Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

VN và ba nước khác thành công trong việc không để LHQ chỉ trích nặng Myanmar?

 

VN và ba nước khác thành công trong việc không để LHQ chỉ trích nặng Myanmar?

BBC 19 tháng 3 2021

Chính phủ Việt Nam được báo chí quốc tế nêu tên là một trong số bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính tháng trước.

Ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) viết trên Twitter: "Người dân của #Burma nên biết rằng khi Hội đồng Bảo an LHQ không hành động liên quan đến cuộc đảo chính quân sự của # Myanmar - thì đó là do những kẻ xấu (villain) ngăn chặn LHQ đưa ra bất kỳ hành động nào: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam".

VN bị chỉ trích khi ngăn LHQ 'có hành động cứng rắn' với Myanmar

VN cùng Ấn Độ, Nga, Trung Quốc bị chỉ trích khi ngăn LHQ 'có hành động cứng rắn' với Myanmar

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 18/3, ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói:

"Việt Nam có mối quan hệ rất thân thiết với quân đội Myanmar. Thực tế đã có một liên doanh được thành lập.

"Đó là mạng điện thoại di động Mytel giữa công ty quân đội Myanmar và Viettel thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng Việt Nam".

"Chúng tôi cũng nhìn nhận Việt Nam với tư cách là một quốc gia thành viên ASEAN - một tổ chức đặc biệt không tin rằng bất kỳ ai nên can thiệp vào các vấn đề nội bộ của quốc gia khác".

"Đó là lý do tại sao Việt Nam cùng Nga, Ấn Độ và Trung Quốc ngăn cản LHQ áp dụng bất kỳ ngôn ngữ mạnh, sử dụng cụm từ 'đảo chính quân sự', hay gây thêm áp lực lên Myanmar".

Trước đó, hôm 10/3, ông Phil Robertson cũng viết trên Twitter: "Người dân của #Burma nên biết rằng khi Hội đồng Bảo an LHQ không hành động liên quan đến cuộc đảo chính quân sự của # Myanmar - thì đó là do những kẻ xấu (villain) ngăn chặn LHQ đưa ra bất kỳ hành động nào: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam".

Bình luận của ông Phil Robertson được đưa ra sau khi Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố chung hôm 9/3 bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về các sự kiện ở Myanmar và lên án bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa. Cơ quan này cũng yêu cầu quân đội "thực hiện kiềm chế tối đa" trong khi họ theo dõi chặt chẽ tình hình.

Tuy nhiên, tuyên bố không đề cập đến 'cuộc đảo chính', không kêu gọi đưa ra hành động quyết liệt với Myanmar như một số thành viên mong muốn, vì phản đối của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Việt Nam.

Điều này có vẻ khác với từ ngữ trên báo chí chính thống tại Việt Nam vẫn gọi cuộc lật đổ chính quyền dân sự tại Myamar là "đảo chính".

VN, Ấn Độ, Nga và TQ yêu cầu bỏ chữ "cuộc đảo chính"?

Trong diễn biến mới nhất, người biểu tình đã đốt nhiều nhà máy của Trung Quốc tại Myanmar với cáo buộc Bắc Kinh đứng sau cuộc đảo chính hồi đầu tháng Giêng.

Phong trào bất tuân dân sự vẫn tiếp tục nổ ra trên khắp Myanmar bất chấp sự đàn áp đẫm máu từ chính quyền quân đội nước này.

Tính đến ngày 16/3, ít nhất 149 người biểu tình thiệt mạng, trong đó có nhiều bạn trẻ dưới 20, theo The Guardian.

Những người biểu tình, các nhà hoạt động và dân thường trong nhiều ngày qua đã cầu xin cộng đồng quốc tế can thiệp và bảo vệ người dân Myanmar khỏi các cuộc tấn công của quân đội, theo CNN hôm 16/03/2021.

Nhiều chính phủ trên thế giới đã lên án cuộc đảo chính.

Mỹ và Anh đã ra lệnh trừng phạt các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar. Liên hiệp châu Âu cũng cho biết sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt mở rộng lên các doanh nghiệp liên kết với quân đội Myanmar.

