Hội đàm song phương Mỹ - Trung tại Alaska
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
Một số tờ báo Việt Nam đưa tin phía Mỹ đã nhắc đến Biển Đông như một vấn đề cụ thể quan trọng sẽ trao đổi với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong toàn văn tường thuật của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như các báo cáo của truyền thông quốc tế, vấn đề Biển Đông đã không được đề cập trực tiếp trong danh sách các vấn đề cụ thể mà ông Blinken nói sẽ thẳng thắn đưa ra với phía Trung Quốc. Từ “Biển Đông" cũng không được nhắc đến trong toàn bộ cuộc trao đổi hai bên trước giới báo chí hay qua những thông tin được tiết lộ từ cuộc họp kín hai bên, mặc dù hai bên đều nhấn mạnh vấn đề luật quốc tế và một trật tự dựa trên luật lệ, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc.
***
Hãy cứ phải chờ. Khi tàu Mỹ và các nước liên tiếp mở các chuyến hải hành dày đặc qua Biển Đông, eo biển Đài Loan, và đảo Senkaku của Nhật Bản… thì không phải Mỹ và châu Âu định làm trò chính trị cho thế giới được xem “những tấn tuồng hài” đâu. Đừng có sốt ruột, nhất là đừng có bị hình ảnh một ông Trump phùng mang trợn mắt với Trung Quốc ám ảnh mãi. Lịch sử đang trở lại những bước đi thực chất của nó đấy, ông Đại Ký Sự Biển Đông ạ.
Ngoại trưởng Blinken nêu ra những vấn đề cụ thể sẽ trao đổi với Trung Quốc. Biển Đông không được nhắc đến?
Các cuộc hội đàm song phương dự kiến kéo dài hai ngày ở Alaska giữa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bắt đầu bằng những lời chỉ trích lẫn nhau công khai trước ống kính truyền thông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã nêu ra những vấn đề Hoa Kỳ quan ngại về Trung Quốc, bao gồm vấn đề Tân Cương, Hồng Kông, Đài Loan, các cuộc tấn công mạng vào Mỹ, và cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của Mỹ.
Blinken nói rằng mỗi một vấn đề trên đều đe dọa sự ổn định toàn cầu.
Phản bác lại Blinken, Dương Khiết Trì đã có một tuyên bố dài 15 phút bác bỏ cáo buộc của Hoa Kỳ và nói rằng Hoa Kỳ không "đại diện cho dư luận quốc tế và thế giới phương Tây cũng vậy". Dương Khiết Trì cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc trong khi bản thân Mỹ đang có một nền dân chủ bấp bênh, đối xử tồi tệ với thiểu số, sử dụng lực lượng quân sự và quyền bá chủ tài chính của mình để thực hiện quyền tài phán dài hạn và đàn áp các nước khác; lạm dụng khái niệm “an ninh quốc gia" để cản trở giao thương bình thường và kích động một số quốc gia tấn công Trung Quốc.
Chứng kiến diễn biến hai bên, nhiều cư dân mạng trên phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc khen ngợi các quan chức Trung Quốc đang làm tốt công việc ở Alaska và phía Hoa Kỳ thiếu sự chân thành.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận kín sau đó lại trở nên "thực chất, nghiêm túc và trực tiếp", theo báo South China Morning Post và Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ. “Cuộc hội thoại sau đó thực chất, nghiêm túc và trực tiếp. Trên thực tế, cuộc thảo luận đã kéo dài hơn hai tiếng dự định. Chúng tôi đã sử dụng phiên họp như kế hoạch, để vạch ra các lợi ích và ưu tiên của mình, và chúng tôi cũng nhận được điều tương tự từ các đối tác Trung Quốc".
Một số tờ báo Việt Nam đưa tin phía Mỹ đã nhắc đến Biển Đông như một vấn đề cụ thể quan trọng sẽ trao đổi với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong toàn văn tường thuật của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng như các báo cáo của truyền thông quốc tế, vấn đề Biển Đông đã không được đề cập trực tiếp trong danh sách các vấn đề cụ thể mà ông Blinken nói sẽ thẳng thắn đưa ra với phía Trung Quốc. Từ “Biển Đông" cũng không được nhắc đến trong toàn bộ cuộc trao đổi hai bên trước giới báo chí hay qua những thông tin được tiết lộ từ cuộc họp kín hai bên, mặc dù hai bên đều nhấn mạnh vấn đề luật quốc tế và một trật tự dựa trên luật lệ, tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Ở đây, chúng tôi chỉ muốn truyền tải thông tin một cách chính xác, và vẫn còn quá sớm để có thể diễn giải điều gì chỉ từ một mảnh ghép. Chúng ta cùng chờ diễn biến ngày hội đàm cuối cùng, và Bản Tin Biển Đông Số 56 sắp tới sẽ cung cấp một bức tranh toàn diện hơn về những hoạt động ngoại giao của Mỹ trong tuần vừa qua.
Xem thêm:
- Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 18/3/2021: Secretary Antony J. Blinken, National Security Advisor Jake Sullivan, Chinese Director of the Office of the Central Commission for Foreign Affairs Yang Jiechi And Chinese State Councilor Wang Yi At the Top of Their Meeting - United States Department of State https://www.state.gov/secretary-antony-j-blinken.../
- Reuters ngày 19/3/2021: Top American, Chinese diplomats clash publicly at start of first talks of Biden presidency: https://www.reuters.com/.../u-s-china-kick-off-tough...
