Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Nhà sử học Hoàng Nhật Tân – con trưởng cố “tử tội” Hoàng Văn Hoan qua đời

Nhà sử học Hoàng Nhật Tân – con trưởng cố “tử tội” Hoàng Văn Hoan qua đời

Báo Văn hóa Nghệ An đưa tin ông mất nhưng không có một chút thông tin nào nhắc tới cha ông, cố Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam DCCH, đồng thời từng là “tử tội” của chế độ CSVN trước khi qua đời tại nơi nương náu là Trung Quốc.
Hoàng Nhật Tân mất trước đúng 1 tháng ngày kỷ niệm lần thứ 35 nổ ra cuộc Chiến tranh Biên giới phía Bắcdo Trung Quốc phát động, cuộc chiến cũng rất liên quan tới cuộc trốn chạy của thân sinh ông – Hoàng Văn Hoan.
Trong cuốn “Thiên thu định luận”, Hoàng Nhật Tân coi câu chuyện của cha ông Hoàng Văn Hoan phải ngàn năm sau mới làm rõ được. Nghĩ thế có lẽ bởi cả ông và cha của ông đều là những người cộng sản tận trung, vẫn coi những lục đục trong nội bộ cộng sản VN và quốc tế là chuyện hàng đầu của đất nước và … nhân loại, nó còn cả … ngàn năm nữa.
Còn nhân dân Việt Nam có lẽ chỉ coi đó là những câu chuyện tệ hại như trong nội bộ một hội kín, hay nhóm lục lâm thảo khấu đã cướp và nắm được chính quyền mà thôi. Khi nào lịch sử “định luận” được những bí mật đó thì cũng chỉ góp phần chữa trị căn bệnh ngu muội cho những ai vẫn còn một mực tin vào chủ thuyết này. 
Riêng Hoàng Nhật Tân, hình như ông có công với 2 chính thể cộng sản còn rơi rớt lại, khi ngót phần tư thế kỷ trước đã tham gia chắp nối để có cuộc gặp Thành Đô và dẫn tới mối quan hệ “4 tốt”, “16 chữ (vàng)” của kẻ cướp và kẻ … “được cướp” trên Biển Đông hôm nay. 
  • Thứ sáu, 17 Tháng 1 2014 22:21