Hôm 9/3, tất cả 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đã nhất trí ủng hộ ra tuyên bố quyết liệt nhất kể từ khi cuộc đảo chính xảy ra, nói rằng họ "lên án mạnh mẽ bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa" và kêu gọi quân đội "thực hiện kiềm chế tối đa".

Vẫn trang CNN trích nguồn nhà ngoại giao LHQ sau đó cho hay Trung Quốc, Nga và Việt Nam phản đối việc đưa vào tuyên bố ngôn ngữ cứng rắn hơn, thậm chí không muốn gọi các diễn biến là "cuộc đảo chính" (coup) trong tuyên bố chung và không đe dọa có thêm hành động trừng phạt Myanmar.

Thông cáo của LHQ thường chỉ được đưa ra sau khi có sự đồng thuận của 15 thành viên Hội đồng Bảo an, gồm cả các nước thành viên thường trực và không thường trực.

Trước đó, Việt Nam vừa tuyên bố ra tranh cử vị trí thành viên Ủy ban Nhân quyền LHQ.

Tháng trước, Hội đồng Bảo an LHQ cũng gửi thông cáo tới báo chí bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng khẩn cấp quốc gia do quân đội Myanmar áp đặt, đồng thời kêu gọi thả lập tức những người bị bắt giữ, nhưng không phê phán cuộc đảo chính do vấp phải sự phản đối từ Nga và Trung Quốc.

'Không đáp ứng kỳ vọng của người dân Myanmar'

A resident, who was injured during a crackdown by security forces on demonstrations by protesters against the military coup, is carried to safety in Yangon's Hlaing Tharyar township, 14 March 2021

Nhiều người ở Myanmar đang trở nên thất vọng với những lời chỉ trích và yêu cầu quốc tế có các hành động có ý nghĩa hơn, theo CNN.

Đại sứ Myanmar tại LHQ, Kyaw Moe Tun, nói với CNN rằng thông điệp của Hội đồng Bảo an LHQ "không đáp ứng được kỳ vọng của người dân".

Một nhóm 137 tổ chức phi chính phủ từ 31 quốc gia đã kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ khẩn cấp áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu đối với Myanmar.

Mặc dù các biện pháp trừng phạt đã được áp dụng đối với các nhà lãnh đạo quân sự của Myanmar, nhưng quân đội nước này vẫn tiếp tục thách thức và tuyên bố rằng họ có thể sống với các lệnh trừng phạt như họ đã từng trong quá khứ.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực gây chết người chống lại những người biểu tình, và so sánh nó với các vụ hành quyết vô luật pháp. CNN phân tích hơn 50 video cho thấy các vụ giết người có hệ thống và được tính toán trước trong bối cảnh triển vũ khí chiến trường như súng trường bán tự động, súng bắn tỉa và súng máy hạng nhẹ được triển khai rộng khắp.

Hồi năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai nước phản đối Hội đồng Bảo an LHQ ra tuyên bố chung phản đối Myanmar và kêu gọi nước này phải chịu trách nhiệm liên quan đến hành động mà nhiều tiếng nói trong cộng đồng quốc tế coi là "diệt chủng" người Rohingya.

Hôm 11/03, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nói tại họp báo thường kỳ ở Hà Nội: "Chúng tôi rất quan ngại về tình trạng bạo lực và thương vong tiếp tục gia tăng tại Myanmar trong những ngày gần đây".

"Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, không sử dụng vũ lực, thông qua đối thoại hòa bình để giải quyết bất đồng; mong muốn Myanmar sớm ổn định, vì lợi ích của nhân dân Myanmar, vì hòa bình, ổn định ở khu vực".

Báo Công an Nhân dân tại VN hồi tháng Hai có bài nhân các sự kiện ở Myanmar đã cảnh báo không để lực lượng vũ trang 'phản bội Đảng', bảo vệ quyền lợi của 'giai cấp tư sản'.

Trong một bài viết (20/02) nói khá rõ về quá trình xảy ra đảo chính tại Myanmar, báo của ngành công an tại Việt Nam lên án chuyện 'phi chính trị hóa lực lượng vũ trang'.

