Câu chuyện quỹ đầu tư quốc gia và tầm nhìn hai chính phủ
Đỗ Ngà
Na Uy là quốc gia rất giàu có. Quốc gia này dù rất nhiều tài nguyên nhưng cơ bản họ dựa trên chất xám. Sự giàu có của Na uy được đánh giá là rất bền vững, tuy nhiên, nhà nước Na Uy không vì thế mà ỷ lại những gì họ đang có. Họ biết, lịch sử luôn có tính thăng trầm, nếu không dự phòng rủi ro thì có khi Na Uy là bị tụt hậu mà không thể gượng dậy. Vậy nhà nước Na uy quản lý rủi ro như thế nào?
Hiện nay Nhà nước Na Uy đang quản lý quỹ đầu tư khổng lồ, lên đến 1.000 tỷ đô la Mỹ. Quỹ này có tên là Quỹ Đầu Tư Quốc Gia-NBIM. Nếu chia bình quân thì mỗi người dân Na Uy được nhận số tiền 250.000 đô, một con số cực cao. Tuy nhiên, quỹ này có một quy định nghe khá bất ngờ, đó là không được đầy tư vào các doanh nghiệp của Na Uy. Muốn đầu tư ở Mỹ, Anh, Úc, Đức thậm chí đầu tư vào Trung Quốc đều được nhưng không được đầu tư vào các doanh nghiệp Na Uy. Vì sao?
Để phân tán rủi ro! Bởi nếu nền kinh tế Na Uy gặp khủng hoảng nghiêm trọng thì quỹ này sẽ bị mất mát nhiều nếu nó bị chôn trong các doanh nghiệp quốc nội. Phân tán rủi ro là khi nền kinh tế Na Uy khủng hoảng thì quỹ này không bị ảnh hưởng. Và khi đó, quỹ này sẽ là nguồn vốn để vực dậy nền kinh tế.
Và bây giờ là câu chuyện Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cũng có một quỹ rất lớn, đến 200 tỷ đô la Mỹ. Chính phủ lập ra Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để quản lý quỹ này. Hiện nay, số tiền đấy đang nằm trong tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc nó là cổ phần của nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Giả sử như nền kinh tế Việt Nam gặp khủng hoảng thì rõ ràng các doanh nghiệp Việt Nam cũng chết theo, bất kể đó là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp quốc doanh. Nghĩa là nền kinh tế chết thì nguồn vốn đó cũng tan nát. Ở khía cạnh này rõ ràng Đảng Cộng Sản không biết phân tán rủi ro. Làm quản lý một quốc gia mà bao đời thủ tướng không biết phân tán rủi ro tạo nên hàng rào phòng thủ cho nền kinh tế.
Sự khác nhau từ quỹ NBIM của Na Uy và Vốn nhà nước tại các doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam là hai chữ “tầm nhìn”. Chính phủ Na Uy đang bảo vệ sự giàu có cho dân của họ, cho nước của họ. Còn Chính phủ Việt Nam dùng nguồn vốn khổng lồ này để tranh ăn với doanh nghiệp tư nhân. Nói chung họ tranh ăn với chính dân của mình là chính, chứ bài toán phân tán rủi ro với họ là ngoài tầm với.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.