Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Biden 'thai nghén' chiến lược đối phó Trung Quốc

 

Biden 'thai nghén' chiến lược đối phó Trung Quốc

Vũ Hoàng (Theo NYTimes)

Phương pháp tiếp cận mà Biden theo đuổi là sự thay đổi rõ ràng so với Barack Obama, người từng đặt niềm tin vào một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình".

Ngày nay, dường như một nhận thức chung đã hình thành rằng quan hệ Mỹ - Trung không chỉ rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử kể từ năm 1949 đến nay mà còn có nguy cơ diễn biến tồi tệ hơn.

Không lâu sau khi Biden đắc cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nói rằng Washington và Bắc Kinh đang ngày càng tiến gần hơn tới thế đối đầu. Theo ông, nguy cơ lớn nhất là một số cuộc khủng hoảng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành "xung đột quân sự thực sự" giữa hai cường quốc.

Ba năm trước, trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Forein Affairs, các tác giả Kurt Campbell và Ely Ratner đã viết thế giới phải thừa nhận rằng "cấu trúc hậu Chiến tranh Lạnh về cách hai cường quốc cần học cách hòa hợp đã chấm dứt".

Cả Mỹ và Trung Quốc đều thận trọng trong màn tiếp xúc đầu tiên dưới thời Biden, nhưng chiến lược mới đối phó Bắc Kinh của Washington đang dần thành hình.

Chiến lược mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã trực tiếp phủ nhận quan điểm phổ biến trong 1/4 thế kỷ trước rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể giúp xoa dịu những xung đột cơ bản giữa Mỹ và Trung Quốc.

Thay vào đó, nó tập trung vào mục tiêu cạnh tranh quyết liệt hơn với Bắc Kinh về những công nghệ trọng yếu với quyền lực kinh tế và quân sự trong dài hạn. Chiến lược mới được chính quyền Biden đưa ra sau khi kết luận rằng phương pháp tiếp cận dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, như áp thuế, cấm cửa Huawei, TikTok hay cáo buộc Trung Quốc đưa Covid-19 tới Mỹ, đã không thể thay đổi quan điểm của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, hôm 16/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, hôm 16/2. Ảnh: Reuters.

Kết quả là, như cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố hồi năm ngoái, một chính sách "bớt chú trọng vào việc tìm cách cản bước Trung Quốc, mà tăng tập trung vào nỗ lực tự thúc đẩy mình chạy nhanh hơn" ra đời, thông qua tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ như chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng.

Mỹ hôm 17/3 áp lệnh trừng phạt với 24 quan chức Trung Quốc đại lục và Hong Kong với cáo buộc cản trở quyền tự trị của đặc khu, hành động có tính toán về thời điểm và gây chú ý rõ ràng khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng cố vấn an ninh quốc gia Sullivan sẽ gặp Ủy viên Quốc vụ viện, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào ngày 18/3 tại Alaska.

Blinken tuần qua đã nhấn mạnh trong chuyến thăm Nhật Bản rằng "chúng tôi sẽ phản ứng, nếu cần, khi Trung Quốc sử dụng biện pháp cưỡng ép hoặc gây hấn để đạt được mục đích".

Những vấn đề mà Mỹ quan tâm hàng đầu trong lần "chạm mặt" đầu tiên giữa quan chức ngoại giao cấp cao hai nước gồm quyền tự trị của Hong Kong, cách hành xử kiểu "chèn ép" của Trung Quốc với đảo Đài Loan và Australia, hay cáo buộc về nhân quyền đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Khi Biden còn là Phó tổng thống Mỹ dưới thời Obama, các đánh giá tình báo của Washington cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ hành động thận trọng, tập trung vào phát triển kinh tế trong nước và tránh đối đầu trực diện với Washington.

