Thứ Năm, 1 tháng 8, 2019

KHÔNG SỢ ĐÁNH, CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG THUẬN

KHÔNG SỢ ĐÁNH, CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG THUẬN


Luân Lê

KHÔNG SỢ ĐÁNH, CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG THUẬN

Mỗi khi cần tới, trong một tình thế nguy ngập và cấp bách, họ lại kêu gọi nhân dân, giống chuyện đồng cam cộng khổ trả nợ hoặc huy động vàng, tiền trong dân để chính quyền qua cơn bĩ cực vậy.

Nhưng khi mà họ chưa cần tới, những người yêu nước, dù ở vị trí hay thành phần nào, họ cũng sẽ quy chụp cho các ngôn từ đầy miệt thị và kết tội: thành phần phản động, thế lực thù địch, những kẻ bất mãn hay cơ hội chính trị, những đám vô công rỗi nghề bị kích động, xúi giục và giật dây, mua chuộc...


Thế nhưng, tình yêu quê hương, tổ quốc, không phải theo một mệnh lệnh chính trị hay xét theo phương chiều đảng phái, nó là một đặc tính và phẩm chất chung của tinh thần tự nhiên của con người, nó bất thiên vị hoặc giai cấp, nó càng không thể bị điều khiến bởi lợi ích quyền uy.

Mỗi khi định lên tiếng kêu gọi tình yêu đất nước của mỗi nhân dân, hãy nghĩ tới những ngày mà ta đã muốn họ im lặng trước các bất công và không được phản kháng lại những tha hoá của chính mình - tổ quốc rộng lớn và thiêng liêng hơn bất kỳ nhóm người hay đảng phái nào. Và hãy thôi dùng truyền thông để tuyên truyền lệch lạc lý luận của những kẻ hèn nhược về tình yêu quê hương.

Những kẻ thiếu phẩm chất và muốn kẻ khác vâng phục quyền lực, làm sao có đủ phẩm giá để lên tiếng về lòng yêu nước và tình đoàn kết trong đồng bào. Tình yêu quê hương không nằm trong nghị quyết hay các hội nghị đảng phái, cũng không theo các đường lối chính trị của nhà nước, nó là dòng máu nội tại trong bản thân mỗi con người.

Mỗi khi dân đòi hỏi sự minh bạch, tính chịu trách nhiệm, phản đối các chính sách sai lầm, đòi phế truất hay xoá bỏ những sự tha hoá quyền lực, đấu tranh cho sự dân chủ và các nền tảng công lý, họ lập tức sẽ coi đó là những kẻ đối lập nguy hiểm và đặt vào sự kiểm soát nghiêm ngặt nhất. Nhưng họ vẫn kiên trường với tình yêu trong họ để tiếp tục đương đầu và lên tiếng đòi hỏi.

Thử hỏi, những kẻ răm rắp theo sự sắp đặt hoặc luôn trơ lỳ với các sự biến của đất nước, có đủ tư cách để nói về thứ thiêng liêng và cao cả này của những con người khác?

Dân tộc ta, thường hay nói về lòng dũng cảm và tính đại nghĩa, nhưng đến thời này, họ lại luôn dành cho nhau sự hèn nhược và những thứ nhỏ nhặt, vụn vặt và ti tiện nhất, ngay cả cách yêu quê hương và tổ quốc của mình - nó cũng không còn là quyền tự do để yêu thương và bày tỏ nữa - nó phải được sự cho phép, đến thời điểm mới tuân theo mệnh lời hoặc lời tri hô của “người có thẩm quyền”.

Hãy nhớ, chúng ta không thể trông cậy vào những kẻ hèn nhược, mà chỉ có thể trông chờ vào những người quả cảm, tự do và tự chủ, độc lập - vì vậy mà một vị quan danh tiếng thời trước của Việt Nam đã nói: Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không thuận! Và vì vậy, có khi nào họ tự đặt câu hỏi - thực sự, con nước nhân dân có thuận với chiếc thuyền rệu rã quyền lực và ý chí đó không?

5 nhận xét :

  1. Qúa hay,chịu thầy...nhưng là nước đổ đầu vịt!
    "giang sơn có thể biến đổi,bản tính khó di dời" trừ phi dám thẳng tay thanh lọc,thay máu...!
    Trả lời
  2. Vậy đề nghị lãnh đạo,
    Đặc biệt cấp trung ương,
    Có con đang du học
    Ở Mỹ và Tây Phương,

    Phải bằng đủ mọi cách
    Bắt chúng quay về nhà,
    Cùng nhân dân chiến đấu
    Vì Hoàng Sa, Trường Sa.

    Vì không thể có chuyện
    Xúi con em công nông
    Hứng hòn tên, mũi đạn,
    Còn con mình thì không.
    Nhá!
    Trả lời
  3. Con cái của những tên lãnh đạo đi du học Âu, Mỹ còn con em công nông thì xui vào chỗ chết?. Tại sao khi dân biểu tình về chủ quyền Hoàng Sa- Trường Sa thì lãnh đạo xui bọn chó săn đàn áp dân?
    Trả lời
  4. Hay đấy.
    Trả lời
  5. Những kẻ theo chân Trần Ích Tắc , Lê Chiêu Thống , Hoàng Văn Hoan hãy nhớ : Trăm năm bia đá thì mòn ; Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.