Bộ Tư pháp Hoa Kỳ
Hoa Kỳ (Mỹ) là một quốc gia tư bản chủ nghĩa, bộ máy Nhà nước được tổ chức và xác lập trên mô hình tam quyền phân lập (trias politica). Tam quyền phân lập tạo thành 3 quyền của nhà nước, gồm: Hành pháp - Lập pháp - Tư pháp. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice hay viết tắt là DOJ) là một bộ cấp nội các trong Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thi hành luật pháp, bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ theo luật pháp, bảo đảm làm sao việc thực thi luật pháp một cách công bằng và không thiên vị cho tất cả người Mỹ. Bộ Tư pháp do Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ (hay còn gọi là Tổng chưởng lý Hoa Kỳ, là cách dịch khác từ tiếng Anh Attorney General) lãnh đạo.
Huy hiệu biểu trưng của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
Chức năng nhiệm vụ của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ
- Điều tra và truy tố các vi phạm luật liên bang.
- Đại diện cho Hoa Kỳ trong các vấn đề liên quan đến pháp lý, trong đó bao gồm các sự vụ trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
- Thi hành các luật về di trú, cung cấp thông tin và tiến hành các thủ tục đơn xin nhập tịch.
- Quản lý hệ thống nhà tù liên bang, các chương trình quản thúc tội phạm và các chương trình cộng đồng.
Lịch sử hình thành
Ban đầu Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư pháp) chỉ là một người đơn độc, làm việc một phần thời gian, được lập ra theo Đạo luật Tư pháp năm 1789. Có khi người này giúp tư vấn pháp luật cho Quốc hội Hoa Kỳ cũng như cho Tổng thống Hoa Kỳ nhưng sau đó thì chấm dứt vào năm 1819 vì sức tải của công việc.
Năm 1867, Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đặc trách về Tư pháp (U.S. House Committee on the Judiciary), do dân biểu William Lawrence lãnh đạo, đã tiến hành một cuộc thăm dò để thành lập một "bộ luật pháp" có một Tổng chưởng lý lãnh đạo và gồm có nhiều luật sư các bộ khác nhau và các Công tố viên Hoa Kỳ. Vào ngày 19 tháng 2 năm 1868, Lawrence giới thiệu một đạo luật tại Quốc hội Hoa Kỳ để thành lập Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên đạo luật đầu không thành công vì Lawrence không thể tận dụng nhiều thời gian để nó được thông qua mà ông bận phải dành thời gian cho việc luận tội Tổng thống Andrew Johnson.
Đạo luật thứ hai được dân biểu Rhode Island là Thomas Jenckes trình lên Quốc hội ngày 25 tháng 2 năm 1870, và nó được thông qua ở cả Thượng việnvà Hạ viện. Tổng thống Ulysses S. Grant ký đạo luật này thành luật vào ngày 22 tháng 6 năm 1870. Bộ Tư pháp chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 1870.
Đạo luật có tên "Đạo luật thành lập Bộ Tư pháp" đã không thay đổi trách nhiệm của Tổng chưởng lý nhiều cũng như tiền lương và nhiệm kỳ vẫn giữ như cũ. Luật dựng lên một văn phòng mới có tên là Tổng biện lý sự vụ (Solicitor General) để giám sát và thực hiện các vụ kiện hay tranh chấp của chính phủ trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Với việc thông qua Đạo luật Thương mại Liên tiểu bang năm 1887, Chính phủ liên bang Hoa Kỳ bắt đầu bắt tay đảm nhiệm một số trách nhiệm thi hành pháp lý mà Bộ Tư pháp là cơ quan thực hiện các bổn phận này.
Năm 1872, việc giám sát các nhà tù liên bang đã được thuyên chuyển từ Bộ Nội vụ Hoa Kỳ sang cho bộ mới thành lập này. Các cơ sở vật chất mới được xây dựng trong đó có trại cải huấn ở Leavenworth năm 1895, và một nhà tù dành cho phụ nữ ở Tây Virginia. Trại tù Alderson được xây vào năm 1924.
