số ngữ nghĩa tốt hơn về tất cả những điều này. Khi một người mua một sản phẩm của Trung Cộng, đôi khi người ta mua hàng hóa thực sự là “hàng ăn cắp”. Tôi không nghĩ rằng đó là danh dự hay đạo đức, và có lẽ nó không nên coi việc mua hàng ăn cắp là hợp pháp.
Họ đang mua chuộc nhiều nguời giỏi nhất và sáng giá nhất của chúng ta và thu dụng họ vào Kế hoạch Ngàn người (Thiên nhân Kế hoạch) của họ.
Họ cho người của họ nằm vùng trong các công ty kế toán quan trọng nhất ở đất nước này. Thế là tình báo Trung Cộng nắm được thông tin nội bộ của những đại công ty để giúp họ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trong thị trường chứng khoán. Những công ty kế toán nhìn thấy những sổ sách nội bộ của nhiều tập đoàn lớn của chúng ta. Vì vậy, tình báo Trung Cộng có được thông tin nội bộ về khiến họ tham gia vào các giao dịch bất hợp pháp trên thị trường chứng khoán. Nhưng vì họ có lợi thế nhờ các dịch vụ tình báo giúp đỡ họ, họ có thể che giấu tất cả những điều này theo cách mà SEC (Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ – Securities and Exchange Commission) và các cơ quan thi hành luật khác không thể xử lý.
Trung Cộng đã đột nhập các giao dịch trên mạng của các của công ty Hoa Kỳ. Họ đã có thể hack vào các máy chủ của công ty nơi đặt hàng sản phẩm và giảm mức độ của những đơn hàng đó. Do đó, họ đã phá hoại sự thành công của các công ty công nghệ cao mới phát triển. Và sau đó, khi công ty bắt đầu lung lay, họ sẽ đến và mua công ty với giá rất rẻ.
Họ có một chiến lược chiến tranh kinh tế bao gồm các mánh khóe bất hợp pháp như naked short selling[2], và đã được phát hiện trong quá khứ, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nơi cả Trung Cộng và một số quỹ tài sản có giới cầm quyền ở Trung Đông đều tham gia bán, tất cả thông qua một công ty môi giới không có tiếng tăm gì ở Texas. Mặc dù thực tế điều này là bất hợp pháp, nhưng chúng ta dường như không chú ý nhiều đến nó, bởi vì chính phủ Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến chiến tranh kinh tế.
Tiếp đến là mối đe dọa 5G mà chính tôi cũng không thể bắt đầu mô tả mức độ bị tổn thương của đất nước chúng ta và toàn bộ thế giới tự do, nếu Trung Cộng thành công trong việc độc quyền 5G. Họ sẽ có thể dùng kỹ thuật đó như một vũ khí trong mọi lĩnh vực: mọi công nghệ được kết nối và không bảo mật đều có thể bị 5G khống chế.
Họ có một chiến lược chính trị toàn cầu. Tất cả quý vị đều biết về Sáng kiến Vành đai và Con đường, một nỗ lực tân thuộc địa để lôi kéo giới lãnh đạo chính trị ở các quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm, họ đã có một chiến lược toàn cầu để duy trì sự hiện diện về dân số và cơ sở hạ tầng tại mọi điểm then chốt chiến lược trên mặt biển lớn trên thế giới: tại Eo biển Malacca, Eo biển Hormuz, ở Eo biển Bab-el-Mandeb họ có căn cứ mới ở Djibouti, họ đã ở kênh đào Suez, họ ở Dardanelles, họ ở hai đầu kênh đào Panama. Tôi không biết về Gibraltar. Nếu có ai nghe nói về sự hiện diện của Trung Cộng tại Gibraltar, xin cho tôi biết và tôi có thể thêm vào bảng liệt kê.
Rồi còn có những hành động xâm lược linh tinh khác nữa. Dịch fentanyl ở đất nước này không phải ngẫu nhiên mà có. Người Tàu đã dính líu vào chiến tranh ma túy. Thực vậy, toàn bộ chương trình của Liên Xô được gọi là Druzhba narodov (hữu nghị giữa các dân tộc), là một chương trình được Nikita Khrushchev phát triển vào những năm 1950, để khiến cho không phải KGB và GRU, mà là các nước chư hầu của đế chế Liên Xô đưa ma túy vào Tây phương để làm hỏng đầu óc của giới trẻ Mỹ; để kiếm được nhiều tiền – rất nhiều tiền – đến nỗi họ đã tài trợ cho toàn bộ dịch vụ tình báo của các quốc gia chư hầu bằng tiền bán ma túy bất hợp pháp; và nắm hồ sơ về các chính trị gia tham nhũng ở nhiều quốc gia khác để các người này có thể bị thao túng cho mục đích tình báo. Nikita Khrushchev đã làm tất cả những điều này như thế nào? Ông lấy cảm hứng từ việc người Tàu sử dụng ma túy như một vũ khí chiến tranh trong Chiến tranh Triều Tiên. Nó hiệu quả đến nỗi ông muốn làm theo y như vậy để phục vụ cho Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Khoảng 15 năm trước – tôi không nhớ ngày chính xác – một trong những sinh viên của chúng tôi tại Học viện Chính trị Thế giới, người làm việc với đơn vị tình báo tại Hải quan Hoa Kỳ, nói với chúng tôi về cách Hải quan Hoa Kỳ vừa bắt vụ Trung Cộng mưu đồ xuất khẩu sung AK-47 cho các băng đảng đường phố Los Angeles. Vũ khí tiếp theo mà họ mưu toan gửi đến là những tên lửa phòng không vác vai mô phỏng loại Stinger.
