Thứ Ba, 23 tháng 8, 2022

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng

  

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực “khủng”, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng

22-8-2022

LGT: Bài báo “Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực ‘khủng’, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng” đã được tờ báo nhà nước DN và KT xanh, đăng trên mạng ngày 20-8-2022, nhưng chẳng bao lâu thì bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại nội dung bài này, để phục vụ quý độc giả chưa kịp đọc.

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng nợ cực khủng, bị xử lý vi phạm về thuế hàng chục tỷ đồng. Ảnh: TT

Tại thời điểm cuối tháng 6/2022, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu.

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của Tập đoàn Vingroup ở mức 7.046 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay và phát hành  trái phiếu chiếm tới 5.154 tỷ đồng. Trong kỳ, công ty cũng ghi nhận lỗ liên doanh, liên kết hơn 46 tỷ đồng và lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh 1.923 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 6.423 tỷ đồng.

Kết quả, Tập đoàn Vingroup ghi nhận lãi sau thuế 1.027 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022, giảm hơn 400 tỷ đồng so với mức đạt được cùng kỳ năm ngoái.

Tính tới thời điểm cuối tháng 6/2022, tổng tài sản của Tập đoàn Vingroup ở mức 508.608 tỷ đồng. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn ở mức 100.299 tỷ đồng, hàng tồn kho ở mức 68.659 tỷ đồng.

Cùng thời điểm, Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gánh khoản nợ phải trả lên tới 376.602 tỷ đồng, cao gấp 2,85 lần so với mức vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ thuế và các khoản phải nộp Nhà nước lên tới 8.340 tỷ đồng, tăng gần 2.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2022.

Theo các chuyên gia tài chính, việc nợ phải trả cao gần gấp ba lần so với vốn chủ sở hữu có nghĩa nguồn vốn hoạt động của Tập đoàn Vingroup hầu như là các khoản nợ. Ảnh trên mạng

Về nguyên tắc, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng gặp rủi ro trong việc trả nợ càng lớn. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào họ có thể chi trả cho các hoạt động.

Mặc dù việc sử dụng nợ cũng có ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng về lâu dài, doanh nghiệp vay nợ sẽ bị rủi ro về lãi suất, tỷ giá (nếu vay ngoại tệ) và lạm phát.

Về rủi ro kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chịu sự biến động của nguyên liệu đầu vào cùng giá bán đầu ra. Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ hợp lý nhất.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Tập đoàn Vingroup được đánh giá là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, hiện do ông Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Hồi đầu tháng 8/2021, Tập đoàn Vingroup đã bị Cục thuế TP Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, truy thu cho kỳ thanh tra thuế từ năm 2017 đến năm 2019 với tổng số tiền hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó, số tiền thuế truy thu là 15,86 tỷ đồng; tiền chậm nộp thuế, tiền phạt hành chính là 15,47 tỷ đồng.

Trước đó, tháng 8/2017, tại kỳ thanh tra thuế từ năm 2014 đến 2016, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp của Tập đoàn Vingroup là 333 triệu đồng và số tiền chậm nộp thuế và phạt hành chính là 81,6 triệu đồng.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.