Nhưng nhiều năm sau, các cố vấn của Tổng thống Biden đang phụ trách chiến lược mới ứng phó Trung Quốc kết luận rằng tình báo Mỹ trước đây đã đánh giá sai về ý định của ông Tập cũng như mức độ sẵn sàng hành động quyết liệt của lãnh đạo Trung Quốc.

Chiến lược mới này đang ngày càng trở nên rõ ràng. Đó là tổng hợp của những cam kết hợp tác trong các lĩnh vực đôi bên cùng quan tâm như biến đổi khí hậu, trong khi đối đầu trực diện hơn với Trung Quốc trong công nghệ và cạnh tranh quân sự trên vũ trụ cũng như không gian mạng.

Những nội dung này đã được thể hiện trong cuộc điện đàm kéo dài hai tiếng hồi tháng trước giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập. Theo các cố vấn Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã cảnh báo Chủ tịch Tập rằng ông không nên tin vào những luận điệu ở ngay chính Trung Quốc về việc Mỹ là một cường quốc đang suy yếu bởi những chia rẽ chính trị nội bộ.

Không lâu sau cuộc điện đàm, ông Tập được cho là đã nói với các quan chức địa phương ở khu vực tây bắc Trung Quốc rằng "nguồn cơn gây hỗn loạn lớn nhất trong thế giới ngày nay nằm ở Mỹ". Ông cũng gọi Mỹ là "mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh và phát triển" của Trung Quốc.

Ngoại trưởng Blinken và cố vấn Sullivan tin rằng tuyên bố từ Chủ tịch Tập là dấu hiệu cho thấy một nỗi bất an ở Trung Quốc, một nỗi sợ trước nguy cơ Bắc Kinh có thể bị tổn thương bởi những "yết hầu" mà Washington vẫn nắm giữ công nghệ nền tảng, bất chấp những tiến bộ đáng kể của Trung Quốc về vũ khí và trí tuệ nhân tạo.

Hệ quả là cả hai nước đều đang chạy đua nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng cho riêng mình và giảm phụ thuộc vào đối phương, đảo ngược 40 năm hội nhập kinh tế. Nhưng xét trên bình diện rộng hơn, nó gần như đặt dấu chấm hết cho một cấu trúc hậu Chiến tranh Lạnh, vốn cho rằng lợi ích của hai cường quốc gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.

"Không nghi ngờ gì nữa, quỹ đạo rõ ràng đã thay đổi một cách đáng kinh ngạc", Elizabeth C. Economy, chuyên gia cấp cao tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, Mỹ, nhận xét. "Về cơ bản, tôi nghĩ việc đôi bên thiếu lòng tin vào nhau sẽ rất khó khắc phục".

Phương pháp tiếp cận mà Biden theo đuổi là sự thay đổi rõ ràng so với Barack Obama, người từng đặt niềm tin vào một Trung Quốc "trỗi dậy hòa bình".

Ngày nay, dường như một nhận thức chung đã hình thành rằng quan hệ Mỹ - Trung không chỉ rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử kể từ năm 1949 đến nay mà còn có nguy cơ diễn biến tồi tệ hơn.

Không lâu sau khi Biden đắc cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã nói rằng Washington và Bắc Kinh đang ngày càng tiến gần hơn tới thế đối đầu. Theo ông, nguy cơ lớn nhất là một số cuộc khủng hoảng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và biến thành "xung đột quân sự thực sự" giữa hai cường quốc.

Ba năm trước, trong một bài bình luận đăng trên tạp chí Forein Affairs, các tác giả Kurt Campbell và Ely Ratner đã viết thế giới phải thừa nhận rằng "cấu trúc hậu Chiến tranh Lạnh về cách hai cường quốc cần học cách hòa hợp đã chấm dứt".

Mỹ "đã đánh giá thấp tinh thần sẵn sàng đối đầu trực tiếp của Trung Quốc hay việc họ sẵn lòng sử dụng sức mạnh kinh tế để viết lại các quy tắc công nghệ và thương mại có lợi cho mình", Campbell và Ratner nhận định.