Tất nhiên, rất nhiều mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt là kết quả của các nhược điểm chúng ta tự gây ra. Chúng ta phụ thuộc đáng một cách kinh ngạc vào Trung Cộng đối với các loại dược phẩm theo toa và các chuỗi cung ứng quan trọng khác.
Vậy phải làm gi? Tôi nghĩ điều số một là phải nói thật. Đã từ lâu, quá lâu, chúng ta đã không nói lên sự thật cho chính chúng ta. Điều này đã khiến chúng ta bị nguy hại không thể tưởng tượng được. Đương kimTổng thống, dù ta có thể cho ông là thế nào đi chăng nữa, là Tổng thống đầu tiên trong số các vị cầm quyền khác đã nói lên một số sự thật rõ rệt về mối đe dọa từ Trung Cộng. Tôi nghĩ rằng chính quyền này còn có thể làm nhiều điều hơn nữa.
Điều tiếp theo là chúng ta phải thiết lập phòng thủ.. Tôi nghĩ rằng một trong những phòng thủ đầu tiên mà chúng ta phải xây dựng là một nỗ lực mới to lớn trong công cuộc phản gián. Hiện tại, chúng ta yếu về phản gián. Chúng ta đã yếu trong nhiều năm. Có rất nhiều lý do cho tình trạng này. Chúng tôi tại Viện Chính trị Thế giới nghiên cứu điều này rất cẩn thận. Những người bạn quan tâm đến vấn đề này nên đến học hỏi tại viện của chúng tôi. Ngoài chính phủ Hoa Kỳ, chúng tôi là tổ chức đầu tiên cấp bằng Thạc sĩ về Nghiên cứu Tình báo Chiến lược bên và chúng tôi có chương trình phản gián nghiêm túc nhất trên toàn quốc. Tất cả những gì tôi có thể nói là trận tấn công tình báo ào ạt chống lại đất nước chúng ta phải được ngăn chặn. Chúng ta cần đặt nhiều trí tuệ hơn vào cuộc phản công, và tiếp theo phải có nhiều nhân lực hơn, Sau đó, chúng ta cần ban hành một số chính sách mới, nhưng rất cơ bản.
Chúng ta phải bắt đầu hạn chế sự tiếp cận. Trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta đã không để cho người Liên Xô đi hơn 25 dặm ngoài các cơ sở ngoại giao của họ tại khu vực thủ đô quốc gia, tại New York (tại trụ sở Liên Hiệp Quốc), và bất cứ nơi nào họ có một lãnh sự quán, như ở San Francisco, chẳng hạn. Người Tàu Cộng được đi bất cứ nơi nào trong đất nước chúng ta, điều này không thể tiếp tục. Chúng ta không được tự do đi lại trong Trung Cộng. Cần phải có qua có lại.
Đối xử tương đồng là điều then chốt. Nếu bất kỳ từ nào cần được lấy ra khỏi văn mạch của điều tôi đang trình bầy này, thì cần phải xác nhận rằng đối xử tương đồng trong quan hệ với Trung Cộng cần phải thi hành. Chúng ta không bao giờ thực sự có đối xử tương đồng với Liên Xô. Liên Xô có nhiều đặc vụ KGB ở Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Moscow hơn số người Mỹ làm việc ở đó. Không thể tưởng tượng lại có một biểu hiện nào quái dị hơn về sự ngây thơ, dại dột và thiếu thận trọng đó. Chúng ta muốn cho người khác hưởng điều bán tín bán nghi ngay cả khi không có nghi ngờ gì nữa. Đó là cách suy nghĩ bệnh hoạn. Nhưng bản tính của chúng ta là như vậy. Chúng ta phải suy nghĩ chín chắn hơn và nhận ra rằng quốc gia chúng ta sẽ không còn nữa, nếu chúng ta tiếp tục hành động như chúng ta đã làm trong hai thập kỷ qua.
Chúng ta cần hạn chế thị thực. Đối với các phóng viên truyền thông chính thức, Trung Cộng cấp cho chúng ta hai thị thực nhập cảnh cho phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tại Bắc Kinh. Họ không cho chúng ta một thị thực nữa cho một phóng viên VOA ở Thượng Hải. Nhưng chúng ta cho họ 860 thị thực chính thức cho các nhà “nhà báo” tuyên truyền của họ đến với đất nước này.
