Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

“Thảm sát Mậu Thân 1968″ – Nghe lại và nghĩ thêm quanh ý kiến Hoàng Phủ Ngọc Tường

“Thảm sát Mậu Thân 1968″ – Nghe lại và nghĩ thêm quanh ý kiến Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cho tới hôm nay, sau 46 năm, cùng với nhiều bí ẩn của Chiến dịch Mậu thân 1968, sự kiện bị cho là một cuộc “Thảm sát” đã gây tranh1cãi, chia rẽ trong lòng người dân và trí thức miền Nam, rồi cả người dân VN nói chung, vẫn chưa được làm rõ.
Tại sao cả 2 phía chính quyền – Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 và CHXHCNVN từ 1975 – đến nay đều không tiến hành một cách quy mô việc điều tra, thu thập bằng chứng như tìm kiếm, khai quật “mộ tập thể” để giám định, phỏng vấn nhiều người dân, tập hợp tư liệu lưu trữ v.v.. từ đó có kết luận rõ ràng, nghiêm túc? Có phải vì một bên thì kém cỏi trong chiến thuật tuyên truyền để vạch mặt đối phương, còn bên kia thì ngược lại, quá giỏi để khỏa lấp che đậy tội lỗi?
Xin mời nghe lại một bài trả lời phỏng vấn của Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường với phóng viên nước ngoài năm 1981.
Cũng cần nói thêm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân trong nhiều năm nay là những người phải chịu búa rìu dư luận dữ dội nhất từ hải ngoại cùng những người dân miền Nam tin rằng đã có một cuộc thảm sát do cộng sản tiến hành tại Huế trong Chiến dịch Mậu Thân 1968.
Phải chăng cái cách mà Hoàng Phủ Ngọc Tường hé lộ và lý giải trong đoạn phỏng vấn này, trong vai trò là nhân vật “cộm cán” nhất của vụ án, đã góp phần tạo nên một hiệu ứng phản tác dụng thêm cho chính ông và đảng của ông?
Nhiều năm nay, sức khỏe của Hoàng Phủ Ngọc Tường không còn được tốt nữa, liệu ông có noi gương Lê Hiếu Đằng, cuối đời làm một cái nghĩa cử gì đó để lại cho đời, cho mình để mai sau khỏi bị miệng lưỡi thế gian mãi chê cười? Bởi vì không phải chỉ có dấu hỏi lớn có hay không vụ thảm sát, mà còn có nhiều dấu hỏi rất lớn về những bất đồng trong chính nội bộ ban lãnh đạo cộng sản miền Bắc về Chiến dịch Mậu Thân 1968, liên quan tới cả cuộc thanh trừng nội bộ rất tàn độc, trong mối quan hệ phức tạp với 2 nước đàn anh lớn đang cắn xé nhau khi đó là Liên Xô, Trung Quốc v.v..
Làm rõ những bí ẩn lịch sử đó cũng sẽ góp phần vạch mặt, đẩy lui những thế lực bảo thủ, cơ hội trong ĐCSVN đang cố bấu víu vào “bạn vàng” Trung Cộng, “ăn mày dĩ vãng”, và lừa bịp dân, như một cuốn phim nhiều tập đang chiếu trên truyền hình VN mấy ngày Tết này – “Đảng giữa lòng dân“, mở đầu bằng hai câu thơ ngạo ngược của Tố Hữu “Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa/ Bốn ngàn năm chan chứa ân tình“.
-
Trang 2 / 2
Hữu Ngọc (*)
Cách đây nửa thế kỷ, hồi kháng chiến chống Pháp, tôi có dịp ghé Côn Minh nhân trên đường làm nhiệm vụ quan sát viên một đoàn hàng binh Âu và Phi (thuộc đội quân viễn chinh Pháp) được các nước Đông Âu cho cư trú để đợi dịp hồi hương.