Hiện Campbell là điều phối viên chính sách châu Á Nhà Trắng còn Ratner mới được bổ nhiệm làm quan chức cấp cao Lầu Năm Góc, chịu trách nhiệm về một dự án đánh giá về thế cạnh tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, tại Washington năm 2015. Ảnh: AFP.

Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, tại Washington năm 2015. Ảnh: AFP.

Giới chức Mỹ cảnh báo Đài Loan có thể trở thành điểm nóng căng thẳng nhất trong những tranh cãi giữa Washington và Bắc Kinh. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết.

Tuần trước, Đô đốc Philip S. Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, cảnh báo Trung Quốc có thể dùng vũ lực thu hồi Đài Loan trong 6 năm nữa. Ngay hôm sau, một tàu khu trục Mỹ đi qua eo biển Đài Loan như một lời nhắc nhở rằng bất cứ hành động quân sự gây áp lực nào lên hòn đảo sẽ gặp phải phản ứng từ Washington.

Tuy nhiên, các quan chức ở Lầu Năm Góc tin rằng ngày càng nhiều chiến lược gia Trung Quốc giờ đây coi việc phô diễn sức mạnh như vậy chỉ là hành động vô nghĩa. Họ tự thuyết phục bản thân rằng một nước Mỹ vốn đã mệt mỏi vì những cuộc chiến dai dẳng ở Trung Đông sẽ không mạo hiểm đối đầu quân sự với Trung Quốc.

Trước khi nhậm chức, cố vấn an ninh quốc gia Sullivan cho rằng Trung Quốc không có ý định dùng vũ lực trong tranh chấp lãnh thổ ở Thái Bình Dương. Thay vào đó, ông gợi ý Chủ tịch Tập có thể đang tập trung vào mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh thông qua "định hình các quy tắc kinh tế, tiêu chuẩn công nghệ và thể chế chính trị thế giới".

Song ông thừa nhận, rủi ro có thể là Trung Quốc muốn theo đuổi cả hai chiến lược cùng lúc.

Chính quyền Biden chỉ trích cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Trung Quốc thiếu vắng một chiến lược cạnh tranh cụ thể. Cựu tổng thống Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompe cảnh cáo các đồng minh đã đàm phán triển khai mạng 5G với Huawei, đe dọa không cho họ tiếp cận thông tin tình báo Mỹ với lý do Washington không thể mạo hiểm để những dữ liệu quan trọng bị chuyển sang Trung Quốc.

Nhưng họ lại không có phương án thay thế đưa ra cho các đồng minh, bởi các công ty Mỹ phần lớn đã rời khỏi lĩnh vực này.

Đội ngũ của Tổng thống Biden hứa hẹn một cách tiếp cận khác, một trong số đó là thuyết phục các nước phương Tây chuyển sang dùng phần mềm mã nguồn mở Mỹ cùng thiết bị chuyển mạch của Nokia và Ericsson để cung cấp một giải pháp thay thế an toàn hơn so với Huawei.

Nhưng việc kết hợp chúng đòi hỏi một cấp độ hợp tác lớn giữa chính phủ và khu vực tư nhân vốn hiếm khi xảy ra trong thời bình và phải mất nhiều năm mới có thể đạt được.

Một thực tế rõ ràng là các nước khác sẽ tiếp tục mua hàng Trung Quốc, đặc biệt khi Bắc Kinh đang dùng các đòn bẩy của mình, như việc viện trợ vaccine Covid-19, nhằm tăng cường cơ hội cho Huawei ở những nước mà chỉ vài tháng trước họ mới bị chặn.

Tương tự, chính quyền Biden đánh giá nỗ lực của cựu Tổng thống Trump hồi năm ngoái nhằm chặn TikTok, ép buộc họ chuyển giao mọi hoạt động tại Mỹ cho một công ty Mỹ, là một quyết định vội vàng và khó lòng vượt qua được các thách thức pháp lý.

