Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

Trung Hoa bị vạch trần là du côn thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G-20

 

Trung Hoa bị vạch trần là du côn thế giới tại hội nghị thượng đỉnh G-20

BBT Washington Examiner | DCVOnline

Một số chuyên gia phân tích đã sai lầm khi coi nội dung cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden với người đồng cấp Trung Hoa Tập Cận Bình là một dấu hiệu của sự bớt căng thẳng.

Thực tế là quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Hoa sẽ tiếp tục xấu đi vì tham vọng chính của Trung Hoa là phát huy ảnh hưởng và thay thế trật tự thế giới dân chủ do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình bên lề G20 tại Bali, Indonesia, 2022. (Ảnh chụp màn hình trao đổi ngắn giữa hai nhân vật lãnh đạo)

Hai việc xảy tại hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali, Indonesia, nhấn mạnh sự vô lý khi tin rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể cải thiện đáng kể.

Đầu tiên là kinh nghiệm của Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Tư. Trudeau đã bị Xi rầy rà rất công khai trước một nhóm nhà báo Canada. Tội quá lớn của Trudeau là gì? Ông đã dùng cuộc họp hôm thứ Ba với người lãnh đạo với quyền lực tối cao của Trung Hoa để phàn nàn về sự can thiệp của Trung Hoa vào cuộc bầu cử năm 2019 của Canada và ông đã công khai bày tỏ sự không hài lòng của mình. Xi không thích việc giới truyền thông biết được chuyện này. Tập nói,

“Mọi chuyện chúng ta thảo luận sau đó đã bị tiết lộ cho  [báo chí]. Đó là việc không thích đáng.”

Tập Cận Bình

Tập đòi Trudeau phải có “sự chân thành” và người lãnh đạo Canada lịch sự trả lời để tự bảo vệ. Sau đó, Tập ngắt lời Trudeau và nói, “Hãy tạo điều kiện trước.”  Tập bắt tay và quay đi ngay lập tức.

Thông điệp của Tập: Nếu muốn giao thương và hợp tác, tốt hơn hết ông nên ngừng chống lại những chính sách an ninh quốc gia của tôi, ngay cả khi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Canada. Hãy giống như những con bù nhìn Đức của chúng tôi hơn và bớt giống những đối thủ Mỹ của chúng tôi.

Cuộc trao đổi ngắn nhấn mạnh tính cách kiêu ngạo và vô cùng độc tài của chính phủ Tập Cận Bình. Tự cho mình ở cấp cao nhất trong bất kỳ và tất cả mọi tương tác, Trung Hoa không ngần ngại đòi hỏi người khác phải theo ý họ. Tuy nhiên, thất vọng trước thái độ chua chát của công luận đối với Trung Hoa ở các quốc gia phương Tây, Bắc Kinh rất nhạy cảm với những lời chỉ trích của người nước ngoài. Thật vậy, Trung Hoa thậm chí còn yêu cầu giới chức chính phủ phương Tây tích cực tuyên truyền thân Trung Hoa cho người dân trong nước của họ. Trong cuộc họp vào tháng 7 với người đồng cấp Australia, Ngoại trưởng Trung Hoa Vương Nghị đã đòi Canberra thực hiện một số cam kết. Những điều này gồm cả đòi hỏi của ông rằng Australia “kiên định xây dựng những nền móng xã hội tích cực và thực dụng cũng như sự ủng hộ [Trung Hoa] của công chúng.” Như với cuộc trao đổi của Trudeau, đó là bằng chứng về cách ứng xử tổng cộng bằng không của Cộng sản Trung Hoa trong chính sách đối ngoại. Đó là theo Tập hoặc đi chỗ khác chơi.

Không tin ư? Hãy xem tương tác giữa Tập với chính phủ Anh hôm thứ Tư.

Tập và thủ tướng mới của Anh, Rishi Sunak, đã đồng ý tổ chức cuộc gặp song phương bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20. Sunak đã tìm cách đặt nền móng tích cực cho cuộc gặp đó bằng những lời hoa mỹ mang tính hòa hoãn đối với Bắc Kinh. Người ta có thể chờ đợi rằng Tập Cận Bình nắm lấy cơ hội để cố gắng lôi kéo đồng minh thân cận nhất của Mỹ ra khỏi chính sách Trung Hoa của Washington — thực sự, Sunak không hẳn có tiếng là diều hâu đối với Trung Hoa; ngược lại, Sunak đã khiến Hoa Kỳ lo ngại rằng ông có thể chấp nhận chủ nghĩa con buôn của Trung Hoa khi là thủ tướng.