Hồi ấy, Trung Quốc mới được hoàn toàn giải phóng, ta cũng chỉ mới có trận thắng lớn ở biên giới. Đưa hàng binh Âu – Phi vào đất Trung Quốc, bộ đội chúng tôi phải mặc đồng phục Giải phóng quân, và nếu người địa phương có hỏi thì phải trả lời: “Uổ môn Lẽng Quảng pu tôi” (Chúng tôi là bộ đội Lưỡng Quảng). Đường đi rất vất vả: toàn đi bộ, trèo đèo lội suối, núi trùng trùng, điệp điệp. Từ Cổng Trời Hà Giang, phải đi bộ hàng tháng mới tới chỗ tạm trú, vì lính Âu Phi không quen đi bộ và đi dép lốp. Từ Khai Viễn, tôi mới lên được xe lửa đi Côn Minh.
Năm nay, tôi trở lại Côn Minh cũng bằng xe lửa, trong đoàn du lịch do Câu lạc bộ giao lưu Việt – Trung tổ chức.
Côn Minh là thủ phủ của Vân Nam, một tỉnh cùng Tứ Xuyên, Quý Châu và Tây Tạng, là sườn Tây Nam của Trung Quốc! Với diện tích 394.000 kilômét vuông (rộng hơn cả nước Việt Nam) và dân số 44 triệu người, Vân Nam tuy liệt vào biên khu xa vời (Vân Nam = vùng tít tận sau những mây phương Nam), so với Trung Quốc, lại rất gần với Việt Nam vể phương diện địa lý, lịch sử và văn hoá. Cùng một dải biên giới dài với Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang), các dân tộc thiểu số của hai bên có những mối quan hệ khăng khít từ lâu đời trong một môi trường địa lý tương tự. Những kiến tạo địa chất đã tạo hàng nghìn hòn đảo kỳ lạ ở Vịnh Hạ Long cũng đã tạo ra một kỳ quan “rừng đá” vùng du lịch Thạch Lâm. Vân Nam cũng là miền hiếm hoi ở Trung Quốc có khí hậu Á nhiệt đới như Việt Nam. Điều này thấy rất rõ dọc 465 kilômét đường xe lửa từ Hà Khẩu đến Côn Minh, một con đường leo qua những phong cảnh đến nay vẫn còn cái đẹp hoang sơ. Bắt đầu từ cây số 80, các loại thảo mộc nhiệt đới (cọ, tre, chuối) thưa dần và càng gần Côn Minh (trên cao nguyên 1.900 mét), càng nhiều loại cây ôn đới (thông, táo, lê,…)
Vân Nam gần ta trong lịch sử và văn hoá: xa xôi và hiện đại. Biết bao thế hệ người Việt đã say mê truyện Tam Quốc và đều nhớ sự kiện Khổng Minh 7 lần bắt Mạnh Hoạch (nay là vùng Vân Nam và Nam Trung). Thời Bắc thuộc, nước Nam Chiếu (dân tộc Thái) thường sang quấy nhiễu đất ta, mãi cho đến thời Cao Biền (thế kỷ 9) mới chịu thôi. Châu tự trị tộc Thái Si Soan Ba Na (= 12 nghìn mẫu) sát Lào và Myanma có khu bảo vệ thiên nhiên với rất nhiều rừng nguyên sinh, nhiều loại động vật thực vật quý.
Trong lịch sử hiện đại, thời Pháp thuộc, Vân Nam gắn với Bắc Kỳ bởi con đường xe lửa Hải Phòng – Vân Nam (xây 1903), đã làm chết 5 vạn phu Trung Quốc và Việt Nam, nhưng hoạt động của các nhà cách mạng Việt Nam, kể cả Hồ Chí Minh (liên lạc với tổ chức Mỹ OSS ở Côn Minh) cũng có thời gian gắn với Vân Nam.
Côn Minh (3 triệu rưỡi dân), còn được gọi là Xuân Thành (thị thành của mùa xuân), xây dựng trên cao nguyên quanh năm ấm áp (24 độ), có cây cối xanh tươi. Phía Tây Nam có hồ Điền, rộng như bể, dài 40 kilômét (Vân Nam còn có biệt danh là Điền).