Nhà Trắng của Biden đề ra một chiến lược khác tập trung vào vấn đề chính: Làm thế nào để giám sát những phần mềm được cài vào điện thoại của hơn 100 triệu người dùng Mỹ.

"Chiến tranh Lạnh chủ yếu là một cuộc cạnh tranh quân sự", Campbell nói. "Nhưng tâm điểm cạnh tranh hiện tại sẽ nằm ở công nghệ, như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử hay robot". Song cạnh tranh trong những lĩnh vực này đòi hỏi Mỹ phải dồn mọi nguồn lực để luôn dẫn đầu, ông lưu ý.

Bên cạnh đó, một số yếu tố trong cách tiếp cận với Bắc Kinh của Trump vẫn được chính quyền Biden duy trì, bao gồm việc dựng hàng rào thuế quan với hàng nhập khẩu Trung Quốc.

Tháng trước, Graham Allison, nhà khoa học chính trị tại Đại học Harvard và Fred Hu, một nhà đầu tư nổi tiếng, cho rằng hiện tại, Mỹ không có cách nào khác ngoài việc phải đối phó với Trung Quốc một cách trực diện.

Theo Allison và Hu, ngăn chặn khủng hoảng quân sự, chống biến đổi khí hậu, kiềm chế đại dịch trong tương lai, ngăn phổ biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó khủng hoảng tài chính, tất cả những nhiệm vụ này sẽ không thể thành công nếu Mỹ không chấp nhận thực tế là Trung Quốc sẽ khó thay đổi ở hiện tại và cả trong tương lai gần.

V.H.

Nguồn: vnexpress.net

Đọc thêm

1. Mỹ, Trung 'ăn miếng trả miếng' trong cuộc hội đàm đầu tiên

Vũ Anh (Theo Reuters)

Mỹ nói Trung Quốc đe dọa ổn định, Bắc Kinh cáo buộc Washington lạm dụng vấn đề an ninh quốc gia trong cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng ở Alaska.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì ở Alaska hôm 18/3, đánh dấu cuộc hội đàm cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa hai nước kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền.

"Chúng tôi sẽ thảo luận những lo ngại sâu sắc với các hành động của Trung Quốc, bao gồm vấn đề Tân Cương, Hong Kong, Đài Loan, tấn công mạng nhằm vào Mỹ và cưỡng ép kinh tế với những đồng minh của chúng tôi. Mỗi hành động trong số này đều đe dọa trật tự thượng tôn pháp luật giúp duy trì ổn định toàn cầu", Ngoại trưởng Blinken phát biểu trước cuộc họp.

Phái đoàn Trung Quốc (trái) và Mỹ trong cuộc gặp tại Alaksa hôm 18/3. Ảnh: Reuters.

Phái đoàn Trung Quốc (trái) và Mỹ trong cuộc gặp tại Alaksa hôm 18/3. Ảnh: Reuters.

Nhà ngoại giao Dương Khiết Trì đáp trả với bài phát biểu dài 15 phút. "Mỹ dùng sức mạnh quân sự và quyền lãnh đạo kinh tế để thực thi quyền pháp lý ở nước ngoài và đè nén các quốc gia khác. Nước Mỹ đã lạm dụng vấn đề an ninh quốc gia để cản trở giao thương kinh tế bình thường và khuyến khích một số nước công kích Trung Quốc", ông Vương cho hay.

Ông Dương Khiết Trì Bắc Kinh "phản đối mạnh mẽ sự can thiệp của Mỹ vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc" và cảnh báo nước này có thể hành động cứng rắn để đáp trả. "Điều cần làm là từ bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh và cách tiếp cận bên được bên mất", ông cho hay.

