Khi các Thái Thượng Hoàng khuất núi
Thái Thượng Hoàng là tên gọi của các tứ trụ về hưu những vẫn đầy quyền lực, ảnh hưởng với đám đàn em thế hệ sau. Những kẻ trong tứ trụ về hưu không có quyền lực như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết không liệt kê vào hàng Thái Thượng Hoàng.
Các Thái Thượng Hoàng một thời đầy quyền lực hiện đang còn sống là Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Đây là cặp đôi Thái Thượng Hoàng nhiều quyền lực nhất, mặc dù người kế vị Đỗ Mười là Lê Khả Phiêu đã tước bỏ vai trò ban cố vấn của các Thái Thượng Hoàng, nhưng ảnh hưởng cá nhân của Anh và Mười vẫn dư sức tác động lên chính trường Việt Nam nhiều năm sau đó.
Vì sự ảnh hưởng của các Thái Thượng Hoàng, các lãnh đạo kế nhiệm thường tìm cách lôi kéo họ để tăng sức mạnh cho cá nhân mình. Các Thái Thượng Hoàng khi về cũng lựa chọn những kẻ mình thích để đưa vào vị trí kế nhiệm. Nhiều cuộc họp trung ương, quốc hội các Thái Thượng Hoàng được dự trên hàng ghế đầu, những phát biểu của họ giữa hội nghị có thể làm thay đổi chiều hướng thảo luận của hội nghị một cách đột ngột. Ví dụ đương kim tổng bí thư muốn thảo luận về vấn đề về tổ chức, nhằm muốn gạt bỏ đối thủ nào đó. Thái Thượng Hoàng nếu ý kiến tán đồng thì mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu Thái Thượng Hoàng ý kiến việc đó chưa cần gấp trong thời gian này, cần tập trung cho vấn đề khác thì mọi việc sẽ khó khăn có khi phải hoãn lại để hội nghị sau bàn đến.
Chưa cần đến cỡ Thái Thượng Hoàng, cỡ uỷ viên trung ương về hưu hay lão thành , cựu chiến binh cũng đủ gây sóng gió cho chính trường Việt Nam. Chẳng hạn như hồi trước thềm đại hội 12, chủ tịch nước Trương Tấn Sang e sợ Nguyễn Tấn Dũng ở lại đã xúi Trịnh Văn Lâu, một uỷ viên trung ương từng trong nhóm tù miền Nam với Sang, để Lâu làm đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng cho con gái lấy con trai quan chức VNCH nay là Việt Kiều Mỹ. Đòn của Sang và Lâu đã khiến Dũng phải phân thân đối phó , giải trình vấn đề gia đình dẫn đến sức mạnh bị phân tán và yếu thế.
Những kẻ về hưu như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Đình Hương....lúc trước chưa về hưu chỉ ở vị trí làng nhàng, nhưng đến khi về hưu biết tận dụng thế mạnh phát biểu nay hùa theo ý này, mai hùa theo ý khác tuỳ thuộc vào thế thời cũng tạo cho mình ảnh hưởng nhất định trong chính trường. Ví dụ hôm nay những kẻ này phê phán bộ sậu mới lên, nếu biết ý bộ sậu mới lên đến thăm hỏi, quà cáp thì ngay lập tức hôm sau, những kẻ đó lại tán đồng với những quyết định của bộ sậu mới. Đây gần như một dạng ăn vạ, tống tiền , háo danh chứ hoàn toàn không phải dân chủ, đổi mới hoặc vì dân , vì nước góp ý gì như dư luận lầm tưởng.
Cỡ như bọn Thước, Lâu, Hương còn gây tác động như vậy, tất nhiên đám Thái Thượng Hoàng như Anh, Mười còn gây tác động đến từng nào.
Tận dụng tâm lý vùng miền, đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất biết cách săn sóc các Thái Thượng Hoàng gốc Bắc như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh để ngăn ngừa họ có ý kiến bất lợi cho mình. Nguyễn Phú Trọng đến chúc thọ Đỗ Mười và báo cáo tình hình chính trị xã hội, tức thông báo cho Mười biết những việc trong đã làm, đang làm và sẽ làm. Đỗ Mười đáp lại Nguyễn Phú Trọng bằng cách nhắc đi nhắc lại những câu đoàn kết, đoàn kết đến 6 lần. Có lẽ ý Đỗ Mười e ngại với việc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đã đi quá xa , có nguy cơ làm vỡ nội bộ đảng.
Quan điểm của Đỗ Mười không làm vừa lòng đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một kẻ bản chất ham muốn quyền lực hơn cả vua. Vì thế Trọng đã tính đến bước xa hơn đẩy Lê Khả Phiêu lên làm Thái Thượng Hoàng kế vị Đỗ Mười.
