Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc
Vài ngày trước tôi đã đến gặp một người phụ nữ và thảo luận với bà ấy về nguyên lý “Thiện ác hữu báo”. Bà ấy phấn khích nói: “Tôi thích nghe những điều ông nói. Đúng là ông Trời có mắt! Hãy để tôi kể cho ông nghe những việc xảy ra trong gia đình tôi – nó thật sự kỳ lạ. Cháu trai tôi bị chẩn đoán bệnh tim từ trước khi cháu được một tháng tuổi. Bệnh viện tỉnh không thể chữa trị được, nên chúng tôi đã đưa cháu đến Bắc Kinh để chữa trị, tiêu tốn hơn 100.000 nhân dân tệ (16.350 đô là Mỹ). Tôi rất buồn – không phải vì tiền, mà vì không hiểu tại sao những điều như vậy lại xảy đến với chúng tôi. Tôi và chồng tôi đều là người tốt và suốt cuộc đời mình chúng tôi đã làm nhiều điều tốt. Sau đó tôi hỏi con trai tôi, cha của đứa bé, rằng cậu ấy đã làm việc xấu nào mà lại mang đến ác nghiệp cho chúng tôi như thế này. Lúc đầu con tôi do dự, nhưng sau đó nó đã kể cho chúng tôi việc mà nó đã làm.”
Bà ấy kể rằng con trai bà đã thi trượt đại học sau khi tốt nghiệp trung học và không quan tâm đến kiếm việc làm, sợ khổ sợ mệt, hàng ngày chỉ nhàn nhã ở nhà, chồng bà không thích điều này và thường xuyên cằn nhằn cậu ấy. Bà kể: “Một ngày, con trai tôi oán giận bỏ đi, nhưng sau đó cháu lại quay về với rất nhiều tiền. Vợ chồng tôi hỏi số tiền ấy từ đâu, nhưng cháu không trả lời mà đáp lại: ‘Cha mẹ không cần biết, con có cách làm của mình.’ Cháu đã giải thích rằng một người bạn cùng lớp cháu không kiếm được việc làm, nên cậu ta bắt đầu đi ắn cắp tiền và nhờ con trai tôi giữ hộ. Cậu ta cũng chia cho con tôi một phần tiền ăn cắp được. Con tôi rất vui khi làm việc này, vì đó là một cách kiếm tiền dễ dàng. Tuy nhiên, bạn con tôi đã chết trong một tai nạn xe hơi. Con tôi rất sợ nên đã trở về nhà và lập gia đình.” Người con trai đã giữ kín mọi chuyện cho đến khi mẹ anh ấy hỏi những việc xấu mà anh đã làm.
Khi người mẹ biết việc mà cậu con trai làm, bà ấy rất buồn và la mắng cậu. Cậu ấy nói: “Mẹ, đừng giận nữa; giờ con đã hiểu rồi. Con biết là bạn con đã chết do bị trừng phạt. Con cũng biết rằng bệnh tim của con trai con là do nghiệp báo từ những việc làm xấu của con. Con sẽ không bao giờ làm điều xấu nữa. Con sẽ dùng chính đôi tay và mồ hôi xương máu của mình để nuôi gia đình chúng ta, và hiếu kính chăm sóc cha mẹ.”
Ở Trung Quốc, người ta thường nhắc nhở những kẻ đã lấy tiền của người khác một cách bất hảo rằng: “Nã nhân tiền tài, thế nhân tiêu tai” (Lấy tiền của người, thay người chịu nạn.) Ngoài ra, còn có câu an ủi cho những ai bị mất mát thiệt thòi rằng: “Biệt vãng tâm lý khứ, phá tài miễn tai” (Đừng bận tâm nữa; của đi thay họa.) Người đời trước đã lưu lại Thiên lý cho những người đời sau. Tiền tài với phúc đức hay tai họa đều là có quan hệ. Chẳng hạn, nếu một người nhặt được tiền trả lại cho người đã mất, người ta đều xem là người “thập kim bất muội” (nhặt được vàng không giấu giếm), có phẩm đức tốt và về sau nhất định sẽ đắc phúc báo.