Chúng ta phải hạn chế sự tiếp cận với các phòng thí nghiệm quốc gia, đến các trường đại học, hạn chế cho vào các cơ sở nghiên cứu của công ty. Mới vài tuần trước đây, tôi đã gặp một anh có bằng kỹ sư tại trường kỹ thuật của Đại học Maryland. Anh nói nơi này rất đầy rẫy các sinh viên kỹ thuật Tàu Cộng, và họ đã có bằng kỹ sư trước khi họ bắt đầu học để lấy bằng cấp mới giống hệt tại trường Đại học. Tại sao họ đã có bằng rồi? Vì như vậy, họ sẽ có thể nhận ra nghiên cứu tiên tiến của các giáo sư kỹ thuật của họ. Vì vậy, họ sẽ biết công nghệ nào để đánh cắp và đỡ mất thời giờ của họ. Vì vậy, họ đến học nhưng đã chuẩn bị rất kỹ càng.
Chúng ta cần hạn chế việc đi lại của những người Tàu Cộng được coi là di dân đang sống ở đất nước này và làm việc trong các ngành công nghiệp nhạy cảm. Tôi biết các ví dụ về những người nhập cư Tàu Cộng làm việc về phát triển phần mềm để truyền tin bảo mật dùng cho các lực lượng vũ trang của chúng ta trên chiến trường và họ về Trung Cộng mỗi năm. Họ đang làm việc trong các hoạt động mật, nhưng rồi chúng ta cho phép họ về Trung Cộng hàng năm. Quý vị nghĩ họ làm gì ở Tàu? Họ được MSS (Bộ Công An) thẩm vấn. Thật là ngoài sức tưởng tượng. Chúng ta phải cấm luật sư Mỹ công khai dạy các điệp viên Tàu Cộng cách lách luật kiểm soát xuất khẩu và các biện pháp an ninh công nghệ khác. Luật sư Mỹ làm điều này, và họ được trả rất nhiều tiền để dạy các điệp viên Trung Cộng cách làm điều đó. Chúng ta cần một chiến dịch toàn quốc nâng cao ý thức của công chúng về mối đe dọa trên mạng. Hiện nay vấn đề này hãy còn là một điều đáng buồn.
Chúng ta cần tiến hành các hoạt động phản gián, có nghĩa là làm những việc sửa đổi các sơ đồ và thông số kỹ thuật để phát triển công nghệ cao, như vậy khi Trung Cộng lấy cắp tài liệu và kết hợp các tài liệu lại, họ sẽ lâm vào mê hồn trận.
Chúng ta cần khôi phục lực lượng vũ trang của chúng ta. Bắt đầu từ đâu? Một trong những vấn đề của chúng ta là chúng ta đã làm những gì Đức quốc xã đã làm. Họ luôn luôn có vũ khí chất lượng cao nhất, tiên tiến nhất. Nhưng chiến lược của Mỹ trong Thế chiến II là có những thứ chất lượng rất tốt, có thể không phải là tiên tiến nhất về máy bay, tàu thủy và xe tăng, v.v. nhưng vượt trội về số lượng. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần thêm số lượng lớn hơn nhiều cho Hải quân của chúng ta, cho Không quân của chúng ta và cho tất cả các quân chủng của chúng ta.
Chúng ta cần phát triển vũ khí không gian. Chúng ta cần phát triển hệ thống phòng thủ cho các vệ tinh của mình. Chúng ta cần phát triển hệ thống phòng thủ cho các tên lửa siêu thanh cao. Để bảo vệ chống lại mối đe dọa của một cuộc tấn công bằng xung điện từ, chúng ta cần phải kiện toàn lưới điện của chúng ta mà, theo thuật ngữ chiến lược quốc gia, lưới điện của chúng ta hãy còn ‘bết’. Chúng ta cần phát triển máy bay có tầm bay xa hơn vì hàng không mẫu hạm rất dễ bị tấn công khi phải tới quá gần trong tầm bắn của tên lửa chống hạm của Trung Cộng. Chúng ta cần khôi phục cơ sở công nghiệp quốc phòng và chấm dứt sự phụ thuộc vào các nước ngoài để cung cấp đồ phụ tùng cho các hệ thống phòng thủ của chúng ta.
Chúng ta cần tăng cường các liên minh, đặc biệt là ở Đông Á. Chúng ta cần giúp đỡ Đài Loan, chúng ta cần đảm bảo rằng Đài Loan có được vũ khí nghiêm túc. Chúng ta cần phải sát cánh với Philippines và giữ cho Trung Cộng không ăn hiếp họ trong cuộc chiến pháp lý quốc tế với Trung Cộng về quyền sở hữu những mỏm đảo đá này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về việc cho phép Hàn Quốc phát triển năng lực hạt nhân tới gần sát mức có thể có thể sản xuất võ khí hạt nhân, để nếu cần thiết bất ngờ, Hàn Quốc có thể có khả năng [sản xuất võ khí hạt nhân] trong vòng sáu tháng. Nhật Bản cũng vậy, tôi nghĩ Nhật Bản đã có khả năng đó.