Điều này dường như khiến Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ và ông giữ các phóng viên trong phòng họp báo để đáp trả, thay vì bắt đầu cuộc họp riêng với quan chức Trung Quốc. Phần phát biểu mở đầu dự kiến chỉ kéo dài vài phút trở thành cuộc công kích ăn miếng trả miếng dài hơn một giờ.

Cố vấn Sullivan khẳng định Mỹ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc, nhưng sẽ bảo vệ các nguyên tắc và bạn bè của Washington. Ông cũng đề cập tới thành công của nhiệm vụ đưa tàu thăm dò lên sao Hỏa gần đây, cho rằng nước Mỹ thành công nhờ khả năng liên tục đổi mới.

Hai bên nhiều khả năng bất đồng trong phần lớn nội dung tại cuộc hội đàm kéo dài hai ngày. Ngay cả bản chất cuộc gặp cũng là chủ đề tranh cãi khi Bắc Kinh coi đây là "đối thoại chiến lược", còn Washington luôn khẳng định đây chỉ là sự kiện đơn lẻ.

Quan chức Mỹ cấp cao cho rằng quan chức Trung Quốc đến dự họp với mục đích "thể hiện và gây chú ý", chỉ trích nhà ngoại giao Dương Khiết Trì đã vi phạm thủ tục khi phát biểu tới 15 phút, thay vì đưa ra thông báo ngắn gọn trong vòng hai phút như hai bên thống nhất từ trước.

Phái đoàn hai nước có thể thảo luận về hợp tác chống biến đổi khí hậu hay tìm cách dọn đường để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Tổng thống Biden bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng 5/2021 ở Singapore hoặc hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 10 ở Italy.

Quan hệ Mỹ - Trung đã xấu đi nghiêm trọng trong bốn năm nhiệm kỳ cựu Tổng thống Donald Trump, khi hai nước đối đầu nhau trên nhiều vấn đề từ Covid-19, thương mại, Đài Loan, Hong Kong, cho tới các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh.

Các lãnh đạo Trung Quốc cho biết họ rất mong đưa mối quan hệ với Mỹ trở lại tình trạng ổn định. Song một số nhà phân tích cảnh báo bất kỳ bước đi xuống thang nào của Mỹ cũng có thể giúp Trung Quốc thêm thời gian phát triển năng lực công nghệ và quân sự trước khi căng thẳng lại leo thang.

V.A.

Nguồn: vnexpress.net

2. Hội nghị Mỹ-Trung đầu tiên của chính phủ Biden căng thẳng ngay từ đầu 

Hương Giang (Tổng hợp)

March 18, 2021

(Tổng hợp) – Chính phủ Tổng thống Joe Biden và các viên chức Trung Quốc tranh cãi nhau ngay trong cuộc họp trực tiếp đầu tiên diễn ra tại Anchorage, Alaska, vào thứ 5. 

Chính phủ Biden cho các đồng nhiệm Trung Quốc hay, mối quan hệ giữa hai quốc gia sẽ là một trong những “cạnh tranh gay gắt.” Bắc Kinh đáp trả bằng cáo buộc đạo đức giả và bắt nạt. 

Những ý kiến trên được đưa ra tại phần mở đầu hội nghị thượng đỉnh  cấp cao, một dấu hiệu cho thấy căng thẳng giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới. 

Các viên chức cao cấp chính phủ ngay từ đầu đã đặt ít kỳ vọng vào cuộc họp, với Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đánh giá cẩn trọng mối quan hệ đứng ở đâu giữa Washington và Bắc Kinh trong các cuộc đối thoại với đồng nhiệm Ngoại  trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Uỷ viên Quốc vụ kiện Dương Khiết Trì. 

Trong phần phát biểu của mình, Sullivan cho rằng, trong khi Hoa Kỳ không tìm kiếm xung đột với Trung Quốc nhưng mối quan hệ  được xác định sẽ “cạnh tranh gay gắt.” 