Bắt đầu gần đây Trọng và Phiêu đã có những gắn kết với nhau, những buổi gặp gỡ giữ Trọng và Phiêu được tường thuật đưa lên báo, tăng thêm ảnh hưởng cho cả hai. Một kẻ về hưu thì tiếng nói có trọng lượng, kẻ đang tại vị được tiếng là có sự ủng hộ của lão thành.
Trái với Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười, cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu xui Trọng đánh mạnh, triệt để mạnh hơn nữa như giải tán ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tấn công vào bộ công an, diệt trừ phe Nguyễn Văn Chi ở Đà Nẵng...tất cả những lời xúi bẩy này đều được báo đăng lại sau khi Trọng đã làm những gì Phiêu nói.
Lê Khả Phiêu chính là kẻ gây ra vụ phân định lại biên giới Việt Trung, khiến Việt Nam mất 720 cây số vuông, chia lại vịnh Bắc Bộ từ Hiệp định Pháp Thanh thành hiệp định Trung Việt khiến Việt Nam tổn thất nặng nề vì mất đất và biển trong đó có các di tích lịch sử và thắng cảnh như Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc. Phiêu cũng là kẻ sang Bắc Kinh chơi người đẹp Trung Quốc Trương Mỹ Vân trên cương vị tổng bí thư, khiến nội bộ đảng CSVN mâu thuẫn đến mức phải đưa giải pháp dung hoà là dùng người mờ nhạt năng lực như Nông Đức Mạnh thay thế.
Chính trường Việt Nam do mang tính cộng sản pha trộn với phong kiến, nên hình thành ra thứ kế nhiệm quái thai có một không hai như vậy, đến về hưu còn có kế nhiệm về hưu. Việc Lê Khả Phiêu một kẻ từng có nhiều cống hiến cho Trụng Cộng được đôn lên làm Thái Thượng Hoàng thay cho Đỗ Mười sắp chết, sẽ báo hiệu một sự thanh trừng lớn tiếp tục nữa dành cho những kẻ không thuộc phe thân Trung Cộng.
Trong lúc này các Thái Thượng Hoàng khác như Lê Đức Anh đang hấp hối ở viện 108 ngoài Hà Nội, Phan Văn Khải thoi thóp ở bệnh viên Chợ Rẫy thành phố HCM. Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười đã sang tuổi 100. Tương lai tới Tân Thái Thượng Hoàng Lê Khả Phiêu là kẻ duy nhất có vị thế này nhờ sự hậu thuẫn của Nguyễn Phú Trọng.
Nguyễn Phú Trọng chú trọng sử dụng những người miền Bắc, có khuynh hướng bảo thủ, cuồng CNXH. Trọng hay nâng đỡ những người gốc miền núi, gốc Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An đưa vào trung ương. Những đòn trừng phạt của Trọng dành cho các địa phương đa số đều từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, các cơ sở tỉnh uỷ , thành uỷ từ đây trở vào bị trừng phạt, kỷ luật. Trái lại các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Yên Bái, Bắc Giang, Hải Dương hay Hà Tĩnh, Nghệ An sai phạm đến đâu cũng không bị kỷ luật.
Khi hai Thái Thượng Hoàng miền Nam là Lê Đức Anh , Phan Văn Khải chết đi. Đế chế những người cộng sản miền Bắc chính thức được thiết lập trọn vẹn, cánh cán bộ miền Nam rơi vào thời kỳ tăm tối mới vì ác cảm của Trọng với đám quan chức miền Nam, có lẽ Trọng nghĩ rằng tư duy của đám quan chức miền Nam dễ dao động, không sắt đá và kiên định như những người miền bắc xuất thân đặc biệt từ những tỉnh thành quê hương cách mạng như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Thái Thượng Hoàng Lê Đức Anh đang thoi thóp từng giờ ở viện 108 Hà Nội, thế nhưng Nguyễn Phú Trọng không hề liếc mắt ghé thăm. Trọng đi thăm Đỗ Mười, về Hưng Yên thăm tượng đài Nguyễn Văn Linh. Ý của Trọng đã rõ ràng rằng những kẻ miền Nam dù là gì đi nữa không đáng để Trọng phải coi trọng, có khi chúng chỉ là những thanh củi để Trọng đốt cái lò quyền lực độc tôn của Trọng mà thôi.
Một trong những cựu lãnh đạo miền Nam ủng hộ thuyết miền Bắc cai trị là cựu chủ tich nước Trương Tân Sang quê ở Long An. Nhưng chả có gì ngạc nhiên tại sao một người Long An như Sang lại ủng hộ quan điểm miền Bắc thống trị như vậy, thậm chí Sang còn tiếp tay cho Trọng để ngăn chặn, triệt hạ những người miền Nam khác.
Câu trả lời cũng dễ dàng, những năm gần đây Tư Sang chính thức xác nhận quê ông cha mình ở Hà Tĩnh.