Bộ trưởng Bộ Tư Pháp
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ được Tổng thống Hoa Kỳ đề cử và phải được Thượng viện Hoa Kỳ biểu quyết xác nhận trước khi nhận nhiệm sở. Ông hay bà bộ trưởng sẽ phải phục vụ theo ý thích của tổng thống và có thể bị tổng thống sa thải bất cứ lúc nào; Bộ trưởng Tư pháp cũng là đối tượng có thể bị Hạ viện Hoa Kỳ luận tội và Thượng viện Hoa Kỳ xét xử vì tội "phản quốc, hối lộ, hay những tội nặng nhẹ khác."
Ban đầu chức vụ United States Attorney General (tạm dịch sát nghĩa là Tổng chưởng lý Hoa Kỳ) được Quốc hội Hoa Kỳ lập ra bằng Đạo luật Tư pháp 1789. Các nhiệm vụ ban đầu của chức vụ này là "khởi tố và thực hiện tất cả các tiến trình pháp lý tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đối với những sự vụ có liên quan đến Hoa Kỳ, đưa ra lời cố vấn và ý kiến đối với các câu hỏi về luật pháp khi Tổng thống Hoa Kỳ cần biết hay khi được bất cứ vị bộ trưởng nào yêu cầu.
Ban đầu chức vụ United States Attorney General (tạm dịch sát nghĩa là Tổng chưởng lý Hoa Kỳ) được Quốc hội Hoa Kỳ lập ra bằng Đạo luật Tư pháp 1789. Các nhiệm vụ ban đầu của chức vụ này là "khởi tố và thực hiện tất cả các tiến trình pháp lý tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đối với những sự vụ có liên quan đến Hoa Kỳ, đưa ra lời cố vấn và ý kiến đối với các câu hỏi về luật pháp khi Tổng thống Hoa Kỳ cần biết hay khi được bất cứ vị bộ trưởng nào yêu cầu.
Mãi cho đến năm 1870 thì Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mới được thành lập để hỗ trợ cho Tổng chưởng lý Hoa Kỳ để giảm bớt trách nhiệm cho chức vụ này nhưng tên tiếng Anh cho chức vụ này vẫn không thay đổi cho đến ngày nay.
Trụ sở
Tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được xây hoàn thành vào năm 1935 từ bản thiết kế của Milton Bennett Medary. Sau khi Medary mất vào năm 1929, các cộng sự khác trong công ty Philadelphia của ông lãnh trách nhiệm đối với dư án. Tòa nhà có khoảng 1 triệu ft vuông chỗ văn phòng, nằm trên một lô đất được bao bọc bởi Đại lộ Constitution và Đại lộ Pennsylvania, Phố số 9 và Phố số 10, khu định hướng Tây Bắc của thủ đô Washington D.C. Nhà điêu khắc C. Paul Jennewein đóng vai trò là nhà tư vấn thiết kế cho toàn bộ dư án tòa nhà, đóng góp hơn 50 mẫu điêu khắc bên trong và ngoài tòa nhà.
Nhiều cố gắng được thực hiện nhưng không hoàn toàn thành công để định nghĩa ý nghĩa của khẩu hiệu bằng chữ Latin nằm trên con dấu của Bộ Tư pháp Qui Pro Domina Justitia Sequitur. Thậm chí người ta cũng không biết rõ là từ khi nào phiên bản gốc của con dấu được sử dụng hay từ khi nào mà khẩu hiệu xuất hiện trên con dấu lần đầu tiên. Ý kiến có uy nhất là từ Bộ Tư pháp thì cho rằng khẩu hiệu này ám chỉ đến Tổng chưởng lý (và vì thế ám chỉ Bộ Tư pháp) "người đứng ra truy tố thay mặt công lý (hay Nữ thần Công lý)".
Tòa nhà được đổi tên để vinh danh cựu Tổng chưởng lý Robert F. Kennedy vào năm 2001. Đôi khi tòa nhà này còn được gọi là "Main Justice".