Blinken tuyên bố, Chính phủ Tổng thống Joe Biden “quan ngại sâu sắc” về những hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, Hongkong, và Đài Loan, cũng như những vụ tấn công mạng vào Mỹ, và cưỡng bức kinh tế các đồng minh Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ cảnh báo thêm, những hành động này “đe doạ trật tự được dựa vào quy tắc đang duy trì sự ổn định toàn cầu.” Blinken bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc rằng Mỹ đang can thiệp vào công việc nội bộ. 

“Chính phủ chúng tôi cam kết đi đầu bằng chính sách ngoại giao nhằm thúc đẩy những lợi ích của Hoa Kỳ và để thắt chặt trật tự quốc tế dựa trên quy tắc, luật lệ,” Blinken nói. 

Nhưng phía Trung Quốc đáp trả, với ông Dương tố cáo Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh quân sự và ưu thế tài chánh để gây áp lực cho các quốc gia khác, và lạm dụng an ninh quốc gia để đe dọa tương lai thương mại quốc tế. 

Ngoại trưởng Trung Quốc cũng phản pháo vấn đề ông Blinken nêu ra về Tân Cương, Hongkong, và Taiwan, vì tất cả không thể tách rời khỏi Trung Quốc đại lục, và chính quyền Trung ương Bắc Kinh. Ông Vương phản đối sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của họ. 

Vương nghị còn cho rằng, nhân quyền ở Mỹ ở mức thấp với người Mỹ gốc Phi đang bị “tàn sát.” 

“Cách chúng tôi thấy mối quan hệ với Hoa Kỳ, như Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói, chúng tôi hy vọng không nhìn thấy đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác hai bên cùng có lợi với Mỹ.” 

Ông ta kêu gọi từ bỏ “tâm lý Chiến  tranh Lạnh.”

Ký giả CNN Kylie Atwood chia sẻ trên Twitter, khi các toán camera chuẩn bị rời khỏi phòng họp sau phần mở đầu, Ngoại trưởng Blinken bảo họ nán lại, vì “ông có nhiều điều bổ sung trước khi họ bắt đầu làm việc.” 

Hội nghị thượng đỉnh giữa các viên chức Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra trong ba cuộc họp trong thứ 5 và thứ 6, nhưng các viên chức cao cấp không trông mong sẽ có kết quả cụ thể hay có tuyên bố chung từ cuộc họp. 

Gặp gỡ ở Alaska sẽ là nhân tố quyết định liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp gỡ cấp nguyên thủ quốc gia vào tháng sau hay không, theo Bloomberg. Màn trao đổi nảy lửa vào thứ 5 có thể đặt triển vọng một cuộc gặp gỡ như vậy vào nghi  vấn. 

Chính phủ ông Biden đã xác định mối quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc là thách thức chiến lược lớn nhất  trong thế kỷ 21, và hội nghị thượng đỉnh ở Alaska được phối hợp cẩn  thận, xảy ra sau các cuộc họp với các đồng minh chiến lược đang ở tuyến đầu đối phó với quốc gia này. 

Blinken đến Alaska sau chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến đồng minh của Mỹ và Nam Hàn, cùng với Ngoại trưởng Lloyd Austin – người hiện đang công du đến Ấn Độ. 

Tổng thống Joe Biden cũng gặp gỡ trực tuyến với các lãnh đạo Ấn độ, Nhật và Úc – một nhóm không chính thức có tên Đối thoại An ninh Tứ giác. 

Giới chức chính phủ nhấn mạnh, cuộc họp của họ không nhằm mục đích chống Trung Quốc, nhưng tất cả các quốc gia đều chia sẻ quan ngại về Bắc Kinh. 

H.G.

Nguồn: baocalitoday.com

3. Tranh luận nảy lửa, đoàn Mỹ - Trung không ăn tối cùng nhau

Uyên Uyên

Thứ sáu, 19/3/2021 20:21 (GMT+7)

Sau một ngày hội họp căng thẳng ở bang Alaska, phái đoàn Mỹ và Trung Quốc không ăn tối cùng nhau, nghi thức thường gặp trong những cuộc họp tương tự.