Bài báo tuy thế đã dùng từ "đảo chính" để nói về tình hình:

"Việc chính phủ cầm quyền ở Myanmar nhanh chóng bị lật đổ sau một cuộc đảo chính của quân đội có lẽ sẽ là bài học đắt giá với rất nhiều chính đảng cầm quyền trên thế giới," tờ báo của Bộ Công an VN viết.

Nguồn: BBC tiếng Việt

***

Đọc thêm

MIẾN ĐIỆN: THÊM 8 NGƯỜI CHỐNG ĐẢO CHÍNH THIỆT MẠNG, INDONESIA KÊU GỌI CHẤM DỨT BẠO LỰC

Anh Vũ

19/03/2021 

Một người có trách nhiệm trong dịch vụ mai táng của thành phố Aungban, giấu tên, cho hãng tin Reuters biết đã có 8 người thiệt mạng vì đạn của cảnh sát, trong đó có 7 người tại chỗ và một người khác bị chết tại bệnh viện của thành phố Kalaw bên cạnh.

Từ đầu phong trào phản kháng chính quyền quân sự đến nay, số người biểu tình thiệt mạng ít nhất là 232, theo thống kê của Hiệp hội trợ giúp tù nhân chính trị tại Miến Điện.

Đến ngày hôm nay các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở nhiều thành phố trong cả nước.

Hãng tin Reuters trích dẫn nguồn tin từ một công ty dịch vụ an táng cho hay, an ninh Miến Điện ngày hôm nay 19/03/2021 đã giết hại 8 người tham gia phong trào chống đảo chính quân sự. Cùng lúc, Indonesia ngỏ ý muốn đứng ra làm trung gian hòa giải để chấm dứt tình trạng bạo lực và tái lập dân chủ.

Quân đội và cảnh sát ngày càng sử dụng các biện pháp bạo lực để đàn áp nhưng vẫn không thể bóp chết được phong trào đấu tranh chống đảo chính quân sự kéo dài từ hơn một tháng qua tại Miến Điện.

Hôm nay, tại Aungban, miền Trung, an ninh đã dùng hơi cay để giải tán biểu tình, sau đó đã bắn đạn thật vào người biểu tình, theo các nhân chứng tại chỗ.

Một người có trách nhiệm trong dịch vụ mai táng của thành phố Aungban, giấu tên, cho hãng tin Reuters biết đã có 8 người thiệt mạng vì đạn của cảnh sát, trong đó có 7 người tại chỗ và một người khác bị chết tại bệnh viện của thành phố Kalaw bên cạnh.

Từ đầu phong trào phản kháng chính quyền quân sự đến nay, số người biểu tình thiệt mạng ít nhất là 232, theo thống kê của Hiệp hội trợ giúp tù nhân chính trị tại Miến Điện.

Đến ngày hôm nay các cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn ở nhiều thành phố trong cả nước.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Asean, hiện do Indonesia làm chủ tịch luân phiên, đã đề nghị đứng ra hòa giải, nhưng không thấy có tiến bộ nào từ cuộc họp đầu tháng 3 vừa rồi.

Hôm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi tái lập dân chủ ở Miến Điện và chấm dứt bạo lực. Ông đề nghị lãnh đạo các nước Asean gặp nhau lần nữa để bàn về tình hình Miến Điện.

Một ủy ban tập hợp các nghị sĩ Miến Điện bị quân đội loại bỏ sau đảo chính đang dự tính khả năng kiện chính quyền quân sự ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (CPI) vì phạm tội ác chống nhân loại. Ngày 17/03, các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi dân Miến Điện thu thập và lưu giữ các bằng chứng, tài liệu liên quan đến các hành động trấn áp của quân đội từ sau đảo chính, để lập hồ sơ về tội ác của chính quyền quân sự.

Đầu tuần tới Liên Hiệp Châu Âu sẽ phải thông qua các trừng phạt nhằm vào các công ty do chính quyền quân sự kiểm soát.

A.V.

Nguồn: RFI tiếng Việt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.