Một nỗ lực kết thúc chiến tranh Việt Nam đầu năm 1967 thất bại
Huu NguyenJan 28 2:50 PM
Ngày 2-2-1967, tổng thống Johnson tuyên bố không ‘có dấu hiệu nghiêm túc nào cho thấy đối phương chịu chấm dứt chiến tranh’ (serious indications that the other side is ready to stop the war).
Ngày 8-2-1967, Johnson gửi cho Hồ Chí Minh một lá thư, nguyên văn:
Ngày 8 tháng Hai 1967
Kính gửi chủ tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Thưa Ngài,
Tôi viết cho Ngài với niềm hi vọng là cuộc chiến Việt Nam có thể chấm đứt. Cuộc chiến này đã gây tổn thất nặng nề – về sinh mạng, về thương tích, về tài sản và tình trạng khốn khổ của con người. Nếu chúng ta không tìm được một giải pháp hòa bình và công chánh, lịch sử sẽ nghiêm khắc phán xét chúng ta.
Vì vậy, tôi tin rằng cả hai chúng ta đều có một nghĩa vụ nặng nề là sốt sắng tìm kiếm con đường đưa đến hòa bình. Chính vì cần đáp ứng nghĩa vụ đó mà tôi trực tiếp viết cho Ngài.
Từ mây năm qua, chúng tôi đã cố gắng bằng nhiều cách và qua một số đường liên lạc chuyển đến Ngài và các cộng sự viên của Ngài điều mong muốn của chúng tôi đạt được một giải pháp hòa bình. Vì những lý do nào đó, những nỗ lực đó đã không đem lại kết quả nào.
Có thể là những ý nghĩ của phía chúng tôi và của phía Ngài, thái độ của chúng tôi và của phía Ngài, đã bị bóp méo hay ngộ nhận khi chúng đi ngang những đường liên lạc khác nhau ấy. Quả thật việc thông tin liên lạc gián tiếp luôn luôn nguy hiểm.
Có một cách vượt qua được khó khăn này để tiến tới việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình. Đó là việc chúng ta thu xếp những cuộc hội đàm trực tiếp giữa những đại diện được tin cậy trong một khung cảnh yên ổn và xa cách mọi nguồn quảng bá. Những cuộc hội đàm này sẽ không được dùng như một hoạt động tuyên truyền mà phải là một nỗ lực nghiêm túc để tìm kiếm một giải pháp khả thi và có thể được cả hai bên chấp thuận.
Trong hai tuần qua, tôi có ghi nhận những điều công bố bởi các đại diện chánh phủ của Ngài, gợi ý rằng phía Ngài sẵn sàng thương thuyết song phương trực tiếp với các đại diện của Chánh phủ Mỹ, với điều kiện là chúng tôi ngưng các cuộc oanh tạc ‘vô điều kiện’ và vô thời hạn trên xứ sở của Ngài và cũng ngưng mọi hoạt động quân sự. Vào ngày chót, có những giới đứng đắn và có trách nhiệm đã đoan chắc với chúng tôi một cách gián tiếp rằng đây quả thật là đề nghị của Ngài.
Tôi xin thành thật nói rằng tôi thấy có hai khó khăn lớn trong đề nghị của Ngài. Vì lập trường công khai của Ngài, một hành động như thế từ phía chúng tôi sẽ không tránh khỏi gây nên sự suy đoán khắp nơi trên thế giới rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra, và sẽ làm phương hại đến tánh cách riêng tư và kín đáo của những cuộc thảo luận ấy. Thứ hai là se không tránh khỏi mỗì quan ngại sâu sắc về phía chúng tôi là liệu Chánh phủ của Ngài có lợi dụng hành động ấy của chúng tôi để tăng cường vị thế quân sự của phía Ngài hay không.
Mặc dù những khó khăn đó, tôi vẫn chuẩn bị tiến đến việc chấm dứt xung đột, xa hơn cả điều Chánh phủ Ngài đã đề nghị trong những lời tuyên bố công khai hay qua những đường dây ngoại giao riêng. Tôi chuẩn bị ra lệnh ngưng oanh tạc trên xứ sở của Ngài và ngưng gia tăng các lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam ngay khi tôi được cam kết là sự thâm nhập miền Nam bằng đường bộ hay đường biển đã ngưng. Tôi tin rằng những hành động kiềm chế này của cả hai bên sẽ khiến chúng ta có thể có những cuộc thảo luận riêng tư và nghiêm chỉnh sớm dẫn đến hòa bình.
Tôi đưa đề nghị này cho Ngài bây giờ với một cảm nghĩ khẩn cấp rõ rệt vì những ngày nghỉ Tết sắp tới ở Việt Nam. Nếu Ngài có thể chấp nhận đề nghị này thì tôi không thấy có lý do gì mà nó không có hiệu lực vào cuối những ngày nghỉ Năm Mới hay Tết. Đề nghị của tôi sẽ được thêm nhiều sức mạnh nếu các nhà lãnh đạo quân sự của Ngài và các nhà đối tác bên Chánh phủ miền Nam Việt Nam có thể mau chóng thương thảo về một cuộc gia hạn đình chiến ngày Tết.
Về địa điểm cho những cuộc thảo luận song phương, tôi đề nghị có nhiều nơi. Chẳng hạn, chúng ta có thể cho các đại diện của chúng ta gặp nhau ở Moscow là nơi đã có những cuộc tiếp xúc. Họ có thể gặp nhau ở một nước khác như Miến Điện. Có thể Ngài đã nghĩ đến những cách thu xếp hay địa điểm khác, tôi sẽ cố thỏa thuận với đề nghị của Ngài.