Phiên họp đầu tiên của cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung diễn ra từ chiều 18/3 tại bang Alaska. Tờ South China Morning Post miêu tả sự kiện bắt đầu với bầu không khí trang trọng, khi hai phái đoàn đều đeo khẩu trang, tiến vào phòng họp của khách sạn Captain Cook.

Căng thẳng đến ngay sau đó. Đáng chú ý, hai phái đoàn không dùng bữa tối cùng nhau theo thông lệ.

Truyền thông Trung Quốc dẫn một nguồn ẩn danh cho biết phái đoàn nước này đã tỏ ra "chân thành" song phía Mỹ sử dụng bài phát biểu khai mạc để đưa ra nhiều cáo buộc vô căn cứ.

“Đây không phải là sự tiếp đãi chu đáo và không tuân thủ các nghi thức ngoại giao. Phía Trung Quốc đã lên tiếng về việc này”, kênh CCTV dẫn lời quan chức giấu tên.

Sau đó, một quan chức kỳ cựu của Mỹ phản bác rằng phái đoàn nước này đã hy vọng cuộc họp đưa ra “những nguyên tắc, lợi ích và giá trị để thúc đẩy cam kết với Bắc Kinh”. Song phía Trung Quốc “dường như muốn gây sự chú ý, tập trung vào chiêu trò hơn là kết quả thực chất”.

hoi dam cap cao My - Trung anh 1

Phiên họp đầu tiên của cuộc hội đàm cấp cao Mỹ - Trung diễn ra từ chiều ngày 18/3 tại bang Alaska. Ảnh: Reuters.

Quan chức này cũng chỉ trích phái đoàn Trung Quốc “vi phạm giao thức” khi trình bày vấn đề lâu hơn hai phút như đã thỏa thuận.

Dù khởi đầu không mấy suôn sẻ, cả hai bên đều đã "xuống thang" để tiếp tục thảo luận. Một quan chức cấp cao cho biết: “Sau đó, Ngoại trưởng Blinken khai mạc cuộc họp và hai bên lập tức bắt tay vào việc”.

Cũng theo quan chức này, phiên thảo luận đã diễn ra “thực chất, nghiêm túc và trực tiếp”. Quan chức này cho biết: “Trên thực tế, phiên họp diễn ra tốt đẹp so với khung thời gian hai tiếng đồng hồ. Hai bên đã lên kế hoạch, đưa ra các lợi ích và ưu tiên”.

Cuộc hội đàm tại Alaska là cuộc gặp gỡ trực tiếp cấp cao đầu tiên của hai nước Mỹ - Trung trong nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden. Phái đoàn Mỹ có Ngoại trưởng Anthony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan dẫn đầu, trong khi phái đoàn Trung Quốc có Ủy viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Vương Nghị đại diện.

Phe diều hâu Mỹ muốn bỏ quy chế thương mại với Trung Quốc

Ba nhà lập pháp đảng Cộng hòa đề xuất lại dự luật hủy bỏ quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) giữa Washington và Bắc Kinh trong hai thập kỷ qua.

Chuyến đi chuẩn bị của ngoại trưởng Mỹ cho cuộc gặp với Trung Quốc?

Hội đàm Bộ Tứ và chuyến thăm cấp bộ trưởng tới Nhật - Hàn là màn dạo đầu đầy ẩn ý trước khi Ngoại trưởng Antony Blinken gặp mặt các quan chức đối ngoại cấp cao của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ ép Mỹ từ bỏ nhiều chính sách thời Tổng thống Trump

Trong cuộc gặp cấp cao đầu tiên với chính quyền Joe Biden, Bắc Kinh mang đến một chương trình nghị sự khác xa so với kế hoạch của Washington.


U.U.

Nguồn: zingnews.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.