Tòa nhà Bộ Tư pháp Hoa Kỳ được xây hoàn thành vào năm 1935 từ bản thiết kế của Milton Bennett Medary. Sau khi Medary mất vào năm 1929, các cộng sự khác trong công ty Philadelphia của ông lãnh trách nhiệm đối với dư án. Tòa nhà có khoảng 1 triệu ft vuông chỗ văn phòng, nằm trên một lô đất được bao bọc bởi Đại lộ Constitution và Đại lộ Pennsylvania, Phố số 9 và Phố số 10, khu định hướng Tây Bắc của thủ đô Washington D.C. Nhà điêu khắc C. Paul Jennewein đóng vai trò là nhà tư vấn thiết kế cho toàn bộ dư án tòa nhà, đóng góp hơn 50 mẫu điêu khắc bên trong và ngoài tòa nhà.
Nhiều cố gắng được thực hiện nhưng không hoàn toàn thành công để định nghĩa ý nghĩa của khẩu hiệu bằng chữ Latin nằm trên con dấu của Bộ Tư pháp Qui Pro Domina Justitia Sequitur. Thậm chí người ta cũng không biết rõ là từ khi nào phiên bản gốc của con dấu được sử dụng hay từ khi nào mà khẩu hiệu xuất hiện trên con dấu lần đầu tiên. Ý kiến có uy nhất là từ Bộ Tư pháp thì cho rằng khẩu hiệu này ám chỉ đến Tổng chưởng lý (và vì thế ám chỉ Bộ Tư pháp) "người đứng ra truy tố thay mặt công lý (hay Nữ thần Công lý)".
Tòa nhà được đổi tên để vinh danh cựu Tổng chưởng lý Robert F. Kennedy vào năm 2001. Đôi khi tòa nhà này còn được gọi là "Main Justice".
Cơ cấu tổ chức
Các văn phòng lãnh đạo
Văn phòng Bộ trưởng Tư Pháp hay Tổng chưởng lý (Attorney General)
Văn phòng Phó Bộ trưởng Tư pháp (Deputy Attorney General)
Văn phòng Thứ trưởng Bộ Tư pháp (Associate Attorney General)
Văn phòng Tổng Biện lý Sự vụ (Solicitor General)
Các vụ
Vụ chống độc quyền (Antitrust Division)
Vụ Dân sự (Civil Division)
Vụ Dân quyền (Civil Rights Division)
Vụ Hình sự (Criminal Division)
Vụ Tài nguyên Môi trường và Tự nhiên (Environment and Natural Resources Division)
Vụ Quản lý Tư pháp (Justice Management Division)
Vụ An ninh Quốc gia (National Security Division)
Vụ Thuế (Tax Division)
Các cơ quan thi hành luật pháp
Một số cơ quan thi hành luật pháp do Bộ Tư pháp quản lý gồm có:
- Cục Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ (Bureau of Alcohol, Tobacco, Firearms, and Explosives)
- Cơ quan đặc trách chống chất gây nghiện (Drug Enforcement Administration)
- Cục Điều tra Liên bang (FBI)
- Cục đặc trách Nhà tù Liên bang (Federal Bureau of Prisons)
- Viện Quản giáo Quốc gia (National Institute of Corrections)
- Cục Cảnh sát Hoa Kỳ (United States Marshals Service)
- Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (United States Department of Justice Office of the Inspector General)
Các văn phòng
- Văn phòng Hành chính đặc trách Cứu xét Di dân (Executive Office for Immigration Review)
- Văn phòng Hành chính Biện lý Hoa Kỳ (Executive Office for U.S. Attorneys)
- Văn phòng Hành chính Ủy thác Hoa Kỳ (Executive Office of the United States Trustee)
- Văn phòng Tuyển dụng Biện lý và Quản trị (Office of Attorney Recruitment and Management)
- Văn phòng Giới chức trưởng Thông tin (Office of the Chief Information Officer)
- Văn phòng Giải quyết Tranh chấp (Office of Dispute Resolution)
- Văn phòng Ủy thác Câu lưu Liên bang (OFDT)
