Ngọc Vinh - Làm quan lớn quá chết cũng khổ
Xe tang ông Võ Văn Kiệt trên cầu Saigon. |
Ngay đêm hôm qua, đã có tin tức về cái chết của một cựu thủ tướng, nhưng cho tới giờ này, báo chí chính thống vẫn chưa có một dòng, đơn giản vì họ chưa nhận lệnh đưa tin. May mà cuối đời ông này chọn sự im lặng làm lẽ sống, chứ không thì tin đồn đã dấy lên như bươm bướm giống như lúc ông Kiệt chết.
Theo tin chính thống do Đảng và Chính phủ công bố, ông Kiệt mất lúc sáng sớm ngày 11-6-2008, nhưng các báo online chỉ được phép đưa sau 18h tối ngày 12-6( VNExpress là 18h15, Tuổi Trẻ 18h19). Báo in còn chậm hơn, phải sáng ngày 13 mới có trên sạp báo. Trong khoảng thời gian hai ngày một đêm báo chí Việt Nam im lặng thì BBC, VOA, RFA,RFI và các cơ quan thông tin đại chúng nước ngoài đã loan báo ầm ĩ về cái chết của ông Kiệt.
Nhiều trang mạng cũng như một số báo đài còn đặt giả thiết quanh cái chết của ông, như tại sao ông ấy chết và liệu có sự ám sát hay ko, nhất là trước khi chết ông ấy còn làm một chuyến đi ra Bắc , nghe nói để gặp người có quyền nhờ cậy thả hai nhà báo bị bắt vì đưa tin vụ PMU18.
Trong ngày ông Kiệt mất , báo chí chính thống cứ ngỏng cổ nhìn ti vi chờ cho đến 19h. Nếu VTV phát tin thì đó là dấu hiệu cho phép, các báo sẽ cho chạy tin về cái chết của ông Kiệt đã chuẩn bị sẵn từ trước đó. Tôi còn nhớ, tôi cùng một số anh em báo Tuổi Trẻ ngồi ngay quán nhậu trước tòa soạn, vừa uống bia vừa bàn về cái chết của ông Kiệt và chờ... tới giờ phát tin thời sự của VTV.
Thế nhưng, nói theo kiểu Long Vũ, người dẫn chương trình thời thượng Chiếc nón kỳ diệu trên VTV3 lúc đó là, "Có một cái tin, là không có cái tin nào hết về cái chết của ông Kiệt ". Chúng tôi chỉ biết buồn rầu và... chửi thề vì thấy nghề nghiệp của thằng nhà báo VN sao mà quá bỉ bôi, trước sau gì cũng sẽ bị dân chúng khinh bỉ mà thôi. Cả thế giới biết ông ấy chết nhưng rất nhiều người dân VN thì ko biết, vì báo chí có đưa tin đâu mà biết? Lúc đó mạng xã hội cũng không phổ biến như bây giờ !
Lễ Quốc tang ông Kiệt rồi cũng diễn ra tại Dinh Độc Lập nhưng được bảo vệ cẩn mật. Một tờ báo lớn như Tuổi Trẻ cũng chỉ có mỗi Ban biên tập được đăng ký dự lễ tang, gởi danh sách trước. Những nhà báo khác ko nằm trong Ban biên tập, thì dù có muốn đi viếng cũng phải đành chịu.
Do cuối đời, khi nghỉ hưu, ông Kiệt vẫn trả lời báo chí hoặc viết bài với quan điểm mạnh mẽ, chả ngại phê phán những điểm yếu của Nhà nước nên mọi người nghĩ rằng, đó là lý do khiến Đảng và Nhà nước chậm công bố cái chết của ông. Thêm vào đó ông là người rất được lòng dân, khiến mọi người càng liên tưởng đến trường hợp cái chết của Tổng bí thư Đảng CS Trung Quốc Hồ Diệu Bang, người được lòng sinh viên Trung Quốc đến mức ,họ biến lễ tang của ông thành cuộc biểu tình đòi dân chủ, dẫn đến biến cốThiên An Môn đẫm máu sau đó. Cái này cũng là một giả thiết mà có người đặt ra cho việc chậm công bố cái chết của ông Kiệt !
Trong khi đó, những người ủng hộ Đảng và Nhà nước thì chỉ thấy một lý do đơn giản là : "Chậm công bố vì phải có thời gian để Bộ Chính trị bàn bạc xếp đặt lễ tang thôi mà". Nhưng người không chấp nhận ý kiến này thì phản bác như sau: "Lễ quốc tang đã được quy định cho Thủ tướng và ba vị tam trụ khác, cứ thế mà thực hiện thôi. Còn người ta chết lúc nào thì cứ cho đưa tin lúc đó đi, rồi bàn làm lễ tang sau, có gì mà phải giấu như mèo giấu c** vậy?"FB NGỌC VINH 23.02.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.