Nguồn: FB Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
Biden bộc lộ phong cách ngoại giao không đối xử nhẹ nhàng với Nga và Trung Quốc
Hương Giang (Theo AFP)
March 19, 2021
(AFP) – Hai tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang dần dần bộc lộ phong cách ngoại giao, và ông chắc chắn đã không sỗ sàng, thiếu tế nhị trong lần đầu tiên ở nhiệm kỳ đối phó với những đối thủ hàng đầu với Washington.
Biden gọi lãnh đạo Nga Vladimir Putin là “kẻ sát nhân,” và đội ngũ thương lượng của ông ném vào phái đoàn Trung Quốc những cáo buộc cứng rắn ngay trong lần đối thoại song phương đầu tiên. Tất cả cho thấy cách giải quyết vấn đề không nhân nhượng với Moscow và Bắc Kinh.
Người tiền nhiệm của Biden, Donald Trump “có mối quan hệ cá nhân với những người chuyên quyền mạnh mẽ. Ông ta ngưỡng mộ họ,” Thomas Wright tại Brookings Institution ở Washington cho hay.
Tuy nhiên, chính phủ của Tổng thống Dân chủ “quan ngại chủ nghĩa độc tài đang hành quân, và họ tin rằng, các nền dân chủ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau để đẩy lùi thế lực này.
Giới chuyên viên mong đợi cách giải quyết ngoại giao truyền thống hơn dưới thời Biden – cựu Thượng nghị sĩ từng phục vụ lâu năm trong Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện trước khi trở thành cựu Phó Tổng thống – so với thời ông Donald Trump – người thích quản trị chính phủ trên Twitter.
Nhưng cho đến nay, đặc biệt trong những ngày gần đây, phong cách mạnh mẽ của Biden thu hút sự chú ý.
Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News, khi được hỏi liệu ông có tin Putin là một “kẻ sát nhân” hay không, Tổng thống 78 tuổi đồng tình không chút do dự. Và khi các cố vấn Toà Bạch Ốc hỏi liệu ông có đi quá xa hay không, họ nhấn mạnh, Tổng thống không hối tiếc về lời nói của mình.
Đây cũng không phải lần đầu tiên ông Biden tỏ ra chút ít nghênh ngang với Putin hay Tập Cận Bình. Hồi đầu tháng 2, Tổng thống Mỹ cảnh báo “chủ nghĩa độc tài đang phát triển” ở Trung Quốc và Nga.
Đối với Putin, Biden bảo, ông nói rõ với người đồng nhiệm, “theo phong cách rất khác với người tiền nhiệm của tôi, đó là những ngày Hoa Kỳ bị động trước những hành động gây hấn của Nga, can thiệp vào bầu cử của chúng ta, tấn công mạng, đầu độc công dân của mình – tất cả đã qua rồi.”
Trong khi giọng điệu có thể phản ánh phong cách không kiềm chế của ông Trump, nhưng bối cảnh lại hoàn toàn khác. “Trump quả thật có vấn đề lớn hơn với đồng minh Mỹ. Trump thường xuyên nổi giận với đồng minh hơn là với đối thủ,” Wright nói.
Giọng điệu cứng rắn của Biden là do ông mong muốn chống lại chủ nghĩa độc tài và bảo vệ những giá trị và khái niệm Mỹ về nhân quyền.
Tổng thống Mỹ thậm chí còn muốn tổ chức “hội nghị thượng đỉnh của các nền dân chủ” vào một ngày nào đó.
Có lẽ đáng ngạc nhiên hơn, Ngoại trưởng Antony Blinken – nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm không có tiếng nóng nảy – đã gay gắt chỉ trích đồng nhiệm Trung Quốc ngay từ đầu hội nghị song phương diễn ra ở Alaska từ thứ 5 cho đến thứ 6.
Trước ống kính truyền thông thế giới, Blinken tuyên bố thẳng thừng, hành động của Bắc Kinh “đe doạ trật tự dựa vào quy tắc đang duy trì ổn định toàn cầu.” Tuyên bố này đã khiến phía Trung Quốc phản ứng gay gắt. “Đây không phải là cách đón chào các vị khách,” Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói.
Ông Wright gọi những trao đổi này “phô trương” nhưng “ít nhất phù hợp với những gì đang thực sự xảy ra.”
“Nó tiết lộ cho thế giới thấy, mối quan hệ Mỹ-Trung được xác định bằng ganh đua và cạnh tranh,” Wright nói thêm.
Theo James Carafano từ Quỹ Heritage có khuynh hướng bảo thủ, chính phủ Biden không có gì để mất khi tỏ ra cứng rắn. “Cứng rắn với Nga và Trung Quốc, đảng nào cũng vậy, mọi người ai cũng muốn cứng rắn,” Carafano nói.
Carafano cũng lưu ý, chiến thuật của Biden phản ánh sự tương đồng với chiến thuật của chính phủ Trump vốn đã thực hiện những bước đi chống lại Nga và Trung Quốc.
Nhưng cuối cùng cũng không có tác dụng gì, theo Carafano. “Trump tìm cách đối thoại với Putin rất nhẹ nhàng, và Putin vẫn là Putin” Carafano cảnh báo. “Biden bảo rằng, ông ta cứng rắn với Putin, nhưng Putin sẽ hành động như Putin mà thôi.”
H.G.
Nguồn: baocalitoday.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.