- Văn phòng Thông tin và đặc trách Quyền riêng tư (Office of Information and Privacy)
- Văn phòng Chính sách và Xem xét Tình báo (Office of Intelligence Policy and Review)
- Văn phòng Liên chính quyền và Liên lạc Công chúng (Office of Intergovernmental and Public Liaison)
- Văn phòng đặc trách các chương trình Tư pháp (Office of Justice Programs)
- Cục Hỗ trợ Tư pháp (Bureau of Justice Assistance)
- Cục Thống kê Tư pháp (Bureau of Justice Statistics)
- Văn phòng Pháp triển Khả năng Cộng đồng (Community Capacity Development Office)
- Viện Tư pháp Quốc gia (National Institute of Justice)
- Văn phòng Ngăn ngừa Tội phạm và Tư pháp Thiếu niên (Office of Juvenile Justice and Delinquency Prevention)
- Văn phòng kết án, theo dõi, tìm hiểu, lập hồ sơ chống tội phạm tình dục (Sex Offender Sentencing, Monitoring, Apprehending, Registering, and Tracking Office)
- Văn phòng giúp đỡ nạn nhân của tội phạm (Office for Victims of Crime)
- Văn phòng Giáo dục Lực lượng Thi hành Luật pháp và cảnh vụ (Office of the Police Corps and Law Enforcement Education)
- Văn phòng Tư vấn Pháp lý (Office of Legal Counsel)
- Văn phòng Chính sách Pháp lý (Ofice of Legal Policy)
- Văn phòng Lập pháp vụ (Office of Legislative Affairs)
- Văn phòng Điều tra Khiếu nại (Office of the Ombudsperson)
- Văn phòng Biện lý đặc trách Ân xá (Office of the Pardon Attorney)
- Văn phòng Điều tra Trách nhiệm Nghiệp vụ (Office of Professional Responsibility)
- Văn phòng Công vụ (Office of Public Affairs)
- Văn phòng đặc trách Bạo lực Tình dục và Tội phạm đối với Trẻ (Office on Sexual Violence and Crimes against Children)
- Văn phòng đặc trách Pháp lý người Mỹ bản thổ (Office of Tribal Justice)
- Văn phòng đặc trách Bạo lực đối với Phụ nữ (Office on Violence Against Women)
- Văn phòng Tư vấn Trách nhiệm Nghiệp vụ (Professional Responsibility Advisory Office)
- Các văn phòng Biện lý Hoa Kỳ (United States Attorney)
- Các văn phòng Ủy thác Hoa Kỳ (United States Trustee)
- Văn phòng dịch vụ Cảnh sát Cộng đồng (Office of Community Oriented Policing Services)
- Sở Quan hệ Cộng đồng (Community Relations Service)
Nguồn: Wikipedia
........
Bài liên quan:
Pháp luật quốc tế
- Liên Hợp Quốc đã chính thức xem việc tự do truy cập internet là một quyền cơ bản của con người
- Hoa Kỳ và hệ thống Tam quyền phân lập
- Tòa án Liên bang Hoa Kỳ & các chức danh Tư pháp
- Quyền được chết – tại sao không?
- Ấn Độ bật đèn xanh cho cái chết êm ái
- Ly hôn tại Anh có lợi cho bên yếu thế
- Mỹ: Thắt dây an toàn trên xe buýt – điều luật theo sáng kiến của một cô gái gốc Việt
- Bốn nước tranh nhau "tảng đá bất hạnh" giữa biển
- Quyền được im lặng đến khi có luật sư
- Hoa Kỳ: bị cáo có quyền im lặng ngay tại phiên tòa
- Mỹ: Xóa luật kỳ thị đồng tính trong quân đội
- Tòa án điện tử tại Hà Lan
- Đức: Vào tù vì lấy giọng nói của Hitler làm nhạc chuông điện thoại
- Phiên xử về kỳ thị người nhiễm HIV đầu tiên tại Trung Quốc
- Trung Quốc: Cảnh sát tra tấn đến mức siêu nhân cũng phải nhận tội
- Sợ "đối lập" và "dân chủ" ... - Trung Quốc, Triều Tiên sẽ ... cấm internet?! (4/2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.