Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2019

Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại ở Việt Nam’

Vingroup và tỉ phú Phạm Nhật Vượng: ‘Ngưỡng mộ, lo ngại ở Việt Nam’

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chính khách hàng đầu cùng doanh nhân Phạm Nhật Vượng hôm 14/6Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chính khách hàng đầu cùng doanh nhân Phạm Nhật Vượng thăm VinFast hôm 14/6
Tường thuật được xem là tường tận, chi tiết nhất về tập đoàn Vingroup, đăng trên tờ Financial Times, dẫn ra nhiều quan điểm trái ngược về tỉ phú giàu nhất Việt Nam Phạm Nhật Vượng.
Financial Times, đặt trụ sở ở London, hôm 26/6 đăng phóng sự của John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo này.
Bài báo có được tiếp cận hiếm hoi với bà Lê Thị Thu Thủy, Phó chủ tịch HĐQT Vingroup kiêm Chủ tịch VinFast.
Tác giả nói ông đã phỏng vấn rất nhiều người cho bài, từ các lãnh đạo, cố vấn của Vingroup đến các nhà phân tích, các nhân viên cũ và cả hiện nay, cùng những nhà hoạt động phê phán Vingroup.
Tác giả John Reed mô tả kỹ về lịch sử phát triển của Vingroup và ảnh hưởng hiện nay.
Ông xác nhận sự lớn mạnh của Vingroup cũng phản ánh sự lớn mạnh của Việt Nam, một những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.
Ông Phạm Nhật Vượng có tài sản được Forbes ước đoán khoảng 7,6 tỉ đôla.
VinFast dự kiến sẽ ra mắt 12 mẫu ô tô các loại và xe máy điện trong năm 2019 và năm 2020Bản quyền hình ảnhREUTERS
Image captionVinFast dự kiến sẽ ra mắt 12 mẫu ô tô các loại và xe máy điện trong năm 2019 và năm 2020
Tuy vậy, tại Việt Nam, sự thiếu vắng báo chí tự do, công dân không được phát biểu tùy ý, đã tạo ra rủi ro là những đại công ty có thể có quá nhiều quyền lực.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES), được dẫn lời:
"Một phần công luận ngưỡng mộ họ vì xây các tòa nhà cao tầng, khu nghỉ dưỡng."
"Một phần khác, mà tôi thuộc về, lo ngại sâu sắc về tác động tiêu cực lên môi trường từ một số hoạt động kinh doanh của họ, cách mờ ám để tài sản công biến thành tài sản của họ, và cách họ cố gắng tác động truyền thông và bịt miệng người chỉ trích."
Một nhà quan sát chính trị, Alexander Vuving, thừa nhận Vingroup là "một trong những công ty tư nhân được quản trị tốt nhất Việt Nam".
Nhưng ông nói: "Thành công của mọi công ty tư nhân ở Việt Nam đều phụ thuộc vào quan hệ với các chính trị gia, nên số phận của họ rất phụ thuộc vào các dàn xếp chính trị bên trong tầng lớp cầm quyền."
Bài đăng trên Financial Times
Image captionBài đăng trên Financial Times

Các bản dịch

24 tiếng sau khi bài của Financial Times ra mắt, tại Việt Nam, có trang Trí thức Trẻ đăng bản dịch (trang Soha.vn đăng lại nội dung này).
Tuy vậy, bản dịch của Trí thức Trẻ chỉ lược lại những nội dung "tích cực" về Vingroup, và bỏ hết những đoạn "tiêu cực".
Trang Zing.vn cho đăng bản dịch dài hơn, tuy cũng cắt bớt một số đoạn.
Một trang mạng độc lập ở nước ngoài, Luatkhoa.org, đã đăng một bản dịch toàn bộ từ bài báo tiếng Anh.

Phản ứng qua Facebook

Ông Đặng Hoàng Giang, người được dẫn lời trong bài phóng sự, nói trên Facebook "cùng với sự trỗi dậy của tập đoàn này, hành tung của nó sẽ bị theo dõi rất kỹ bởi báo chí quốc tế, khi báo chí trong nước không làm được vai trò của mình."
Bài báo của Financial Times cũng thu hút bình luận của một số người.

Tin liên quan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.