Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Nghĩ gì khi Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch


Nghĩ gì khi Trung Quốc đề xuất bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ với Chủ tịch

3-3-2018

Tên “phản động” Tập Trọng Huân cựu Phó thủ tướng, bố Tập Cận Bình thời bị đấu tố trong Cách mạng Văn Hóa. Ảnh: internet

Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất bỏ điều khoản “không phục vụ quá hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp” với chức chủ tịch và phó chủ tịch nước khỏi hiến pháp, Xinhua đưa tin ngày 25/2/2018. Động thái này có thể mở đường để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức sau năm 2023, thời điểm lẽ ra ông ta phải nghỉ hưu như những người tiền nhiệm trước đây.
Việc phá bỏ tiền lệ này do Đặng Tiểu Bình khởi xướng cách nay 40 năm có thể dẫn đến 2 khả năng tiêu cực và tích cực.
Xét về khía cạnh tiêu cực, điều này có thể dẫn đến tập trung quyền lực vào 1 cá nhân có tham vọng đưa Trung Quốc quay về thể chế độc tài như đã từng duy trì suốt thời kì cai trị đẫm máu của Mao Trạch Đông. Nếu điều này xảy ra sẽ là thảm họa với thế giới và khu vực bởi, khác với Trung Quốc cộng sản nghèo đói trước đây, bây giờ Trung Quốc đang vươn lên vị trí đầu tàu về kinh tế, hùng mạnh về quân sự và có ảnh hưởng chính trị ngày càng lớn đối với toàn thế giới.
Gần đây nền dân chủ thế giới có xu hướng thụt lùi. Với nước lớn như Nga thì Putin đã dùng ảnh hưởng quyền lực để kéo dài nhiệm kỳ tổng thống từ 4 lên 6 năm và cho phép mình quay lại ghế tổng thống sau 1 nhiệm kì thủ tướng. Với nước nhỏ như Campuchia thì sau 33 năm liên tục làm thủ tướng, Hunsen vẫn tiếp tục say máu quyền lực dùng các thủ đoạn như vừa đưa con trai cả lên làm Tổng Tham mưu trưởng quân đội, con rể làm phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quốc gia và giải tán đảng đối lập.
Xét về khía cạnh tích cực thì việc Tập Cận Bình vẫn tại vị sau 2 nhiệm kì có thể dẫn đến tập trung quyền lực tuyệt đối để thay đổi hoàn toàn thể chế, đưa Trung Quốc ra khỏi tình trạng nhùng nhằng về chính trị kéo dài suốt 40 năm qua như Gorbachev đã làm với Liên Xô trước đây. Tuy chỉ là giả định với hi vọng rất mong manh nhưng bên cạnh tinh thần bi quan thì cũng le lói những tia sáng lạc quan. Một cá nhân có vai trò lịch sử xuất hiện như Gorbachev đã thay đổi cả thế giới thì đối với họ Tập cũng có thể lắm chứ. Nhên nhớ bố của Tập Cận Bình là cựu Phó thủ tướng Tập Trọng Huân trước đây từng là nạn nhân đấu tố trong Cách mạng Văn hóa. Bản thân Tập Cận Bình cũng từng bị đày đọa đi công xã rèn luyện thời Cách mạng Văn hóa. Nếu họ Tập có mối thâm thù với chủ nghĩa cộng sản giáo điều mà ẩn nhẫn chờ thời thì biết đâu đấy. Dù chỉ là mơ thôi, nhưng nhân dân Trung Quốc vẫn có quyền hi vọng. Tại sao không?
Nếu Trung Quốc thay đổi theo hướng tích cực thì Việt Nam sẽ thay đổi theo trong vòng 1 nốt nhạc. Nhưng ngược lại chưa chắc đã đúng, nghĩa là Trung Quốc thay đổi theo hướng tiêu cực thì Việt Nam vẫn có thể tiếp tục đi theo con đường riêng của mình.
Dù gì thì dã tâm của chủ nghĩa Đại Hán luôn nhòm ngó lãnh thổ hàng xòm láng giềng không hề thay đổi với thể chế cộng sản hay dân chủ. Chúng ta không được quên là, đường lưỡi bò (hay đọan 9 khúc) trên Biển Đông do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ ra khi còn lãnh đạo cả Trung Hoa lục địa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.