Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Cạnh tranh lành mạnh và anh ấy đã gọi tên


Cạnh tranh lành mạnh và anh ấy đã gọi tên

Lò Văn Củi
3-3-2018
Ông Ba Hu đặng ôm kè kè cái cặp táp, ra vẻ quan trọng lắm. Anh Bảy biết chắc ổng đi họp hành gì ở Hội Hưu trí, nhưng thọt gậy bánh xe chơi:
– Mần hồ sơ để lên phó giáo sư, giáo sư gì hả ông Ba?
Ông Ba đáp:
– Tao làm gì có cửa.
Anh Bảy tiếp:
– Hông được như anh Nhạ “ngọng ngịu đứng mần thơ” đạo văn, ngụy biện, hay chị “Kim Chích Tiền sử” (chị Kim Tiến có con ruồi đậu bên má hóa thạch mà), coi như giáo dục, y tế ông Ba ra rìa, coi như nước ta mất một niềm hy vọng “lụm” giải Nobel y học. Nhưng ông ba đâu thuộc hạng người dễ từ bỏ ước mơ, ông Ba chắc viết “ní nuận” gì đó?
– Tao người miền Nam mầy.
– Hà hà, dạ quên, cũng chưa thấy ông Ba…”nú nẫn”. Vậy chánh trị cũng không. Xã hội chăng?
– Xã hội giờ lùm xùm nhiều quá, mình già cả mần đâu nổi.
– Con hiểu rồi, còn một thứ thôi, đó là kinh tế, ông Ba ra tay giúp nền kinh tế trì trệ, ông sẽ tìm ra “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là kinh tế gì mà bấy lâu nay nhiều người bó tay. “Ngôi sao đang lên” một thuở là Bình Tiền sử dạo này thấy tắt lịm, một dạo anh Bình Ruồi nghĩ rằng công trạng mình đáng được nhận một nửa giải Nobel kinh tệ, ý lộn kinh tế. Nay ông Ba sẽ lấy lại niềm “kiêu hãnh kinh tế Việt Nam” dùm anh “Buồi Rình” thôi. Ông viết đề tài gì ông Ba?
Ông Ba bị cuốn hút từ anh Bảy, cũng bởi cái tánh háo danh vẫn còn đó. Bỗng dưng ông thông minh đột xuất, ông đáp:
– Nền kinh tế cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh.
– Quá đã, quá đã, quá hấp dẫn. Ông Ba viết xong rồi hén, cạnh tranh lành mạnh là như thế nào, ông Ba nói sơ qua ông Ba? – Anh Năm Ba gác hỏi.
Ông Ba hứng chí thôi chứ có biết mô tê gì đâu. Ông ú a ú ớ. Anh Bảy hiểu ý, vừa đỡ lời vừa… xốc đòn gánh tiếp:
– À, à, bữa có nghe ông Ba trình bày rồi, nhưng ông ăn nói vụ này coi bộ dở…
– Vụ em út ông Ba mới dữ hen.
Ông Ba giả lả:
– Đâu có, đâu có…
Bà con cô bác cười hi hi. Anh Bảy tiếp:
– Cạnh tranh lành mạnh là… thế mạnh thì lành, thế yếu yếu có nước banh chành.
Muốn có thế mạnh thì kiếm một quan bự bự chống lưng cho, hoặc kéo người nhà quan vô đứng chung, quan đâu có được mần ăn, gọi là mần ăn chung nhưng chỉ mình bỏ tiền và mần rồi… chung chi cho quan, hay là làm “sân trước sân sau” cho quan, đại gia dữ dằn thì “quắc” luôn cái “sân vận động” cho quan…
Phải chấp nhận chơi với “xã hội đỏ – đen”, và dĩ nhiên cũng chung chi cho thế lực này đặng có gì thì nó đỡ cho, “xã hội đỏ – đen” bây giờ hầm bà lằng vô một hủ, “đỏ – đen” tương tác tương hỗ nuôi nhau, giúp nhau, “đỏ” có đủ trong các lãnh vực, lãnh vực nào cũng có, đặc biệt cần quan tâm là công an, thuế vụ, hải quan, quản lý thị trường, quản lý đô thị… “đen” là giang hồ côn đồ, lưu manh du đảng…
Và phải chơi với quyền lực thứ tư, quyền lực báo chí, quyền lực thứ tư nhưng vẫn mua được bằng nhiều tiền, các quyền lực trên còn mua được huống hồ…
Muốn thế lực mạnh thì không từ một thủ đoạn nào.