NHÀ SỬ HỌC HOÀNG NHẬT TÂN QUA ĐỜI

1Nhà sử học Hoàng Nhật Tân (bút danh Hoàng Thanh Đạm), cộng tác viên của tạp chí Văn hoá Nghệ An, đã qua đời lúc 10h30 ngày 17-1-2014 thọ 89 tuổi. Lễ viếng từ 8h đến 14h ngày 19-1-2014 tại nhà riêng P102 – E5B tập thể Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội.
Ông Hoàng Nhật Tân sinh năm Bính Dần (1926) tại làng Quỳnh Đôi, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống yêu nước.
11 tuổi, ông được tổ chức đưa vào hoạt động nhóm Thiếu niên ái hữu trong Phong trào Mặt trận Bình dân (1936-1939) tại địa phương. Năm 1945, Hoàng Nhật Tân tham gia ủy viên Ủy ban khởi nghĩa ở Quỳnh Đôi, tham gia giành chính quyền tại huyện Quỳnh Lưu và được kết nạp Đảng tháng 10 năm đó khi vừa tròn 20 tuổi.
Năm 1957 ông được Trung ương Đảng cử sang Matxcơva học tập lý luận ở trường Đảng cao cấp Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bảo vệ Luận án Phó Tiến sĩ Sử học. Về nước, ông tham gia công tác tại Viện Sử học cho đến ngày nghỉ hưu.
Nhà sử học Hoàng Nhật Tân còn là dịch giả của hai công trình lớn về pháp luật là Bàn về Khế ước xã hội (J. J. Rouseau, dịch, 1992); Bàn về Tinh thần pháp luật (Montesqieu, dịch, 1996).Một số tác phẩm tiêu biểu khác ông để lại: Tìm hiểu lịch sử một xí nghiệp – Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (1979); Nguyễn Trường Tộ (1991); Nguyễn Ái Quốc trên đường về nước (1994); Đời nối đời vì nước – viết về gia tộc Hồ Tùng Mậu (đồng tác giả với Phan Hữu Thịnh – 1996); Campuchia trong thời kỳ chống Pháp (Bản thảo lưu tại Viện Đông Nam Á – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam)…
Tạp chí Văn hoá Nghệ An xin chia buồn cùng gia quyến.
—-
Trang 2 / 2
Chẳng biết cái Bộ chính trị Đảng CSVN họp những hai phiên để nghe “đề án” liên quan tới việc tổ chức kỷ niệm cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 và trận Hải chiến Hoàng Sa kết cục ra sao, mà nội dung kín như bưng, còn thực tế thì đã thấy rõ trong mấy ngày vừa qua, trên báo chí và tại khu vực Bờ Hồ, Hà Nội, tượng Trần Hưng Đạo, TPHCM.
Chỉ đến khi có cuộc gặp giữa ông Thủ tướng với Mặt trận tổ quốc hôm qua, hai phiên nghe đề án” mới được hé lộ. Nhưng không phải là ông Thủ tướng chủ động phổ biến (việc này có nhà báo tham dự cũng đã xác nhận), mà chỉ đến khi vài vị nhân sĩ trong Mặt trận thắc mắc, ông mới “bật mí” một chút, và “đẩy quả bóng” cho ông Nguyễn Thiện Nhân, tân Chủ tịch Mặt trận. Liệu cuộc “báo cáo lại” của ông Nhân trước Mặt trận tới đây sẽ ra sao, các vị đại biểu Mặt trận phản ứng thế nào, được báo chí phản ánh tới đâu, chúng ta lại phải chờ xem.
Nói là “sợ” từ “bạn vàng” cho tới “đồng chí của mình” trước những vấn đề trọng đại của cả nước là như vậy. Vì với “đế quốc Mỹ”, “thực dân Pháp” thì ngược hẳn (không “sợ”), cũng hữu nghị, cũng xóa bỏ hận thù xưa, nhưng không thể kể hết những cuộc kỷ niệm, lễ lạt, từ “mừng chiến thắng” cho tới “lên án thảm sát”, v.v.. được nhà nước cộng sản VN tổ chức. Sắp tới đây là kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã lên kế hoạch tổ chức rầm rộ.
Tìm đỏ mắt qua nhiều tờ báo (*), mới nắm bắt được thông tin tương đối chi tiết, xin trích nội dung trên báo Người lao động, có nhiều chi tiết hơn so với các báo:
Theo GS-TS Phạm Thị Trân Châu, quyền Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về khoa học – giáo dục của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, báo chí đã có một số bài viết về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 thì nhà nước phải có quan điểm rõ ràng. “Cụ thể là có tưởng niệm, xây tượng đài, đưa vào sách giáo khoa hay không? Việc này cần sự rõ ràng vì chúng ta đang dân chủ thông tin” – GS Châu đặt vấn đề.
Ông Nguyễn Túc bộc bạch: “Nhiều người dân đặt câu hỏi tại sao chúng ta tưởng niệm chiến tranh biên giới Tây Nam nhưng chưa tưởng niệm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979”.
Về băn khoăn của 2 vị chủ nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, nhà nước không bao giờ quên việc này; không bao giờ quên công lao của đồng chí, đồng bào đã chiến đấu, hy sinh để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu với quân Trung Quốc để bảo vệ biên giới phía Bắc từ ngày 17-2-1979. Tất cả chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu này đều yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ và được hương khói thường xuyên, không có chuyện đem đi chỗ khác.
“Phải kỷ niệm thế nào để có lợi cho đất nước. Tới đây, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân sẽ họp báo cáo lại các bác, các cụ về chỉ đạo của Bộ Chính trị. Bộ Chính trị vừa rồi nghe hai phiên về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, về Trường Sa – Hoàng Sa và chỉ đạo chặt chẽ với tinh thần lợi ích cao nhất của đất nước. Chúng ta không sợ ai đâu. Thực ra, dân tộc này, đất nước này, Đảng và nhà nước không sợ gì cả nhưng làm gì cũng phải tính lợi ích chung” – Thủ tướng nhấn mạnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.