Năm 1950, tôi gặp một Côn Minh quang cảnh chỉ như thành phố Nam Định thời Pháp: Năm nay, tôi gặp lại một Côn Minh hiện đại. Nửa đêm tỉnh dậy, từ tầng thứ 12 khách sạn nhìn xuống các đại lộ thẳng băng, với những nhà cao tầng dưới ánh điện, tôi cứ ngỡ mình ở Mỹ, Pháp, hay Nhật, chứ không phải ở một miền xưa kia khỉ ho cò gáy.
Ấn tượng đầu tiên về công cuộc hiện đại hoá, tức là Tây phương hoá triệt để đập vào mắt ngay từ khi rời khỏi Lào Cai qua cầu sang thị trấn nhỏ Hà Khẩu.
Ở khách sạn cạnh ga, trong phòng đợi, trên bức vách to có bức tranh phụ nữ khoả thân: đó là tranh sao lại một bức hoạ thần Vệ Nữ thời Phục Hưng ở châu Âu. Ở Côn Minh, trong các khách sạn, ngoài sân nơi du hí, có rất nhiều tranh và tượng khoả thân cổ điển phương Tây. Phải chăng, đó là ý đồ bắt cháu chắt Khổng Tử phải làm quen với thẩm mỹ khác, vào thời toàn cầu hoá?
Hiện đại hoá còn thấy ở trật tự và sạch sẽ công cộng. Nhổ bậy dường như xưa được coi là một thói quen của người Trung Quốc. Đường phố Côn Minh nay không còn nhổ bậy và vứt rác lung tung nữa. Nghe nói, ở một tỉnh nọ, chính quyền đưa ra phong trào chống nhổ bậy, báo trước ba hôm. Hôm thứ tư, lệnh được thi hành. Một cô nhân viên ngân hàng nhổ bậy, bị đeo biển, chụp ảnh, đăng báo, đưa lên ti-vi. Và thế là hết nhổ bậy.
Giao thông cũng rất nghiêm. Xe máy trong thành phố hầu như không có, chỉ có xe buýt công cộng, ô-tô và xe đạp, nên không có xe chen nhau, hay bóp còi inh ỏi. Muốn đi xe máy trong thành phố, phải mua một cái biển trị giá gấp ba xe, nên ít ai dám chơi ngông thế. Nhà cửa toàn là chung cư cao tầng, không có nhà riêng ở trong thành phố. Chỉ còn để lại một góc phố cổ làm kỷ niệm, còn toàn là phố mới.
Nghe nói công an cảnh sát không ăn của đút. Vì lương một công an trung bình 1.000 tệ = 120 đô-la), nếu ăn đút vài chục, vài trăm mất việc không bõ. Nạn tham nhũng đỡ nhiều do quy định: ai làm trong ngành công an, toà án, kiểm sát, thuế thì cấm người nhà được ở ngành kinh doanh buôn bán(?)
Kinh tế Côn Minh, bước đầu do Trung ương đầu tư, nay đã tự lực phát triển nhờ thuốc lá, cây thuốc, công nghiệp, làm ngọc và du lịch. Mức sống nhân dân tương đối lên, nên các nơi du lịch đông nghịt, đại đa số là người trong nước, rất nhiều các cụ về hưu. Thắng cảnh nhiều, được trang bị tốt. Đáng kể có: hồ Điền, Vườn triển lãm hoa quốc tế, rừng đá Thạch Lâm, khu làng dân tộc, Đại Quan Lâu, Chúc Long Môn, Thuý Hồ và rất nhiều công viên.
Dĩ nhiên, Côn Minh và Vân Nam nói chung còn có những tiêu cực và vấn đề nhức nhối. Những chuyến đi một tuần lễ để lại cho tôi những ấn tượng tốt đẹp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.