Thứ Tư, 24 tháng 3, 2021

Kết thúc so găng: Mỹ "lùi 1 bước tiến 3 bước", mài sẵn gươm chờ ngày cho TQ "nếm đòn đau"?

 

Kết thúc so găng: Mỹ "lùi 1 bước tiến 3 bước", mài sẵn gươm chờ ngày cho TQ "nếm đòn đau"?

Lùi 1 bước tiến 3 bước

Ở Washington, quan điểm cứng rắn của chính quyền Biden đối với Trung Quốc đang được đón nhận nồng nhiệt. Ông Biden rất mong muốn hợp tác với Đảng Cộng hòa về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và sự phối hợp giữa hai đảng Mỹ có thể sẽ chặt chẽ hơn trong những tháng tới.

Trên thực tế, sau khi phiên họp của họ với các quan chức Trung Quốc Dương Khiết Trì và Vương Nghị kết thúc, ông Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp các Thượng nghị sĩ của Alaska, Dan Sullivan và Lisa Murkowski - cả hai đều là đảng viên Đảng Cộng hòa.

Theo dự tính, các chiến lược mới - mà một số nhà quan sát hy vọng có thể sẽ được công bố sớm nhất vào tháng 4 - sẽ tập trung nhiều vào đầu tư cho khoa học, công nghệ để cạnh tranh với Trung Quốc.

Hôm 19/3, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã đưa ra một nghị quyết trừng phạt Trung Quốc vì làm tổn hại nền dân chủ ở Hồng Kông. Nghị quyết cũng kêu gọi chính quyền ông Biden sử dụng các biện pháp trừng phạt và các công cụ khác để trừng phạt các quan chức Trung Quốc. Một số nhà lập pháp Mỹ cũng tỏ ra gay gắt chống lại Bắc Kinh khi cuộc họp ở Alaska đang diễn ra.

Thượng nghị sĩ Ben Sasse nói: “Tôi có nhiều bất đồng về chính sách với chính quyền Biden, nhưng tất cả mọi người dân Mỹ nên đoàn kết để chống lại sự lộng hành của Bắc Kinh."

Trong những năm gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bắt đầu dùng nhiều ngôn từ gay gắt theo chiến lược "ngoại giao chiến lang" của Bắc Kinh. Ngay cả khi mục tiêu chính của các chiến lang là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, thì những lời lẽ gay gắt đã khiến các quan chức nước ngoài khó chịu.

Tất Đạt | 22/03/2021 06:39


Kết thúc so găng: Mỹ "lùi 1 bước tiến 3 bước", mài sẵn gươm chờ ngày cho TQ "nếm đòn đau"?

Trận đấu đầu tiên giữa Mỹ - Trung đã kết thúc, và mỗi bên đều đã ra đòn.

"Rút quân"

Giờ đây, Trung Quốc và Mỹ sẽ họp lại với các đối tác của mỗi bên với hy vọng xây dựng sự ủng hộ của quốc tế để gây áp lực với đối phương trên nhiều mặt.

Các quan chức cấp cao của 2 nước đã tổ chức 3 phiên họp tại Anchorage, Alaska, vào ngày 18-19/3 - cuộc họp cấp cao đầu tiên của các quan chức Mỹ và Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Cuộc gặp mặt bắt đầu bằng những cuộc trao đổi gay gắt và kết thúc bằng những lời lẽ khó nghe.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết: "Có một số lĩnh vực mà chúng tôi có những mâu thuẫn cơ bản, bao gồm các hành động của Trung Quốc ở Tân Cương, vấn đề liên quan đến Hồng Kông, Tây Tạng, Đài Loan, cũng như các hành động mà Trung Quốc đang thực hiện trên không gian mạng. Và không có gì ngạc nhiên khi chúng tôi nêu ra những vấn đề đó một cách rõ ràng và trực tiếp, chúng tôi đã nhận được phản ứng tự vệ từ phía Trung Quốc".

Trong thời gian tới, khi ngoại trưởng Nga Lavrov tới Trung Quốc, ông Blinken sẽ đến Brussels - nơi ông sẽ tham gia một cuộc họp của NATO và thảo luận về Trung Quốc với các đồng minh châu Âu. Chính quyền ông Biden cho biết họ muốn tập hợp một liên minh các nước để đứng lên chống lại Bắc Kinh trên các mặt trận từ không gian mạng đến nhân quyền cho đến các hoạt động thương mại.