Chúng ta cần khôi phục COCOM, Coordinating Committee on Multilateral Export Controls (Ủy ban Điều phối Kiểm soát Xuất khẩu Đa phương). Đây là một nỗ lực trên toàn liên minh, rộng khắp NATO (nhưng bao gồm cả Nhật Bản) để đảm bảo rằng một đồng minh không chơi xấu một đồng minh khác bằng cách bán các công nghệ cho Khối Xô Viết. Đó là một sự sắp xếp thành công đáng kể. Nó đòi hỏi rất nhiều nỗ lực hợp tác ngoại giao nghiêm túc.
Chúng ta cần thực hiện một chiến dịch thông tin toàn cầu để thông báo cho thế giới về các cách hành động của Trung Cộng. Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Cộng có yếu tố gây bất ngờ khi triển khai tại nhiều quốc gia.. Những quốc gia này cần được hiểu rõ hơn về nó. Trung Cộng không xứng đáng với danh tiếng mà nó có ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng Trung Cộng đã rất nghiêm túc trong ngoại giao văn hóa và các hoạt động tuyên truyền và thông tin của họ. Chúng ta cần cảnh báo các nước khác trên thế giới, trước khi quá muộn.
Chúng ta cần phát triển chiến lược kinh tế của riêng mình, và đây phải là một chiến lược đối xử tương đồng. Theo quan điểm của tôi, điều này có nghĩa sự giải kết dần dần giữa hai nền kinh tế. Trung Cộng sẽ không thay đổi thói quen của họ. Họ sẽ tiếp tục làm những gì họ đang làm vì bản chất của họ là như vậy. Như tôi thích giải thích với các sinh viên của tôi, có hai loại động vật khác nhau trong rừng. Có những động vật ăn thịt và có những động vật ăn cỏ, ta không thể thay đổi một động vật ăn thịt để nó từ bỏ thói muốn ăn động vật ăn cỏ. Bản chất của chế độ Tàu Cộng là hành xử như nó đang làm, và rốt cục chúng ta phải nhận thức như vậy.
Chúng ta chưa thi hành luật chứng khoán của chúng ta. Chúng ta phải thực thi sự minh bạch trong tất cả các loại quan hệ thương mại mà chúng ta có với Tàu Cộng. Chúng ta không làm tốt công việc này, và đây là một lĩnh vực lớn mà những người khác đã viết. Gần đây nhất, tướng Rob Spalding có cuốn sách mới của ông, Stealth War, mà tôi đề nghị quý vị để ý tới. Đó là một phân tích tuyệt vời của một nhà yêu nước Mỹ đáng kính, người đã phục vụ đất nước này theo nhiều cách tuyệt vời khác nhau. Ông bàn về các yếu tố then chốt của chiến lược cần thiết.
Chúng ta cần khuyến khích các nguồn cung cấp khác nhau từ các quốc gia khác và từ chính đất nước chúng ta. Chúng ta phải giảm sự phụ thuộc vào Trung Cộng. Và dù thuế quan có hại như thế nào chăng nữa – tôi nhận rằng thuế có thể có hại – nhưng không có cách nào khác. Thuế quan là cần thiết và có hiệu quả khi được nhắm vào mục tiêu chiến lược, nếu chúng ta muốn khôi phục sự đối xử tương đồng trong quan hệ thương mại.
Còn có những điều tích cực chúng ta có thể làm. Có toàn bộ ý tưởng của Hiến chương Thái Bình Dương. Paul Berkowitz, một nhân viên kỳ cựu của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cũng có mặt tại đây với chúng ta hôm nay. Paul, tôi xin tỏ lòng ngưỡng mộ bạn về công việc mà bạn đã làm trong lĩnh vực này trong nhiều năm. Khi Paul làm việc cho Nghị sĩ Ben Gilman, Chủ tịch Ủy ban, Quốc hội đã thông qua luật thành lập Ủy ban về Hiến chương Thái Bình Dương, đây là phiên bản mới của Hiến chương Đại Tây Dương. Hiến chương Thái Bình Dương liên quan đến việc hợp tác với các đồng minh của chúng ta để thúc đẩy dân chủ, pháp quyền, nhân quyền và hợp tác kinh tế khu vực ở châu Á-Thái Bình Dương và để nâng cao uy tín của sự lãnh đạo Hoa Kỳ trong khu vực. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải bảo vệ cho các nguyên tắc của chúng ta.. Chúng ta vẫn còn đại diện cho những tư tưởng tuyệt vời. Dù người Mỹ đang đấu tranh chính trị kịch liệt trong nước, nhưng tôi nghĩ chúng ta vẫn tin vào luật pháp. Chúng ta vẫn tin vào các quyền bất khả nhân nhượng và phẩm giá của cá nhân con người. Tất cả những điều đó hoàn toàn không hợp với chế độ Tàu Cộng.
