Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Thủy điện xả lũ dồn dập, Quảng Nam, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế lại ngập nặng

Thủy điện xả lũ dồn dập, Quảng Nam, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế lại ngập nặng

bauxitevnThu 8:44 AM


clip_image002
Người dân dùng thuyền đi lại sau khi tuyến ĐT609 (Quảng Nam) bị lũ chia cắt ẢNH: MẠNH CƯỜNG 
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua, nhiều thủy điện ở thượng nguồn lại đồng loạt xả lũ khiến nhiều khu vực ở Quảng Nam và Lâm Đồng ngập nặng và thiệt hại nghiêm trọng.
Quảng Nam: Vùng hạ du lại ngập nặng nhiều nơi
Theo ghi nhận của Thanh Niên, đến đầu giờ chiều nay (14.12), nhiều khu vực ở các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Điện Bàn… mực nước ở các sông đang lên rất nhanh, nhiều nơi bị nước lũ ngập gây chia cắt cục bộ. 
Tại các xã Đại An, Đại Cường, Đại Lãnh… (H. Đại Lộc), nhiều khu vực bị ngập sâu gần 1 mét. Tại làng rau Bàu Tròn (thuộc xã Đại An), nhiều diện tích rau màu bị ngập trong nước lũ. Một số tuyến đường thuộc các thôn Phước Yên, Bầu Tròn bị ngập sâu từ 0,5-1 mét. 
Tại xã Đại Cường nhiều tuyến đường bị ngập sâu, nhiều khu vực bị chia cắt, người dân phải dùng ghe thuyền để di chuyển. Tuyến đường ĐT609 nối xã Đại Hưng và Đại Lãnh, đoạn qua cầu Ba Khe 3 bị ngập hơn 1 m. Nhiều ô tô, xe tải khi đi qua khu vực này bị chết máy, giao thông bị tê liệt.
clip_image004
Tuyến ĐT 609 bị chia cắt, người dân dùng thuyền vận chuyển xe máy. ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ông Trần Quốc Đạt, Chủ tịch UBND xã Đại Cường, cho biết khoảng 7 giờ hôm nay (14.12), nước lũ đã dâng nhanh gây ngập cục bộ nhiều nơi. “Sau trận lũ cách đây 10 ngày, bây giờ nhiều diện tích hoa màu bà con vừa mới xuống giống đã bị ngập trở lại”, ông Đạt nói. 
Một số hình ảnh ngập lụt nghiêm trọng tại Quảng Nam:
clip_image006
Ngập nặng ở xã Đại Cường (Đại Lộc). ẢNH: MẠNH CƯỜNG
clip_image008
Người dân mở lối cầu đang thi công để qua lại. Ảnh: MẠNH CƯỜNG
clip_image010
Vùng B Đại Lộc, người dân dùng thuyền đi lại. ẢNH: MẠNH CƯỜNG
clip_image012
Tranh thủ thu hoạch rau "chạy lũ". ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Lâm Đồng: Người dân trở tay không kịp
Do mưa lớn kéo dài nhiều ngày nên đập chứa nước Kala (xã Bảo Thuận, H. Di Linh, Lâm Đồng) phải xả lũ khiến nhiều nhà cửa, cà phê, hoa màu của người dân các xã Bảo Thuận, Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh… ngập sâu trong nước, gây thiệt hại nghiêm trọng.
clip_image014
Nhiều nhà cửa, cây trồng của người dân bị nước nhấn chìm. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Thông tin ban đầu, khoảng 22 giờ 30 ngày 13.12, hàng chục hộ dân quanh đập chứa nước Kala khốn đốn và trở tay không kịp khi nước ào về nhấn nhiều nhà cửa, cây trồng. Đặc biệt, nhiều lượng lớn cà phê đang được người dân phơi trên đường, trong sân bị nước cuốn trôi gây thiệt hại nghiêm trọng. 
Ghi nhận của PV Thanh Niên, 2 địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc đập Kala xã nước là xã Bảo Thuận và Gung Ré. Tại các địa phương này, ngoài nhiều nhà cửa, cây trồng (chủ yếu là cà phê) bị nước nhấn chìm thì nhiều bạt cà phê của người dân chưa kịp thu dọn đã bị nước cuốn sạch.
clip_image016
Nhiều nhà cửa, cây trồng của người dân bị nước nhấn chìm. ẢNH: TRÙNG DƯƠNG
Trao với chúng tôi, ông Trần Đức Công, Phó Chủ tịch UBND H. Di Linh, cho biết: “Tuy chưa thể thống kê, nhưng số lượng người dân có cà phê đang phơi bị nước cuốn trôi là rất lớn. Hiện, huyện đã thành lập đoàn kiểm tra đi thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ cho các hộ dân. Còn về việc đập chứa nước Kala xả lũ đúng hay sai, có thông báo cho người dân hay không UBND huyện đang xác minh vụ việc”. 
Thừa Thiên  - Huế: Một người dân tử vong vì lũ cuốn
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT - TKCN ngày 14.12, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục hứng đợt mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa phổ biến từ 170 - 389 mm, từ 11 đến 15 giờ ngày 14.12; dự báo mưa lớn còn diễn ra trong những ngày tới.
