Thứ Năm, 17 tháng 12, 2020

Chuyện Việt Nam bị Mỹ gán nhãn thao túng tiền tệ

 

Chuyện Việt Nam bị Mỹ gán nhãn thao túng tiền tệ

Hồ Quốc Tuấn

17-12-2020

Một số bạn hỏi mình quan điểm về chuyện Việt Nam bị “dán nhãn” thao túng tiền tệ.

Mình trích lại view của mình trong những bài mình viết từ 2019 về chuyện này – dự báo VN sẽ trước sau cũng bị “dán nhãn”.

Đầu tiên, về mặt bản chất của vấn đề, mình chỉ ra từ năm 2019 rằng đây là cái giá của chuyện VN nhận nhiều vốn nước ngoài (và cán cân thanh toán nói chung cải thiện – bao gồm kiều hối, xuất khẩu) – dựa vào tình hình lúc đó là kinh tế đang tăng trưởng tốt và mặt bằng lãi suất đang căng:

Điều này đặt chính sách tỷ giá vào thế lưỡng nan: nếu để USD mất giá nhiều nữa so với VND thì sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và bỏ lỡ cơ hội mua vào thêm dự trữ ngoại hối; nhưng mua thêm USD vào nữa thì có thể lại lọt vào danh sách thao túng tiền tệ.

Vấn đề thứ hai, hồi tháng 8 năm nay khi VN được đưa vào danh sách bình chọn nước thao túng tiền tệ của năm (xem cái bảng phong thần trong hình), mình đã viết bài chỉ ra là giờ có ngồi cãi cái bộ tiêu chí của Mỹ cũng vậy thôi, vì nó bự vậy, nó thích chơi gì nó chơi chứ.

Ảnh: internet

Bộ chỉ số hiện tại của Bộ Tài chính bao gồm: Thặng dư thương mại với Mỹ hơn 20 tỷ USD; thặng dư tài khoản vãng lai hơn 2% GDP; chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua USD hơn 2% GDP, và trong vòng thời gian 12 tháng chính phủ tiến hành mua vào ngoại hối trong 6 tháng.

Thật ra đây là những tiêu chí có tính chủ quan và có phần “ép” các nước thiên về xuất khẩu như Việt Nam. Chẳng hạn, hầu hết nước và lãnh thổ có hoạt động xuất khẩu mạnh như Đức, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam, chắc chắn sẽ vi phạm 2 tiêu chí đầu tiên. Chỉ có tiêu chí thứ 3 có thể tránh khỏi nếu can thiệp một cách giới hạn và không thường xuyên vào thị trường ngoại hối.

Trong cái bảng này, đáng chú ý là ông Đài Loan. Ổng cũng vi phạm các tiêu chí như ông Thụy Sĩ và ông VN, nhưng ổng chơi cha thiên hạ bằng cách dùng derivatives mua ngoại tệ. Thế nhưng trong báo cáo tháng 12/2020, Treasury của Mỹ đã add vào là “derivatives tính luôn nhé các chú”. Nhưng bạn Đài Loan thoát ra khỏi danh sách “bị gán nhãn”, vẫn trong danh sách dự bị để trao giải, chắc là do vấn đề ngoại giao hơn là kỹ thuật.

Trong báo cáo của BTC Mỹ, phía VN thì thật thà khai với Mỹ là tui mua 16 tỷ đô tính từ tháng 6 năm ngoái tới tháng 6 năm nay, 5,1% GDP (hơn gấp đôi tiêu chí 2% – dũng cảm là tốt).

The Vietnamese authorities have conveyed credibly to Treasury that net purchases of foreign exchange in the four quarters through June 2020 were $16.8 billion, equivalent to 5.1% of GDP. The majority of these purchases occurred in the second half of 2019, prior to the onset of the COVID-19 pandemic.

Đây là recommendation của Bộ Tài chính Mỹ: giảm hoặc ngừng can thiệp vào ngoại hối, để tiền nội tệ lên giá.

Vietnam should move expeditiously to strengthen its monetary policy framework to facilitate greater movement in the exchange rate to reflect economic fundamentals, while reducing intervention and allowing for the appreciation of the real effective exchange rate. Vietnam should also increase the transparency of foreign exchange intervention and reserve holdings.

Còn NHNN VN có chấp nhận quan điểm này không là chuyện khác. Như mình chỉ ra hôm bữa trong bài viết về thách thức cho tân thống đốc,

Nếu vốn ngoại đổ vào nhiều, liệu NHNN sẽ mua vào ngoại tệ để duy trì ổn định tỷ giá, tránh cho đồng nội tệ lên giá mạnh so với USD hay không? Nếu mua vào như vậy sẽ chạm vào một trong những chỉ tiêu cáo buộc thao túng tiền tệ của Bộ Tài chính Mỹ hay không (tiêu chí chính phủ can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách mua đồng USD hơn 2% GDP)? Đây sẽ là một thử thách không nhỏ của tân nữ Thống đốc NHNN.

Giờ thách thức cho tân thống đốc mình dự báo đã thành sự thật. Sáng nay NHNN cũng khẳng định lại quan điểm là can thiệp ngoại hối để ổn định vĩ mô. Vậy thì trái banh đá trả lại cho Mỹ là tui vậy đó, anh thích làm gì tui thì làm? À không, có lẽ là trả lại cho Bộ Ngoại giao.

Hệ lụy là gì? Như trong bài bình luận tháng 8, mình có nói: phải chấp nhận và thận trọng. Người ta chơi cha mình, mình cũng có quan điểm điều hành của mình, vậy thì chấp nhận chơi thôi.

Người ta tiếp theo sẽ move đánh thuế trừng phạt thì dân chịu chứ gì đâu. Mà oánh thuế thì đỡ, giảm xuất siêu sang Mỹ ta sẽ xuất siêu sang… châu Phi đỡ vậy.

Mà các bạn cũng đừng lo quá. Danh sách đồng bọn trong lễ trao giải này đông lắm. Danh sách dự bị dài như cây vải:

In this Report, the Monitoring List comprises China, Japan, Korea, Germany, Italy, Singapore, Malaysia, Taiwan, Thailand, and India, the last three being added in this Report.

TQ là ngầu nhất, từng vào lãnh giải thao túng tiền tệ y như VN bây giờ, và sau đó lại được Mỹ tổ chức họp báo đàng hoàng … tiễn ra khỏi danh sách trao giải (vẫn giữ lại trong danh sách dự bị để theo dõi hành vi).

Vì sao? Vì thời điểm đó bác Tập tính sẽ ký trade deal với Mỹ á. Anh bự anh có quyền.

The Treasury Department’s removal of the designation provided a major concession to China just days before it is set to sign a trade deal with the United States.

Nói nào ngay, thời điểm đó TQ cũng nể mặt Mỹ bằng cách giảm thâm hụt thương mại Mỹ-Trung tí xíu và không can thiệp mua NDT (lúc đó bị rút vốn tùm lum mua chi trời).

P.S. Bổ sung: đại ca Võ Đình Trí có cái đề xuất rất hay, đây là lúc chúng ta nên bảo hãng hàng không quốc gia VN làm “sứ mệnh” chạy cái campaign “chúng tôi là ai” ở Mỹ – dịch tiếng Nôm “mày biết chúng tao là ai không” ra cho Mỹ nó coi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.