Theo một nhà phân tích Trung Quốc có liên hệ với các quan chức chính quyền Biden, Washington đang xem xét các hành động trong vài tuần tới để trừng phạt Trung Quốc với cáo buộc chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương.

Các động thái có thể sẽ bao gồm các biện pháp trừng phạt kinh tế mới và cũng có thể liên quan đến một số biện pháp phối hợp với các quốc gia ở châu Âu.

'Sức mạnh và hành động'

Ở Washington, quan điểm cứng rắn của chính quyền Biden đối với Trung Quốc đang được đón nhận nồng nhiệt. Ông Biden rất mong muốn hợp tác với Đảng Cộng hòa về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc và sự phối hợp giữa hai đảng Mỹ có thể sẽ chặt chẽ hơn trong những tháng tới.

Trên thực tế, sau khi phiên họp của họ với các quan chức Trung Quốc Dương Khiết Trì và Vương Nghị kết thúc, ông Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp các Thượng nghị sĩ của Alaska, Dan Sullivan và Lisa Murkowski - cả hai đều là đảng viên Đảng Cộng hòa.

Theo dự tính, các chiến lược mới - mà một số nhà quan sát hy vọng có thể sẽ được công bố sớm nhất vào tháng 4 - sẽ tập trung nhiều vào đầu tư cho khoa học, công nghệ để cạnh tranh với Trung Quốc.

Hôm 19/3, một nhóm các nhà lập pháp lưỡng đảng đã đưa ra một nghị quyết trừng phạt Trung Quốc vì làm tổn hại nền dân chủ ở Hồng Kông. Nghị quyết cũng kêu gọi chính quyền ông Biden sử dụng các biện pháp trừng phạt và các công cụ khác để trừng phạt các quan chức Trung Quốc. Một số nhà lập pháp Mỹ cũng tỏ ra gay gắt chống lại Bắc Kinh khi cuộc họp ở Alaska đang diễn ra.

Thượng nghị sĩ Ben Sasse nói: “Tôi có nhiều bất đồng về chính sách với chính quyền Biden, nhưng tất cả mọi người dân Mỹ nên đoàn kết để chống lại sự lộng hành của Bắc Kinh."

Trong những năm gần đây, các nhà ngoại giao Trung Quốc đã bắt đầu dùng nhiều ngôn từ gay gắt theo chiến lược "ngoại giao chiến lang" của Bắc Kinh. Ngay cả khi mục tiêu chính của các chiến lang là thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, thì những lời lẽ gay gắt đã khiến các quan chức nước ngoài khó chịu.

A.A.

Nguồn: soha.vn

Sau cuộc đối đầu nảy lửa với TQ, Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị gặp đồng minh châu Âu, NATO để "bàn kế"?

Minh Đức (Theo The Australian)

22/03/2021 19:23

Sau cuộc đối đầu nảy lửa với TQ, Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị gặp đồng minh châu Âu, NATO để "bàn kế"?

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và ông Joe Biden thời chính quyền Obama. Ảnh: Reuters

Tại Brussels trong tuần này, ông Blinken sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo châu Âu đang ngày càng lo ngại về Trung Quốc.

Mối quan tâm về Trung Quốc và nước Nga của Tổng thống Vladimir Putin sẽ chi phối các cuộc hội đàm trong tuần này giữa Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và các nhà lãnh đạo châu Âu khác, theo The Australia.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Các cuộc họp này sẽ là cơ hội để các bộ trưởng thảo luận về các đề xuất của NATO 2030 về sự thích ứng của liên minh, các quan ngại về Trung Quốc và Nga, cũng như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, chống khủng bố, an ninh năng lượng và những thách thức chung khác mà chúng ta đang cùng nhau đối mặt.”

Từ ngày 22/3, Bắc Kinh sẽ tiếp đón Ngoại trưởng Nga khi hai cường quốc này thảo luận về các chiến thuật đối phó với chính quyền mới của Mỹ, vốn đã đưa các đồng minh và đối tác trở thành trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Chuyến công du của Ngoại trưởng Nga diễn ra sau các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao của chính quyền Biden và Trung Quốc tại Anchorage.

Hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai ngày đó bắt đầu với một cuộc bùng nổ công khai ngoạn mục của ông Dương Khiết Trì, cố vấn chính sách đối ngoại cấp cao nhất của ông Tập, sau khi ông Blinken tuyên bố thẳng thắn về những lo ngại của Mỹ đối với các chính sách của Trung Quốc ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, tất cả đều là những vấn đề rất nhạy cảm đối với Bắc Kinh.

