Vua hủ bại tham nhũng thì đương nhiên là sợ và ngại nhất là gặp quan thanh liêm, thẳng thắn và chính trực, luôn sẵn sàng can gián.
Nhiều người từng rỉ tai nhau, Kiều Thạch là khắc tinh của Giang Trạch Dân. Giang Trạch Dân sợ Kiều Thạch đến mức ở nơi có mặt Kiều Thạch, Giang Trạch Dân rất lo lắng, lời nói hành động đều bị bó buộc không tự nhiên. Nếu không có mặt Kiều Thạch, Giang liền suồng sã, thậm chí còn lớn tiếng ca hát không cần quan tâm đến nơi mình đang có mặt là nơi như thế nào.
Kiều Thạch và Giang Trạch Dân có mối quan hệ bất hòa, từ lâu vẫn luôn trở thành chủ để mà các nhân sĩ chú ý đế chính trị Trung Quốc bàn tán sôi nổi. Vậy rốt cuộc Giang Trạch Dân sợ Kiều Thạch đến mức nào, bài viết ký tên tác giả Thạch Bình đã miêu tả như sau:
Sau khi Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc, Kiều Thạch vẫn luôn giữ phong cách làm việc độc lập của mình. Trong một số hội nghị cấp cao của ĐCS Trung Quốc, lại càng biểu lộ rõ rệt hơn. Một số thành viên của Bộ Chính trị cảm thấy được rất rõ, Kiều Thạch khiến Giang Trạch Dân không cảm thấy tự do.
Bài viết tại nơi có Kiều Thạch, Giang Trạch Dân luôn tỏ ra căng thẳng, không nói lên lời, giống như bị Kiều Thạch áp chế; tại hội nghị của Bộ Chính trị tay chân giống như bị bó buộc, ngay cả câu nói đùa cũng không dám nói. Khi không có mặt Kiều Thạch, Giang Trạch Dân không chỉ nói đùa, có lúc còn hát nữa.
Kiều Thạch bị Giang Trạch Dân ép phải rút lui, trước khi đi còn “đặt bom hẹn giờ”
Tại Bắc Kinh có câu nói “Giang rớt, Thạch lên”, nói lên nguyện vọng rằng mọi người muốn Giang rớt đài, để Kiều Thạch lên thay, tin đồn về mối quan hệ không được hòa thuận giữa Giang và Kiều cũng được nhiều người biết.
Tin đồn có 3 nguyên nhân: thứ nhất, trước khi diễn ra Đại hội 15 ĐCS Trung Quốc (năm 1998), Giang Trạch Dân lấy lý do tuổi tác để ép Kiều Thạch về hưu; thứ 2, trong số các Ủy viên Ban Thường vụ, Kiều Thạch là người duy nhất dám có lời nói ngược với Giang Trạch Dân; thứ 3, trong phát biểu khi Nam tuần của Đặng Tiểu Bình, ban đầu, do thái độ không rõ ràng của Giang Trạch Dân, khiến Đặng Tiểu Bình bất mãn, nên bắt đầu quan sát kỹ Kiều Thạch, Kiều Thạch cũng tích cực hưởng ứng cái nhìn của Đặng Tiểu Bình, nghe nói, hành động này khiến Giang Trạch Dân rất khó chịu.
Bị Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng bày kế ép phải rút lui, khi Kiều Thạch đi, đã để lại một “quả bom hẹn giờ” cho Giang Trạch Dân. Trước khi về hưu, Kiều Thạch đã công khai tiết lộ một thông tin: Hồ Cẩm Đào là hạt nhân thế hệ thứ 4 trong ĐCS Trung Quốc, là sắp xếp chiến lược của Đặng Tiểu Bình và Thường ủy Bộ Chính trị, Ủy ban Chính trị. Trong quá trình này, cũng có trưng cầu, nghe, tiếp thu kiến và kiến nghị của nhân sĩ ngoài ĐCS Trung Quốc, sau đó đưa ra nghị quyết về tổ chức.