Các Thái Thượng Hoàng một thời đầy quyền lực hiện đang còn sống là Lê Đức Anh, Đỗ Mười. Đây là cặp đôi Thái Thượng Hoàng nhiều quyền lực nhất, mặc dù người kế vị Đỗ Mười là Lê Khả Phiêu đã tước bỏ vai trò ban cố vấn của các Thái Thượng Hoàng, nhưng ảnh hưởng cá nhân của Anh và Mười vẫn dư sức tác động lên chính trường Việt Nam nhiều năm sau đó.
Vì sự ảnh hưởng của các Thái Thượng Hoàng, các lãnh đạo kế nhiệm thường tìm cách lôi kéo họ để tăng sức mạnh cho cá nhân mình. Các Thái Thượng Hoàng khi về cũng lựa chọn những kẻ mình thích để đưa vào vị trí kế nhiệm. Nhiều cuộc họp trung ương, quốc hội các Thái Thượng Hoàng được dự trên hàng ghế đầu, những phát biểu của họ giữa hội nghị có thể làm thay đổi chiều hướng thảo luận của hội nghị một cách đột ngột. Ví dụ đương kim tổng bí thư muốn thảo luận về vấn đề về tổ chức, nhằm muốn gạt bỏ đối thủ nào đó. Thái Thượng Hoàng nếu ý kiến tán đồng thì mọi việc dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng nếu Thái Thượng Hoàng ý kiến việc đó chưa cần gấp trong thời gian này, cần tập trung cho vấn đề khác thì mọi việc sẽ khó khăn có khi phải hoãn lại để hội nghị sau bàn đến.
Chưa cần đến cỡ Thái Thượng Hoàng, cỡ uỷ viên trung ương về hưu hay lão thành , cựu chiến binh cũng đủ gây sóng gió cho chính trường Việt Nam. Chẳng hạn như hồi trước thềm đại hội 12, chủ tịch nước Trương Tấn Sang e sợ Nguyễn Tấn Dũng ở lại đã xúi Trịnh Văn Lâu, một uỷ viên trung ương từng trong nhóm tù miền Nam với Sang, để Lâu làm đơn tố cáo Nguyễn Tấn Dũng cho con gái lấy con trai quan chức VNCH nay là Việt Kiều Mỹ. Đòn của Sang và Lâu đã khiến Dũng phải phân thân đối phó , giải trình vấn đề gia đình dẫn đến sức mạnh bị phân tán và yếu thế.
Những kẻ về hưu như Nguyễn Quốc Thước, Nguyễn Trọng Vĩnh, Trần Đình Hương....lúc trước chưa về hưu chỉ ở vị trí làng nhàng, nhưng đến khi về hưu biết tận dụng thế mạnh phát biểu nay hùa theo ý này, mai hùa theo ý khác tuỳ thuộc vào thế thời cũng tạo cho mình ảnh hưởng nhất định trong chính trường. Ví dụ hôm nay những kẻ này phê phán bộ sậu mới lên, nếu biết ý bộ sậu mới lên đến thăm hỏi, quà cáp thì ngay lập tức hôm sau, những kẻ đó lại tán đồng với những quyết định của bộ sậu mới. Đây gần như một dạng ăn vạ, tống tiền , háo danh chứ hoàn toàn không phải dân chủ, đổi mới hoặc vì dân , vì nước góp ý gì như dư luận lầm tưởng.
Cỡ như bọn Thước, Lâu, Hương còn gây tác động như vậy, tất nhiên đám Thái Thượng Hoàng như Anh, Mười còn gây tác động đến từng nào.
Tận dụng tâm lý vùng miền, đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rất biết cách săn sóc các Thái Thượng Hoàng gốc Bắc như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh để ngăn ngừa họ có ý kiến bất lợi cho mình. Nguyễn Phú Trọng đến chúc thọ Đỗ Mười và báo cáo tình hình chính trị xã hội, tức thông báo cho Mười biết những việc trong đã làm, đang làm và sẽ làm. Đỗ Mười đáp lại Nguyễn Phú Trọng bằng cách nhắc đi nhắc lại những câu đoàn kết, đoàn kết đến 6 lần. Có lẽ ý Đỗ Mười e ngại với việc đốt lò của Nguyễn Phú Trọng đã đi quá xa , có nguy cơ làm vỡ nội bộ đảng.
Quan điểm của Đỗ Mười không làm vừa lòng đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một kẻ bản chất ham muốn quyền lực hơn cả vua. Vì thế Trọng đã tính đến bước xa hơn đẩy Lê Khả Phiêu lên làm Thái Thượng Hoàng kế vị Đỗ Mười.