Điều quan trọng là chấm dứt một cuộc xung đột đã chồng chất gánh nặng lên hai dân tộc chúng ta, và trên hết là đân chúng miền Nam Việt Nam. Nếu Ngài có những ý kiến gì về những điều mà tôi đề nghị, tôi rất cần nhận được những ý kiến đó sớm chừng nào hay chừng nấy.
Trân trọng kính chào,
Lyndon B. Johnson.
Từ ngày 8 đến 10-2, một nhóm các nhà tôn giáo Mỹ bắt đầu một chiến dịch cầu nguyện khắp thế giới với chủ đề ‘Fast for Peace’ (nhanh tiến đến hòa bình).
Từ ngày 8 đến 12-2, các nhà chức trách Việt Nam Cộng Hòa và đại diện Mặt trận Giải phóng của Việt Cộng cùng tuyên bố hưu chiến trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Mùi.
Ngày 15-2, Hồ Chí Minh trả lời bằng một lá thư, nguyên văn:
Kính gửi tổng thống Lyndon B. Johnson – Hợp Chủng Quôc Hoa Kỳ
Thưa Ngài,
Tôi nhận được thư của Ngài ngày 10 tháng Hai 1967. Đây là phúc đáp của tôi:
Việt Nam ở cách xa nước Mỹ hàng chục ngàn dặm. Dân Việt Nam chưa bao giờ làm điều gì hại cho nước Mỹ. Nhưng trái với những lời hứa của đại diện nước Mỹ tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954, Chính phủ Mỹ đã không ngừng can thiệp vào Việt Nam; chính phủ đó đã mở một cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam và gia tăng cường độ nhằm kéo dài sự chia cắt Việt Nam và biến Nam Việt Nam thành một tân thuộc địa và một căn cứ quân sự của nước Mỹ. Đã hơn hai năm nay, Chính phủ Mỹ đã dùng các lực lượng không quân và hải quân để gây chiến với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước độc lập có chủ quyền.
Chính phủ Mỹ đã phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại hòa bình và chõng lại loài người. Ở Nam Việt Nam, một nửa triệu binh sĩ Mỹ và chư hầu đã sử dụng những vũ khí vô nhân đạo nhất và những phương pháp chiến tranh dã man nhất, như bom lửa, chất độc hóa học và hơi ngạt, để tàn sát đồng bào chúng tôi, phá hủy mùa màng và san bằng các làng mạc.
Ớ miền Bắc Việt Nam, hàng ngàn máy bay Mỹ đã trút hàng trăm ngàn tấn bom, phá hủy các thành phố, làng mạc, nhà máy, đường xá, cầu cống, đê điều, đập nước, và ngay cả nhà thờ, chùa chiền, nhà thương, trường học. Trong thông điệp của Ngài, Ngài tỏ vẻ buồn phiền về những nỗi đau khổ và tàn phá ở Việt Nam. Tôi xin hỏi Ngài: Ai đã gây ra những tội ác ghê tởm này? Đó là binh sĩ Mỹ và chư hầu. Chính phủ Mỹ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tình trạng cực kỳ nghiêm trọng ở Việt Nam.
Chiến tranh xâm lược Mỹ chống nhân dân Việt Nam là một thách thức đối với các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa, một đe dọa đối với phong trào dân tộc độc lập vã một mối nguy cho hòa bình ở Á châu và thế giới.
Nhân dân Việt Nam yêu chuộng độc lập, tự do và hòa bình. Nhưng trước cuộc xâm lược của Mỹ, họ đã đứng lên, đoàn kết muôn người như một. Không sợ hi sinh và gian khổ, họ quyết tâm kháng chiến cho đến khi giành được độc lập, tự do và hòa bình thật sự. Chính nghĩa của chúng tôi được nhân dân toàn thế giới bày tỏ thiện cảm và ủng hộ mạnh mẽ, kể cả những thành phần rộng lớn của nhân dân Mỹ.
Chính phủ Mỹ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Chính phủ ấy phải chấm dứt xâm lược. Đó là cách duy nhất để khôi phục hòa bình. Chính phủ Mỹ phải ngưng vĩnh viễn và vô điều kiện những cuộc oanh tạc và tất cả mọi hành động gây chiến chống Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, rút hết quân sĩ Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam Việt Nam, và để cho nhân dân Việt Nam giải quyết lấy các vấn đề của họ. Đó là nội dung căn bản của lập trường bốn điểm của Chính phủ VNDCCH, thể hiện những nguyên tắc- căn bản và những điều khoản dự liệu của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Việt Nam. Đó là cơ sở của một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam.
Trong thông điệp của Ngài, Ngài đề nghị những cuộc hội đàm trực tiếp giữa VNDCCH và Hoa Kỳ. Nếu Chính phủ Mỹ thật sự muốn có những cuộc hội đàm này, trước hết chính phủ ấy phải ngưng vô điều kiện các vụ oanh tạc và mọi hành động gây chiến khác chống VNDCCH. Chỉ sau khi có sự chấm dứt vô điều kiện các vụ oanh tạc và các hành động gây chiến khác của Mỹ chống VNDCCH thì VNDCCH và nước Mỹ mới ngồi vào bàn thương thuyết và thảo luận các vấn đề liên quan tới hai bên.
Nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ chịu khuất phục trước sức mạnh, họ sẽ không bao giờ chấp thuận thương thuyết dưới sự đe dọa của bom đạn.
Chính nghĩa của chúng tôi tuyệt đối đúng. Hi vọng rằng Chính phủ Mỹ sẽ hành động theo lý trí.
Hồ Chí Minh.
Ngày 15-2, sau sự thất bại của những nỗ lực ngoại giao kêu gọi đàm phán tìm hòa bình, tổng thống Johnson thông báo Mỹ sẽ sẽ tiếp tục đầy đủ quy mô của chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.