Bài phát biểu kéo dài hơn 15 phút của ông Dương về phê phán nền dân chủ Mỹ và bảo vệ di sản của Đảng Cộng sản Trung Quốc - và tràng phát biểu thứ hai sau đó - đã được ca ngợi rộng rãi ở Trung Quốc.

Các chuyên gia như giáo sư Wang Dong của Đại học Bắc Kinh cho biết bài phát biểu giống như một “đòn giáng mạnh vào đầu” giúp xua tan sự kiêu ngạo của phía Mỹ.

Giáo sư Wang nói với truyền thông nhà nước: “Việc mở màn căng thẳng là điều tốt cho Trung Quốc. Điều này có thể loại bỏ ảo tưởng trong tâm trí Mỹ rằng họ có thể gây áp lực buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp bằng cách cư xử thô lỗ.”

Hai bên nhất trí thành lập một nhóm công tác về biến đổi khí hậu, một lĩnh vực hiếm hoi được thỏa thuận trong cuộc hội đàm hai ngày.

Tin liên quan

Ba phiên họp riêng phần lớn liên quan đến một loạt các vấn đề gây chia rẽ hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, bao gồm các cuộc tấn công mạng, quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, các hạn chế thị thực của Mỹ đối với các quan chức chính phủ Trung Quốc và các cuộc tấn công ép buộc thương mại của Trung Quốc nhằm vào Úc với hàng hóa xuất khẩu trị giá ít nhất hơn 20 tỷ AUD (đô Úc) một năm sang Trung Quốc.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu sau cuộc họp: “Chúng tôi đã lường trước sẽ có các cuộc đàm phán trực tiếp gai góc về nhiều vấn đề, và đó chính xác là những gì chúng tôi đã dự kiến. Chúng tôi đã nhận thức rõ ràng tình hình khi đến và cũng có cái nhìn rõ ràng khi ra về.”

Phát biểu trong một cuộc họp báo riêng sau cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Mỹ phải tôn trọng “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh.

Ông nói: “Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ không đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ người dân và duy trì lợi ích chính đáng của Trung Quốc.”

Theo giáo sư Dali Yang của Đại học Chicago, không bên nào muốn nhượng bộ tại cuộc họp.

“Không việc gì phải như vậy. Rõ ràng chúng ta sẽ không quay trở lại thời điểm trước chính quyền Trump khi cả hai bên đều cố gắng tìm ra những điểm chung,” giáo sư Yang, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc, nói với The Australian. “Tại thời điểm này, đây thực sự là tìm kiếm một số điểm tương đồng từ thù hằn và cạnh tranh.”

Sau cuộc đối đầu nảy lửa với TQ, Ngoại trưởng Mỹ chuẩn bị gặp đồng minh châu Âu, NATO để bàn kế? - Ảnh 2.

Đoàn quan chức Trung Quốc (trái) và đoàn quan chức Mỹ (phải)

Trung Quốc được đề cập tới 86 lần trong bản cập nhật chiến lược của Ngoại trưởng Mỹ

Tại Brussels trong tuần này, ông Blinken sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo châu Âu đang ngày càng lo ngại về Trung Quốc.

Trong chuyến thăm của ông Blinken, các ngoại trưởng EU dự kiến sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Đây sẽ là lần đầu tiên châu Âu trừng phạt Trung Quốc theo cách như vậy kể từ năm 1989.

Trong một bản cập nhật chiến lược, tháng 11/2020, NATO gọi Trung Quốc là mối quan tâm lớn về an ninh đối với liên minh quân sự lớn nhất thế giới này.

Bản đánh giá được ông Stoltenberg thực hiện một lần mỗi một thập kỷ cho biết: “NATO phải dành nhiều thời gian, nguồn lực chính trị và hành động hơn nữa cho các thách thức an ninh do Trung Quốc đặt ra - dựa trên đánh giá về năng lực quốc gia, sức mạnh kinh tế và các mục tiêu ý thức hệ đã nêu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.”

Trung Quốc đã được đề cập tới 86 lần trong bản cập nhật chiến lược mà ông Blinken sẽ thảo luận trong những ngày tới với lãnh đạo NATO. Nga đã được nhắc đến 96 lần.

Bản đánh giá tương tự do NATO thực hiện vào năm 2010 - hai năm trước thời kỳ của ông Tập - hoàn toàn không đề cập đến Trung Quốc.

M.Đ.

Nguồn: soha.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.