Bắt đầu gần đây Trọng và Phiêu đã có những gắn kết với nhau, những buổi gặp gỡ giữ Trọng và Phiêu được tường thuật đưa lên báo, tăng thêm ảnh hưởng cho cả hai. Một kẻ về hưu thì tiếng nói có trọng lượng, kẻ đang tại vị được tiếng là có sự ủng hộ của lão thành.
Trái với Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười, cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu xui Trọng đánh mạnh, triệt để mạnh hơn nữa như giải tán ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, tấn công vào bộ công an, diệt trừ phe Nguyễn Văn Chi ở Đà Nẵng...tất cả những lời xúi bẩy này đều được báo đăng lại sau khi Trọng đã làm những gì Phiêu nói.
Lê Khả Phiêu chính là kẻ gây ra vụ phân định lại biên giới Việt Trung, khiến Việt Nam mất 720 cây số vuông, chia lại vịnh Bắc Bộ từ Hiệp định Pháp Thanh thành hiệp định Trung Việt khiến Việt Nam tổn thất nặng nề vì mất đất và biển trong đó có các di tích lịch sử và thắng cảnh như Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc. Phiêu cũng là kẻ sang Bắc Kinh chơi người đẹp Trung Quốc Trương Mỹ Vân trên cương vị tổng bí thư, khiến nội bộ đảng CSVN mâu thuẫn đến mức phải đưa giải pháp dung hoà là dùng người mờ nhạt năng lực như Nông Đức Mạnh thay thế.
Chính trường Việt Nam do mang tính cộng sản pha trộn với phong kiến, nên hình thành ra thứ kế nhiệm quái thai có một không hai như vậy, đến về hưu còn có kế nhiệm về hưu. Việc Lê Khả Phiêu một kẻ từng có nhiều cống hiến cho Trụng Cộng được đôn lên làm Thái Thượng Hoàng thay cho Đỗ Mười sắp chết, sẽ báo hiệu một sự thanh trừng lớn tiếp tục nữa dành cho những kẻ không thuộc phe thân Trung Cộng.
Trong lúc này các Thái Thượng Hoàng khác như Lê Đức Anh đang hấp hối ở viện 108 ngoài Hà Nội, Phan Văn Khải thoi thóp ở bệnh viên Chợ Rẫy thành phố HCM. Thái Thượng Hoàng Đỗ Mười đã sang tuổi 100. Tương lai tới Tân Thái Thượng Hoàng Lê Khả Phiêu là kẻ duy nhất có vị thế này nhờ sự hậu thuẫn của Nguyễn Phú Trọng.
Nguyễn Phú Trọng chú trọng sử dụng những người miền Bắc, có khuynh hướng bảo thủ, cuồng CNXH. Trọng hay nâng đỡ những người gốc miền núi, gốc Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An đưa vào trung ương. Những đòn trừng phạt của Trọng dành cho các địa phương đa số đều từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam, các cơ sở tỉnh uỷ , thành uỷ từ đây trở vào bị trừng phạt, kỷ luật. Trái lại các tỉnh phía Bắc như Thanh Hoá, Yên Bái, Bắc Giang, Hải Dương hay Hà Tĩnh, Nghệ An sai phạm đến đâu cũng không bị kỷ luật.
Khi hai Thái Thượng Hoàng miền Nam là Lê Đức Anh , Phan Văn Khải chết đi. Đế chế những người cộng sản miền Bắc chính thức được thiết lập trọn vẹn, cánh cán bộ miền Nam rơi vào thời kỳ tăm tối mới vì ác cảm của Trọng với đám quan chức miền Nam, có lẽ Trọng nghĩ rằng tư duy của đám quan chức miền Nam dễ dao động, không sắt đá và kiên định như những người miền bắc xuất thân đặc biệt từ những tỉnh thành quê hương cách mạng như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị.
Thái Thượng Hoàng Lê Đức Anh đang thoi thóp từng giờ ở viện 108 Hà Nội, thế nhưng Nguyễn Phú Trọng không hề liếc mắt ghé thăm. Trọng đi thăm Đỗ Mười, về Hưng Yên thăm tượng đài Nguyễn Văn Linh. Ý của Trọng đã rõ ràng rằng những kẻ miền Nam dù là gì đi nữa không đáng để Trọng phải coi trọng, có khi chúng chỉ là những thanh củi để Trọng đốt cái lò quyền lực độc tôn của Trọng mà thôi.
Một trong những cựu lãnh đạo miền Nam ủng hộ thuyết miền Bắc cai trị là cựu chủ tich nước Trương Tân Sang quê ở Long An. Nhưng chả có gì ngạc nhiên tại sao một người Long An như Sang lại ủng hộ quan điểm miền Bắc thống trị như vậy, thậm chí Sang còn tiếp tay cho Trọng để ngăn chặn, triệt hạ những người miền Nam khác.
Câu trả lời cũng dễ dàng, những năm gần đây Tư Sang chính thức xác nhận quê ông cha mình ở Hà Tĩnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.