Điều đáng buồn là xã hội bây giờ thấm nhuần chủ nghĩa vô thần của chế độ cộng sản, con người không còn nghiêm khắc tuân theo Thiên lý, hay họ không hiểu được ý nghĩa bao la, sâu sắc của những Thiên lý này. Kết quả là, ngày càng nhiều người không từ thủ đoạn nào để kiếm lợi bất hợp pháp, còn những người “thập kim bất muội” thì vô cùng ít ỏi. Đây chính là ác quả của việc đạo đức bại hoại. Trung Quốc ngày nay bị lừa dối bởi chủ nghĩa vô thần, nên tiền được xem là mục tiêu duy nhất; tham nhũng tràn lan, đại quan đại tham, tiểu quan tiểu tham, vị trí cao càng cao thì tham nhũng càng nhiều. Thậm chí những người không có vị trí trong chính phủ cũng hối lộ và thông đồng vì lợi ích cá nhân; xã hội không có đạo đức khiến trộm cắp, lừa đảo và cướp tài sản tràn lan. Phần đông dân chúng đều chạy theo tiền và tin rằng có tiền là có hạnh phúc, trong khi họ không hiểu mối liên hệ giữa tiền tài và tai họa.
Thiên lý thật sự luôn công bằng giữa mất và được, thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Chiếm đoạt tiền của người khác thì phải nhận lấy bất hạnh tương xứng; nếu trả lại tiền cho người mất, thì nhất định sẽ đắc phúc báo. Bất kỳ ai còn tồn tại thiên lương, cũng nhận ra sự giao hoán như vậy trong cuộc sống hàng ngày.
Vào triều Thanh, ở phương Bắc có một người bán hàng tên Trương, đã đến miền Nam để đòi nợ; tuy nhiên, ông ấy lại làm mất tất cả số bạc đã thu được. Trương rất buồn. Sau đó một ông lão đã nhặt được tiền của Trương và trả lại cho ông ấy, và đưa Trương về nhà ông. Trương rất cảm kích ông lão vì sự trung thực và chu đáo của ông, nên muốn đưa ông lão phân nửa số tiền của mình để trả ơn. Ông lão từ chối và nói: “Nếu tôi vì tiền, tôi đã không đưa ông đến nhà tôi. Ông hãy may lấy số bạc này và trở về nhà đi.” Trương cảm tạ ông lão và rời đi. Khi đến bờ sông, một cơn gió mạnh đột nhiên nổi lên, lật úp một chiếc thuyền chở đầy hành khách. Trương ngay lập tức đưa số bạc của mình cho những người chủ thuyền khác và hối thúc họ cứu những người bị rơi xuống sông. Kết quả là đã cứu được hàng chục người, và trong số họ có con trai của ông lão đã trả lại tiền cho Trương.
Cổ nhân có câu: “Họa Phúc vô môn, duy nhân tự chiêu. Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình” (Họa hay phúc đều do con người tự chiêu mời, thiện báo hay ác báo đều như hình bóng không rời thân). Từ xưa đến nay, những kẻ bức hại người tốt đều gặp kết cục đau khổ. Trong những thập niên qua, Trung Cộng với những tuyên truyền lừa dối, kích động thù hận và tranh đấu đã cưỡng chế tẩy não và cải tạo tư tưởng con người, đã biến bản tính tốt đẹp của người Trung Quốc thành “Đảng tính”. Kết quả là nhiều người Trung Quốc thiện lương đã trở thành người không phân biệt tốt với xấu hay đúng với sai, và làm mọi việc mà chế độ muốn họ làm.
14 năm qua, các viên chức Đảng Cộng sản tại nhiều cấp khác nhau đã tích cực tham gia đàn áp các học viên Pháp Luân Công vì lợi ích cá nhân. Từ khi cuộc bức hại bắt đầu, một lượng lớn những người làm việc tại hệ thống tư pháp, công an và Phòng 610 đã bị chết đột ngột, tai nạn xe, mắc trọng bệnh hoặc người nhà gặp họa. Trần Viên Triều, thẩm phán đầu tiên xử án phi pháp các học viên tại Trung Quốc, đã chết trong đau đớn vì ung thư phổi vào ngày 02 tháng 09 năm 2003. Nhậm Trường Hà, trưởng Cục Công an tỉnh Hà Nam, đã chết trong một tai nạn xe hơi không lâu sau khi bà ta bức hại tàn nhẫn bốn học viên. Mặc dù năm người ngồi chung một chiếc xe hơi, nhưng chỉ có Nhậm chịu chết, dù bà ta ngồi ở vị trí an toàn nhất trong xe.
Trong suốt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nhiều người không thể phân biệt tốt xấu đã theo Đảng Cộng sản vì lợi ích cá nhân. Chúng tôi hy vọng những ai vẫn còn tham gia bức hại hãy nghiêm túc trân quý sinh mệnh bản thân, và sự an nguy của gia đình họ. Đến ngày chịu nhận ác báo, lúc đó có hối hận cũng đã muộn màng!
Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2013/8/28/141729.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.