Đây là điều cuối cùng tôi muốn nói, đó có thể là một trong những điều quan trọng nhất nếu chúng ta thực sự muốn thắng Chiến tranh Lạnh với Trung Cộng. Đó là: chúng ta cũng phải bắt đầu tiến hành các chính sách Chiến tranh Lạnh, không chỉ thế thủ. Chúng ta cần phải có thế công. Chúng ta cần khôi phục tình trạng đối xử tương đồng trong mối quan hệ này. Trong chiến tranh, tấn công có nghĩa là tấn công trọng tâm của kẻ thù. Trọng tâm là yếu tố nếu không có nó thì địch không thể gây chiến, và không thể tồn tại được. Trọng tâm của Trung Cộng, và cũng là của Bắc Hàn, là gì? Ở Trung Cộng, Bắc Hàn và các chế độ tương tự, trọng tâm đó là hệ thống an ninh nội bộ của nhà nước.
Thực tế trung tâm của đời sống chính trị ở Trung Cộng và Bắc Hàn và các quốc gia chuyên chế khác là sự thiếu chính danh của chế độ; cai trị mà không có sự đồng ý người dưới quyền cai trị. Một chế độ không có chính danh thì có vấn đề an ninh nội bộ rất lớn. Chính quyền sợ chính người dân của mình, đó là yếu tố trung tâm của đời sống chính trị. Chính quyền sợ bất cứ điều gì có thể kích động người dân chống lại họ và thậm chí có thể lật đổ họ. Đó là lý do tại sao Trung Cộng sợ sự thật, tại sao họ phải kiểm soát tất cả thông tin và truyền thông, tại sao phải phá chương trình phát sóng nước ngoài, tại sao phải cấm tự do thông tin. Tất nhiên, hệ thống an ninh nội bộ có đội ngũ mật báo viên, Lao Cải – quần đảo Gulag của Trung Cộng – mà không ai biết, bởi vì báo New York Times và The Washington Post không bao giờ in chữ Lao Cải trên trang báo của họ. Bạn nên biết nó là gì. Tôi nhắc lại: Lao Cải là Quần đảo Gulag của Trung Cộng: lao động nô lệ và trừng phạt tù nhân lương tâm, các học viên Pháp Luân Công, tín đồ Kitô, Hồi giáo và các nhà bất đồng chính kiến.
Cộng sản Tàu là một bộ máy vi phạm nhân quyền khổng lồ. Và điều này là do chế độ sợ chính người dân của mình.
Một trong những nguyên tắc chiến lược hợp lý nhất là ta phải biết ai là đồng minh của mình. Theo quan điểm của tôi, các đồng minh lớn nhất của chúng ta trong tất cả các vấn đề này, các đồng minh tiềm tàng của chúng ta là người Tàu: những người có nhân quyền đang bị xâm phạm, những người không thuộc tầng lớp đặc quyền đặc lợi gồm những đại gia đang làm giàu và hưởng sự bao che của Đảng.
Họ là những đồng minh của chúng ta. Hàng năm có khoảng hơn 70.000 vụ xáo trộn dân sự ở Trung Cộng. Có những cuộc biểu tình, bạo loạn, bất cứ loại xáo trộn nào, thường là phản đối tham nhũng của Đảng Cộng sản địa phương. Dân chúng có biết về cũng có những xáo trộn khác không? Không. Bởi vì cách thức hoạt động của chế độ Cộng sản là khi có sự xáo trộn dân sự ở một số khu vực nhất định, chế độ sẽ cắt đứt mọi liên lạc đến địa phương đó… Và chỉ sau đó, khi các liên lạc bị cắt đứt, họ mới đi vào và nghiền nát tất cả mọi thứ. Vì vậy, nếu những người khác rốt cục biết rằng có một cuộc biểu tình, hoặc một cuộc đình công, hoặc một cuộc bạo loạn, hoặc một cái gì đó tương tự, thì thông điệp thực sự là nó đã bị nghiền nát, và do đó, chỉ cố gắng làm điều gì tương tự như vậy một lần nữa cũng là vô ích.
Toàn bộ chiến lược tâm lý của hệ thống an ninh nội bộ của Nhà nước Trung Cộng là đưa người dân vào tình trạng cam chịu. Để mọi người tin rằng kháng cự chống lại chế độ này là uổng công vô ích. Một khi họ chịu thua điều này, nó sẽ dẫn đến sự nguyên tử hóa của xã hội. Đó là gì? Đó là khi tách từng cá nhân khỏi mọi người khác. Cá nhân đơn độc chống lại nhà nước độc đảng toàn quyền. Thực hiện điều đó như thế nào? Bằng một hệ thống chỉ điểm viên bí mật khắp mọi nơi. Tôi không biết có bao nhiêu chỉ điểm viên bí mật ở Trung Cộng, nhưng ở Đông Đức – người Đức vẫn có thói quen làm thống kê tốt – nó chiếm tới 30% dân số, ba mươi phần trăm! Điều đó có nghĩa là ai đó trong gia đình bạn là người cung cấp thông tin, nhưng bạn không biết điều đó. Người ấy không thể nói với bạn. Và họ sẽ kiểm tra bạn. Anh ta có thể không muốn trở thành một người cung cấp thông tin. Anh ta có thể đã bị ép buộc phải làm. Họ sẽ kiểm tra xem anh ta có thông báo gì không bằng cách cho người phạm tội kinh tế, hoặc làm một cái gì khác ngay trước mắt anh ta. Và sau đó, nếu anh ta không báo cáo thì anh ta sẽ bị trừng phạt. Không khí ngờ vực tràn ngập khắp nơi: khi tình trạng thực sự trở nên tồi tệ, thậm chí bạn cũng không tin ngay cả người trong chính gia đình bạn.