Kiều Thạch, Lý Thụy Hoàn, Phương Lý trong các trường hợp khác nhau đã công khai coi Hồ Cẩm Đào – người được Đặng Tiểu Bình và Thường ủy Bộ Chính trị xác lập làm hạt nhân lãnh đạo thế hệ thứ 4, là được Ban thường vụ thông qua, là hợp pháp. Hiển nhiên, mục đích mà họ vạch trần bí ẩn, chính là muốn đưa ra một điều hợp pháp, đồng thời nói rõ, bất cứ ý đồ nào đưa ra để lật đổ nghị quyết này, đều là phi pháp. Nếu Giang Trạch Dân muốn lật đổ Hồ Cẩm Đào, thì bằng như chống lại “ý chỉ” của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Giang Trạch Dân lấy lý do đã 70 tuổi để ép Kiều Thạch nghỉ hưu, nhưng Kiều Thạch cũng đề xuất kiến lập quy tắc “70 tuổi nghỉ hưu”, yêu cầu Giang Trạch Dân khi về hư liền phải đem quyền lực giao cho Hồ Cẩm Đào.
Kiều Thạch ủng hộ, Giang Trạch Dân liền phản đối
Theo cuốn “Con người Giang Trạch Dân”, Giang Trạch Dân dẫm lên máu trong sự kiện Lục tứ (biểu tình sinh viên Thiên An Môn 4/6/1989) để ngồi lên chức vị cao. Nhưng Giang cũng nhanh chóng phát hiện, Kiều Thạch là ứng cử viên sáng giá được cả hai phe nguyên lão Đặng Tiểu Bình và Trần Vân lựa chọn làm người kế nhiệm. Trong những người của cơ quan trung ương, người ta đều nói Kiều Thạch là dựa vào tài cán thực sự để leo lên vị trí cao, điều này khiến Giang Trạch Dân cho rằng họ cố ý ám chỉ mình là người không có năng lực gì, nên trong lòng sinh ra tâm thù hận Kiều Thạch.
Trong sách nói, thực ra, năm 1985, Kiều Thạch và Hồ Cẩm Đào cùng được các đại lão trong đảng xác định là người kế nhiệm. Khi xảy ra sự kiện Lục tứ, Đặng Tiểu Bình thấy thất vọng về Triệu Tử Dương, nên đã suy nghĩ đến người kế nhiệm sẽ có Kiều Thạch. Tuy nhiên Giang Trạch Dân đã dùng mọi cách để áp chế Kiều Thạch.
Đặc biệt khi Giang Trạch Dân chuẩn bị bức hại Pháp Luân Công , năm 1998, Kiều Thạch căn cứ vào báo cáo điều tra chi tiết đối với Pháp Luân Công, có được kết luận thẳng thắn: “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân chỉ có trăm điều lợi mà không có một điều hại” vào báo cáo điều tra, trước khi kết thúc bản điều tra ông còn nhấn mạnh lời cảnh báo “được lòng dân là được thiên hạ, mất lòng dân là mất thiên hạ” khiến Giang Trạch Dân tức giận đến thở hổn hển.
Năm 1992, trong thời gian Đặng Tiểu Bình nam tuần, đã gặp mặt riêng Kiều Thạch. Khi đó, Đặng Tiểu Bình muốn dùng Kiều Thạch để cho Giang Trạch Dân rút lui, việc này đã khiến Giang vô cùng căm giận.
Sau chuyến nam tuần của Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân từ chối không biểu thị thái độ ủng hộ Đặng Tiểu Bình cải cách. Sau đó, Kiều Thạch dẫn một nhóm quân nhân “áp giải” Giang đến Trường Đảng trung ương, dưới sự bức ép của Kiều Thạch Giang Trạch Dân đành phải biểu thị ủng hộ bài phát biểu nam tuần của Đặng Tiểu Bình. Giang Trạch Dân cảm thấy quá mất mặt, nên càng hận Kiều Thạch hơn nữa.
Sau khi Giang Trạch Dân nghỉ hưu, vẫn luôn tự coi mình là thái thượng hoàng lạm quyền can thiệp chính trị, trong nhiều trường hợp, Kiều Thạch từng ngăn chặn và phê bình Giang Trạch Dân, khiến Giang càng khó chịu.
Tuyết Mai
Theo trithucvn.net
Bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.