VÌ SAO NGƯỜI DÂN CĂM GHÉT NGUYỄN HỮU LINH ĐẾN TỘT ĐỘ?
Trần Đình Thu
VÌ SAO NGƯỜI DÂN CĂM GHÉT NGUYỄN HỮU LINH
ĐẾN TỘT ĐỘ?
Thật ra đó không phải là sự bức xúc do hành vi mà Nguyễn Hữu Linh gây ra. Có biết bao vụ án tàn nhẫn hơn nhiều nhưng chưa ai bị đối xử tới mức như vậy. Những vụ án hiếp dâm giết người, thậm chí hiếp dâm giết trẻ em cũng đã xảy ra nhưng hung thủ cũng không bị một cái nhìn quá ghẻ lạnh của công chúng như Linh.
Vì sao lại như vậy?
Một điều đơn giản, hung thủ của các vụ án khác không phải là đảng viên - quan chức và ngồi ở một vị trí rất điển hình của bộ máy công quyền như Linh.
Và vì người ta quá căm ghét chế độ nên người ta trút sự căm ghét ấy lên những con người cụ thể như Linh.
Hay nói một cách khác, đổ sự căm ghét lên Linh chính là biểu thị thái độ đối với chế độ đương thời.
Tôi giả sử nhà nước này có một cơ quan nghiên cứu về sự ủng hộ của nhân dân với chế độ, chỉ cần theo dõi vụ án Nguyễn Hữu Linh là có thể đo lường được tình cảm của nhân dân đối với chế độ.
Đó là bản chất của câu chuyện Nguyễn Hữu Linh, giải thích vì sao người ta “truy cùng diệt tận” con người này.
Và cũng cần lưu ý, không chỉ khi những cán bộ như vậy gây án thì người dân mới biểu thị thái độ. Sự biểu thị thái độ còn xảy ra ở những trường hợp khi một quan chức cấp cao bị ốm đau hay tai nạn, bị tử vong… thì hầu hết người dân đều hả hê.
Thậm chí khi con cái của các quan chức gặp rủi ro bị tử vong thì người ta vẫn hả hê, như trường hợp tử vong của hai cô gái trên một chiếc xe ô tô bị rơi xuống sông vào hồi năm ngoái. Ban đầu thì nhiều người xót thương nhưng khi biết gốc gác là con của một cán bộ viện kiểm sát tối cao thì nhiều người đổi thái độ từ thương xót qua dè bỉu.
Có hai điều cần lưu ý trong hiện tượng xã hội đặc thù này.
Thứ nhất là sự căm ghét đến một cách tự nhiên chứ không phải do truyền thông báo chí hay mạng xã hội kích động. Nếu hiểu như vậy là sai.
Thứ hai là không phải quan chức của mọi chế độ đều bị căm ghét như vậy mà chỉ có những chế độ nào bị đa số người dân căm ghét thì mới có hiện tượng đó. Và trong cùng một chế độ, thì không phải lúc nào người dân cũng có thái độ như vậy mà chỉ có từng giai đoạn nhất định, thường là giai đoạn suy vong của một triều đại hay một chế độ.
Hiện tượng Nguyễn Hữu Linh vì thế là một hiện tượng chính trị - xã hội rất đặc thù.
Đối với ông Nguyễn Hữu Linh, một mặt ông ta đang được coi là kẻ gây án nhưng mặt khác ông ấy cũng là một nạn nhân của chế độ đã sản sinh ra ông ấy. Là bởi vì do người dân căm ghét chế độ nên đã căm ghét ông ấy nhiều hơn.
VÌ SAO NGƯỜI DÂN CĂM GHÉT NGUYỄN HỮU LINH
ĐẾN TỘT ĐỘ?
Thật ra đó không phải là sự bức xúc do hành vi mà Nguyễn Hữu Linh gây ra. Có biết bao vụ án tàn nhẫn hơn nhiều nhưng chưa ai bị đối xử tới mức như vậy. Những vụ án hiếp dâm giết người, thậm chí hiếp dâm giết trẻ em cũng đã xảy ra nhưng hung thủ cũng không bị một cái nhìn quá ghẻ lạnh của công chúng như Linh.
Vì sao lại như vậy?
Một điều đơn giản, hung thủ của các vụ án khác không phải là đảng viên - quan chức và ngồi ở một vị trí rất điển hình của bộ máy công quyền như Linh.
Và vì người ta quá căm ghét chế độ nên người ta trút sự căm ghét ấy lên những con người cụ thể như Linh.
Hay nói một cách khác, đổ sự căm ghét lên Linh chính là biểu thị thái độ đối với chế độ đương thời.
Tôi giả sử nhà nước này có một cơ quan nghiên cứu về sự ủng hộ của nhân dân với chế độ, chỉ cần theo dõi vụ án Nguyễn Hữu Linh là có thể đo lường được tình cảm của nhân dân đối với chế độ.
Đó là bản chất của câu chuyện Nguyễn Hữu Linh, giải thích vì sao người ta “truy cùng diệt tận” con người này.
Và cũng cần lưu ý, không chỉ khi những cán bộ như vậy gây án thì người dân mới biểu thị thái độ. Sự biểu thị thái độ còn xảy ra ở những trường hợp khi một quan chức cấp cao bị ốm đau hay tai nạn, bị tử vong… thì hầu hết người dân đều hả hê.
Thậm chí khi con cái của các quan chức gặp rủi ro bị tử vong thì người ta vẫn hả hê, như trường hợp tử vong của hai cô gái trên một chiếc xe ô tô bị rơi xuống sông vào hồi năm ngoái. Ban đầu thì nhiều người xót thương nhưng khi biết gốc gác là con của một cán bộ viện kiểm sát tối cao thì nhiều người đổi thái độ từ thương xót qua dè bỉu.
Có hai điều cần lưu ý trong hiện tượng xã hội đặc thù này.
Thứ nhất là sự căm ghét đến một cách tự nhiên chứ không phải do truyền thông báo chí hay mạng xã hội kích động. Nếu hiểu như vậy là sai.
Thứ hai là không phải quan chức của mọi chế độ đều bị căm ghét như vậy mà chỉ có những chế độ nào bị đa số người dân căm ghét thì mới có hiện tượng đó. Và trong cùng một chế độ, thì không phải lúc nào người dân cũng có thái độ như vậy mà chỉ có từng giai đoạn nhất định, thường là giai đoạn suy vong của một triều đại hay một chế độ.
Hiện tượng Nguyễn Hữu Linh vì thế là một hiện tượng chính trị - xã hội rất đặc thù.
Đối với ông Nguyễn Hữu Linh, một mặt ông ta đang được coi là kẻ gây án nhưng mặt khác ông ấy cũng là một nạn nhân của chế độ đã sản sinh ra ông ấy. Là bởi vì do người dân căm ghét chế độ nên đã căm ghét ông ấy nhiều hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.