Những thủ đoạn với đôi mắt bình thường khó nhận biết. Như vụ vừa rồi, muốn dập Grab, Uber nên bề hội đồng. Các báo đồng loạt “đánh nhanh, đánh mạnh, đánh tới tấp”
Một tờ báo được cho là một trong những tờ đàng hoàng đứng đầu trong làng báo, nhưng cũng không thoát, đó là tờ Thanh Niên. Tờ báo cho “dập” ba kỳ liền về vụ lái xe lấy tiền để quên của hành khách: Lái xe Grab bị ‘tố’ không trả lại ví và hơn 10 triệu khách để quên’ (ngày 21/02/2018); Tài xế Grab bị ‘tố’ không trả ví cho khách để quên đã đi khỏi nơi cư trú(ngày 28/02/2018); ‘Tài xế Grab bị ‘tố’ đã thừa nhận lấy ví tiền và giấy tờ của khách’ (ngày 28/02/2018).
Người bình thường dễ nghĩ rằng đây là hành động đi tới tận cùng của sự thật. Thiệt tình thì nội dung đã đánh lừa, lên án đầu não Grab, Uber là chánh, và đây chỉ là một vụ việc nhỏ, còn không bằng 1/10 cái móng tay, thường chỉ thông tin rồi thôi. Còn những sự vụ ghê gớm hơn nhiều trong xã hội phức tạp ngày nay, như cướp giựt của xe ôm truyền thống hà rầm, thậm chí các tài xế tắc xi truyền thống cấu kết với ăn cướp, canh me có khách giàu có, chở lại cho cướp giựt ấy chứ, chứ đâu chỉ một số tài xế Uber, Grab… Thực sự đây là những kẻ cướp giựt, lừa đảo đội lốt xe ôm, tài xế ở đâu cũng có.
Bà con cô bác sáng sáng trí ra. Anh Năm cười khì khì:
– Bề bề hội đồng, hồi xưa giới bình dân kêu là chơi dơ. Và có thêm “anh ấy” đã tham gia, anh ấy đã gọi tên…
– Là ai bây? Ai mà ghê gớm vậy?
– Anh ấy ghê gớm thiệt tình lắm á. Anh ấy kêu tên ai thì “hẳn nhiên” người đó “lên đoạn đầu đài”, như ảnh “gọi tên anh Thanh, gọi tên anh Thăng”, mấy anh thành củi tươi ngay… tiếng gọi của ảnh được ví là tiếng “chuông nguyện hồn ai” á.
– Dữ dằn thiệt.
Anh Bảy vỗ đùi cái bét:
– Biết biết, biết là ai rồi.
– Ai? ai?… Bà con cô bác hỏi dồn.
– Là… “em không nói đâu anh…”, giống như “anh ấy” vậy, ảnh biết từ lâu nhưng ảnh hông nói đâu, ảnh chờ đúng lúc ảnh mới “bụp” thôi. “Anh ấy” khá là độc đáo, như một làn ảo ảnh rất là kỳ bí. “Anh ấy” làm những việc rất hay cho cả hai phía chiến sĩ Nam Bắc, coi như một nhà. Cũng là người đấu tranh cho dân chủ. Nhưng nghe đồn “anh ấy” lại phò anh đầu đàn mà lú, và nâng hết lời người này để dập người khác. Người được nâng hết lời đâu phải không độc tài, không tham nhũng đâu. Ở trong cái cơ chế này mà, làm sao tránh nổi.
Ông Hai gãi đầu:
– Thằng Bảy bây chơi kỳ, hổng chịu nói rõ.
Anh Bảy tiếp:
– Cũng mờ mờ chân tướng chớ ông Hai. Con nói vậy đặng bà con cô bác dòm tới lui coi có những kẻ từa tựa nữa. Và có điều này, anh Y tá coi bộ như kiềng ba cẳng hen, dập hoài sao chưa thấy thành củi. Nhưng kỳ này thì coi bộ “thôi rồi lượm ơi, thôi rồi Grab, Uber ơi !”.
Ông Thầy giáo bây giờ mới mở lời xong rồi tính tiền cà phê:
– Anh Ba mần vụ này ngon nha, Nobel trong tầm tay nha.
Bà con cười hi hi, còn ông Ba thì giãy nãy:
– Thôi thôi, nghe chơi rồi bỏ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.