Thêm vào đó lại có ý thức hệ làm nhịp trống cho những người lính diễu hành. Nó đặt tiêu chuẩn để đo độ lệch lạc.Đó là tiêu chuẩn đo sự tuân thủ. Đó là sự đúng đắn về chính trị, nó định nghĩa thế nào là đúng đắn chính trị. Mọi người phải đi theo nhịp trống đó, nếu không, bạn có thể bị trung sĩ lôi ra khỏi đội hình và bị kỷ luật. Vì vậy, tất cả được củng cố và tất cả được thu về một mối dưới sự độc quyền về thông tin và truyền thông này.
Nhiệm vụ chiến lược của chúng ta là phá vỡ sự độc quyền đó. Điều đó có nghĩa là giúp người dân Tàu giao tiếp với nhau, giao tiếp với họ trên quy mô lớn. Đó là lý do tại sao khi Suzanne giới thiệu tôi và nói về Radio Free Europe, Radio Liberty, đây là chiến lược mà chúng ta đã sử dụng. Chúng ta đã làm rất nhiều thứ trong lĩnh vực vật chất: chúng ta không cho Liên Xô dùng tiền tệ của chúng ta, không cho dùng công nghệ. Chúng ta đã làm các hoạt động phản gián. Chúng ta đã xây dựng quân đội của chúng ta. Chúng ta gây áp lực cho họ. Chúng ta đã phát triển SDI[3]. Đó là hành động răn đe khả năng tấn công trước nhắm vào phi đạn SS-18 ICBM của họ. Chúng ta đã làm tất cả những điều này. Chúng ta đã giúp kháng chiến chống cộng ở Afghanistan, Nam Phi và Trung Mỹ.
Nhưng đó đều là những biện pháp vật chất. Và không có gì trong số những biện pháp vật chất đó giải thích tại sao một triệu người xuống đường ở Moscow, khi họ biết rõ rằng họ có thể bị bắt, bị tra tấn, đưa đi cải tạo. Thế mà họ đã có can đảm để làm điều đó. Chính ngoại giao quần chúng của chúng ta đã giúp cho họ can đảm như vậy. Chúng ta đã liên lạc với họ. Chúng ta thông cảm với họ. Chúng ta đã đứng ra bênh vực quyền con người của họ. “Các bạn bị áp bức dưới chế độ này không đơn độc! Chúng tôi sẽ không gửi quân đội của chúng tôi tới, nhưng chúng tôi đứng sau bạn và chúng tôi nghĩ rằng có thể thay đổi, nhưng quyết định là của các bạn”. Quyết định phải làm gì ở Hồng Kông ở trong tay người dân Hồng Kông. Những gì chúng ta đang thấy bây giờ hoàn toàn là một màn biểu lộ tuyệt vời về sự phản kháng của công chúng đối với chế độ toàn trị. Tôi không biết chế độ sẽ xử sự như thế nào… Nhưng đừng đánh giá thấp sức mạnh của lòng súng. Chúng ta cần bắt đầu phát sóng trên một quy mô rất lớn, nhiều giờ hơn một ngày, nhiều băng tần hơn. Chúng ta đã bỏ nhiều băng tần của chúng ta. Chúng ta đã ngưng nhiều chương trình phát thanh lớn của chúng ta tại Đài tiếng nói Hoa Kỳ. Chính quyền trước đã định đóng cửa các chương trình bằng tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Nếu không có một số người anh dũng từ VOA đứng ra phản đối thì chương trình đó đã bị chấm dứt. Mọi người đều ủng hộ dùng Internet. Nhưng ở Trung Cộng có nhiều cảnh sát Internet hơn binh sĩ Quân đội Giải phóng Nhân dân. Bạn không thể dấu tên khi lướt Internet nhưng bạn có thể dấu tên khi nghe đài.
Nhưng còn có những kỹ thuật mới nữa. Có DRM, Digital Radio Mondiale[4]. Kỹ thuật này khai thác cuộc cách mạng kỹ thuật số để áp dụng vào ngành truyền thanh quốc tế bằng sóng ngắn. Nói như vậy cũng chưa đúng, xin nói thêm không chỉ bằng sóng ngắn, không chỉ bằng TV, không chỉ bằng Internet, không phải chỉ dùng mỗi loại phương tiện riêng rẽ, mà cuộc tấn công chống lại trung tâm quyền lực này phải là bằng kỹ thuật đa phương tiện (Multimedia). Có phương tiện nào dùng phương tiện đó. Ở Bắc Hàn, người ta bỏ những chiếc USB nhỏ vào một cái chai, trong chai có một bó gạo. Thả những chai này xuống sông. Những người Bắc Hàn đói tìm thấy cái chai, họ có một ít gạo và họ đã có một nguồn thông tin khác
[nguồn tin của chính quyền]
. Mọi phương pháp đều có thể dùng.