Nhưng Trung Hoa đã phản ứng bằng cách hủy bỏ cuộc họp với nhân vật lãnh đạo Anh Quốc và cố tình làm bẽ mặt Sunak bằng cách mô tả lý do tại sao. Cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Hoa, Thời báo Hoàn cầu, nhận xét cộc lốc rằng “Những chuyên gia Trung Hoa tin rằng có thể việc hủy bỏ là một cách để Trung Hoa bày tỏ sự rất không bằng lòng với những hành động khiêu khích gần đây của Anh đối với vấn đề Đài Loan.”

Thật quá tế nhị.  Hoàn cầu Thời báo giải thích rằng Bắc Kinh rất tức giận trước việc Sunak từ chối loại trừ việc có thể cung cấp vũ khí cho Đài Loan:

Sau đó là cú đá bồi:

“Nếu những quốc gia này muốn duy trì quan hệ với Trung Hoa, họ nên biết rằng điều kiện tiên quyết là họ không bao giờ được giẫm lên vấn đề lằn ranh đỏ của Trung Hoa — Câu hỏi về Đài Loan… Có vẻ như thủ thuật làm dịu lập trường của Sunak đối với Trung Hoa đã không thành công.”

Một lần nữa, không tế nhị chút nào. 

“Dưới ảnh hưởng nặng nề của Washington, London đang liên tục thu hẹp con đường ngoại giao của mình để phục vụ những cân nhắc chiến lược của Mỹ với cái giá phải trả là quan hệ Trung Hoa -Anh Quốc. Nhưng nó có đáng không? Hay điều này sẽ mang lại lợi ích cho ai? Anh Quốc cần phải suy nghĩ về những câu hỏi này một cách thấu đáo trước khi quá muộn.”

Hoàn cầu Thời báo

Trung Hoa biết rằng Anh Quốc thời hậu Brexit đang khao khát thúc đẩy thương mại để hỗ trợ nền kinh tế đang gặp khó khăn. Cái giá phải trả cho Tập là sự quy phục hoàn toàn của Anh trước Bắc Kinh. Tuy nhiên, ứng xử của Tập Cận Bình nhằm coi thường Sunak và Trudeau hoàn toàn phù hợp với chiến lược ngoại giao ưa thích của ông ta là tự bắn vào chân Trung Hoa. Đúng vậy, những ứng xử du côn loại này sẽ khiến dân ở trong nước thấy Tập có vẻ là người đầy quyền lực (một  ám ảnh đối với người lãnh đạo Trung Hoa), nhưng chúng cũng sẽ  không chỉ làm chính phủ Anh và Canada mà còn cả người dân của họ bực mình hơn nữa. Và không giống như chính phủ Trung Hoa, những chính phủ phương Tây đó dựa vào sự ủng hộ của người dân để duy trì quyền lực. Đổi lại, nếu ý định ngoại giao cuối cùng của Trung Hoa là thiết lập một không gian chính trị thuận lợi hơn cho chương trình nghị sự địa chính trị của mình, thì trò hề của Tập ở G-20 có thể sẽ gây ảnh hưởng hoàn toàn ngược lại.

Nếu không có gì hơn, cách đối xử tồi tệ của Tập Cận Bình đối với hai đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ chứng tỏ rằng hy vọng về bất kỳ sự nới hòa hoãn nào với Hoa Kỳ chỉ là ảo tưởng.

© 2022 DCVOnline

Nguồnhttps://dcvonline.net/2022/11/19/trung-hoa-bi-vach-tran-la-du-con-the-gioi-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-g-20/

Nguồn bản gốc: China exposed as world bully at G-20 summit | Editorials · Washington Examiner · Nov 18, 2022.

https://www.washingtonexaminer.com/policy/foreign/awkward-moment-xi-jinping-refuses-shake-thai-prime-minister-hand

WATCH: Awkward moment Xi Jinping refuses to shake Thai prime minister's hand

by Ryan King, Breaking News Reporter

November 18, 2022 12:58 PM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.