Trước đây chúng ta thường gửi máy fax, máy copy (sao chép), máy mimeograph (máy in rô-nê-ô). Thậm chí có nhiều người còn không biết máy mimeograph (máy in rô-nê-ô) là gì. Đó là máy in bài kiểm tra của chúng tôi khi còn ở trường tiểu học. Đặt một tờ giấy lên máy, quay cái cần quay máy, nó là một cái máy cơ khí in bản sao mà không cần máy photocopy. Chúng ta đã gửi hàng chục máy rô-nê-ô vào sau Bức Màn sắt. Chúng ta gửi cả giấy nữa, vì nhà nước nắm độc quyền về giấy. Trước kia ở Liên Xô, mọi máy photocopy đều có người canh có võ trang. Dùng mọi phương pháp, mọi phương tiện. DRM là một phương tiện. Xin nói thêm, DRM sẽ không chỉ truyền tiếng nói, nó còn gửi văn bản nữa. Nó còn có thể gửi video, nhưng tôi đã được một số chuyên gia kỹ thuật cho biết rằng trên thực tế, chúng ta không có bandwidth (băng thông) để gửi video. Nhưng có thể xem video mà không bị lộ tên. Vâng, cần phải có máy thu DRM. Vậy thì làm máy thu DRM. Máy thu DRM rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu. Có thể làm hàng triệu máy và gửi lan tràn khắp thế giới.
Còn có các vệ tinh phát sóng, và hình như có một số loại mới vệ tinh nhỏ như một cục pin có thể phát sóng, và ta có thể đưa hàng ngàn vệ tinh loại đó lên trời phát trực tiếp xuống các chế độ toàn trị. Chúng ta cần phải có chiến tranh thông tin toàn diện. Bởi vì họ đang tiến hành chiến tranh thông tin toàn diện chống chúng ta; họ đang nhào nặn nhận thức của chúng ta. Họ đang kiểm soát thông tin của chúng ta. Họ đang khiến chúng ta phải tự kiểm duyệt. Chúng ta đang mất tự do, và chúng ta không làm gì để thực sự chống lại ở cấp chiến lược quốc gia. Chúng ta phải ngưng việc quá coi trọng văn hóa thiên về vật chất trong chính sách đối ngoại. Người Nga hiểu điều này, người Tàu hiểu điều này. Người Nga nói rằng chiến thắng trong chiến tranh thông tin có thể mạnh hơn chiến thắng quân sự kinh điển. Nhận định đó xuất phát từ tham mưu trưởng Nga. Chính tham mưu trưởng Nga – một chiến binh động năng – lại nói rằng một cuộc chiến thông tin có thể tạo ra một chiến thắng tàn khốc hơn. Tôi có thể nói lâu hơn một chút nữa, nhưng tôi đã nói lâu quá thời hạn quy định.
Cám ơn quý vị.
John Lenczowski
Chú thích:
[1] AMC (tên viết tắt của American Multi-Cinema) là một chuỗi rạp chiếu phim tại Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới.
[2] short selling : một cách đầu cơ cổ phiếu không hơp pháp.
Thí dụ :
Một nhà đầu tư tin rằng Cổ phiếu A – đang được bán ở mức 100 đô la một cổ phiếu – sẽ xuống giá khi công ty công bố thu nhập hàng năm trong một tuần lễ. Do đó, nhà đầu tư vay 100 cổ phiếu từ một nhà môi giới và bán cổ phiếu đó ra thị trường.
Một tuần lễ sau, giá cổ phiếu A giảm xuống còn 90 đô la một cổ phiếu. Lúc đó nhà đầu tư liền mua 100 cổ phiếu A với giá 90 đô la một cổ phiếu để trả lại số cổ phiếu đã vay của người môi giới. Do đó, nhà đầu tư được lời 10 đô la cho mỗi cổ phiếu, tổng cộng là 1.000 đô la cho vụ mua đi bán lại, không bao gồm tiền hoa hồng và tiền lãi..[ND] https://www.dummies.com/personal-finance/investing/short-selling-or-short-trading/
[3] Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) là một hệ thống phòng thủ phi đạn nhằm bảo vệ Hoa Kỳ khỏi sự tấn công của vũ khí hạt nhân chiến lược
[4] Digital Radio Mondiale (DRM): Radio kỹ thuật số toàn cầu là một tập hợp các kỹ thuật phát sóng âm thanh bằng kỹ thuật số.
LTS Tiếng dân: Hôm nay, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, với lý do bảo đảm an ninh lương thực do có thông tin Trung Quốc đang thu gom lúa gạo ở Việt Nam. Quyết định này, trước mắt ảnh hưởng rất lớn đến nông dân. Chiều nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tạm ngừng việc cấm xuất khẩu.
Quyết định ngưng xuất khẩu gạo hiện đang gây tranh cãi. Chúng tôi xin được giới thiệu hai ý kiến dưới đây của nhà báo Trương Châu Hữu Danh và của cô Nguyễn Thị Phương Dung, Giám đốc Công Ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ và Thương Mại Sông Tiền, liên quan tới quyết định cấm xuất khẩu gạo nói trên. Kính mời quý độc giả bổ sung ý kiến.
Chỉ trong một ngày, giá lúa gạo trong nước xuống ào ào vì chỉ đạo ngừng xuất khẩu. Chiều nay, giá gạo giảm 500.000 đồng/tấn nhưng thương lái không ăn, không chốt giá.
Nông dân như ngồi trên lửa.
Chiều nay, lại có kiến nghị của Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh tạm ngừng việc cấm xuất khẩu. Nông dân hồi hợp chờ.
Thực tế, lúa gạo Việt Nam hiện không hề thiếu. Giá gạo 504 tại kho vẫn ở mức 9.300 đồng/kg. Các doanh nghiệp vẫn còn đầy kho (khoảng 3 triệu tấn gạo, chưa kể lúa đang thu hoạch và một lượng lớn gạo An ninh lương thực trong kho Cục Dự trữ).
Cấm xuất khẩu ngay bây giờ, nông dân chết trước, thương lái chết sau, và đến ngân hàng…
Diễn biến CRN khó lường, Chính phủ lo lắng là đúng – nhưng Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có văn bản ngay lúc này là cần thiết!
Cá nhân tôi nghĩ, các bộ ngành cần chậm lại một nhịp trước khi quyết.
Bài học về xuất nhập khẩu gạo vẫn còn nguyên đó. Năm 2008, khi mà Việt Nam đang xuất gạo với giá 900 USD một tấn (giá hiện tại gần 400 USD) thì có lệnh ngừng xuất khẩu. Giá gạo giảm còn 300USD. Trong khi Thái Lan mở kho xuất đi ào ào thì dân mình cay đắng chở gạo đi bán lẻ trước cổng các khu công nghiệp. Có thể các bạn không trong ngành nhưng hoàn toàn có thể kiểm chứng từ nhiều nguồn.
Từ năm 2008 đến nay, gạo Việt Nam luôn trong tình trạng thừa để xuất khẩu và xuất với giá cực rẻ. Lượng gạo làm ra, trừ phần chế biến, bia rượu và thức ăn chăn nuôi thì dân mình ăn chỉ một nửa, nửa còn lại bán ra nước ngoài với giá bèo hơn chữ bèo (khoảng 6-7 triệu tấn).
Năm nay hạn mặn khốc liệt ven biển Tây Nam, nông dân trồng lúa điêu đứng, nhưng lúa gạo cả nước làm ra vẫn thừa nhu cầu trong nước. Lợi dụng dịch bệnh, dân mình có tâm lý tích cốc phòng cơ, giá bán lẻ bị đẩy lên. Nhưng giá lúa tại ruộng, giá gạo tại kho, vẫn cứ thấp – và không hề thiếu.
Thiếu làm sao được khi quanh năm đều có thu hoạch lúa chứ không rạch ròi mỗi năm 2 vụ như mười mấy năm trước.
Cấm xuất khẩu ngay bây giờ, khi mà nông dân đang thu hoạch trong cảnh mất mùa, thì người bị thiệt hại trước mắt là nông dân. Họ, đa số phải bán lúa tại ruộng để trả nợ đại lý vật tư nông nghiệp, trả nợ ngân hàng. Có người còn “bán lúa non”, ăn trước trả sau.
Nếu cấm xuất khẩu, thì người kinh doanh lúa gạo như tôi sẽ lời, vì giá bán lẻ đến khách hàng không hề giảm, trong khi giá mua sĩ bị giảm sâu.
Đến 2018, Việt Nam sản xuất hơn 30,7 triệu tấn gạo, để ăn hơn 9 triệu tấn, thừa hơn 21,6 triệu tấn. Mất mùa khốc liệt nhất năm 2016 giảm 1 triệu tấn lúa (tương đương 400.000 tấn gạo).
Con số trên chưa bao gồm gạo trong kho dự trữ an ninh lương thực quốc gia (vì con số này tôi không nắm rõ, nhưng nguyên tắc vẫn phải bảo đảm đủ lương thực cho ít nhất 1 vụ). Năm nay cho tình huống khốc liệt khác gồm hạn mặn, dịch bệnh, mất 1 triệu tấn gạo, thì vẫn còn thừa hơn 20,6 triệu tấn gạo. Sao cấm làm chi?
Tôi thấy nhiều người dùng cảm xúc để hoan hô việc cấm xuất khẩu gạo. Trong tình hình hiện nay, ai cũng lo lắng là lẽ đương nhiên. Nhưng với một quyết sách ảnh hưởng đến hàng triệu nông dân, xin đừng dùng cảm xúc.