clip_image018
Nước tràn qua Đập Đá chiều 14.2. ẢNH: ĐÌNH TOÀN
Lượng mưa lớn kèm theo việc thủy điện xả lũ khiến nước sông lên nhanh. Đến cuối chiều 14.12, nước trên sông Hương lẫn sông Bồ đã xấp xỉ báo động 3. 
Mưa lũ đã khiến một người dân ở tỉnh này thiệt mạng. Đó là ông Phạm Minh Trí, 40 tuổi, ở xã Hồng Tiến, TX. Hương Trà. Thông tin ban đầu được biết, trong khi đi chăn bò qua Khe Thái (thuộc thôn 3, Hồng Tiến) thì ông Trí bị lũ cuốn. 
Từ chiều 14.12 tuyến tỉnh lộ 19 đoạn qua Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ (H. Quảng Điền) đã bị lũ chia cắt khiến nhiều người không thể đến trung tâm huyện Quảng Điền, tuyến đường Bao Vinh về thị trấn Sịa cũng bị nước lũ chia cắt; hàng trăm hecta rau màu ở vựa rau lớn của tỉnh ở xã Quảng Thành (H. Quảng Điền) bị ngập…
clip_image020
Phố cổ Bao Vinh ngập lũ, cắt đứt tuyến đường về trung tâm H.Quảng Điền. ẢNH: ĐÌNH TOÀN
Tại TP.Huế, đến chiều tối 14.12 nước đã tràn từ sông An Cựu lên hai đường Phan Đình Phùng và Phan Chu Trinh; hàng chục tuyến đường trong thành phố bị ngập cục bộ. Các trường học đã cho học sinh nghỉ học từ giữa giờ chiều 14.12.
clip_image022
Nước lũ tràn lên đường Huỳnh Thúc Kháng, TP.Huế. ẢNH: ĐÌNH TOÀN
M.C. – T.D. – Đ.T. 
****** 
Thủy điện đồng loạt xả lũ, nhiều tỉnh bị nhấn chìm
Nhóm phóng viên
Mưa nhiều ngày cùng với việc các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ khiến nhiều các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chìm trong nước, người dân gồng mình chống lũ.
clip_image024
Đối mặt với ba trận lũ liên tiếp từ tháng 11 tới nay, những người dân sống trong vùng trũng ở Bình Định vẫn chưa hết sợ hãi. Ngày 14/12, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới kèm mưa kéo dài và xả lũ của các hồ thủy điện, khiến nước từ thượng nguồn đổ về tiếp tục gây ngập. 
Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho hay, mưa lũ đã gây ngập TP Quy Nhơn, thị xã An Nhơn và một số xã ở huyện An Lão. Tại huyện Tuy Phước có 425 ngôi nhà bị nhấn chìm, hơn 1.400 hecta lúa và 86 hecta hoa màu hư hại. Để tránh gây thiệt hại về người như các đợt lũ trước, ở những tuyến đường ngập nước, địa phương đặt biển cảnh báo nguy hiểm. 
clip_image026
Nhà dân bị nhấn chìm, một số công trình thủy lợi hư hỏng; giao thông bị chia cắt, người dân phải tăng bo xe tải mới qua được các khu vực ngập nước. Ngành giáo dục huyện buộc cho hơn 24.000 học sinh các cấp nghỉ học. 
Lãnh đạo UBND Bình Định cho hay, trưa 14/12 mức nước ở Sông Kôn, An Lão, Lại Giang và Sông Hà Thanh đã giảm so với hôm trước, ở mức báo động 1; hồ Định Bình đo được lúc 11h với lưu lượng 410 m3/giây, qua tràn 350mmột giây. "Các hồ chủ động xả lũ để điều tiết nước về hạ lưu buộc phải có lực lượng chuyên trách túc trực, đảm bảo an toàn cho khu vực này", lãnh đạo tỉnh nói. 
clip_image028
Ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới kết hợp mưa kéo dài cùng với xả lũ đã làm nơi ở TP Tuy Hòa, Phú Yên ngập sâu. Quanh các khu vực ven sông, chính quyền vẫn cắt cử lực lượng túc và thường xuyên theo dõi để hỗ trợ người dân di tản tài sản. 
Đàn bò khi qua sông Ba lúc lũ dâng cao được lực lượng cứu hộ dùng xe cẩu đưa lên bờ an toàn. 
clip_image030
Tranh thủ lúc trời tạnh mưa, người dân gia cố nhà cửa bị hư hỏng. "Lũ cùng với lốc xoáy trưa 13/12 đã làm nhà tôi bị tốc mái, hư hỏng tài sản bên trong. May mắn, mọi người đều an toàn", nông dân ở huyện Tuy An cho hay. 
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Phú Yên thống kê, tính đến chiều 14/12, toàn tỉnh có 17 xã, thị trấn ngập. Lũ đã khiến 6 người bị thương; ba ngôi nhà sập hoàn toàn và hơn 20 căn khác bị tốc mái, hư hỏng. Hàng loạt công trình thủy lợi hư hại, bờ kè sạt lở và giao thông nhiều nơi bị cô lập.  
clip_image032
Hôm 13/12, nước lũ bất ngờ tràn vào trường mần non ở huyện Tuy An, khiến 4 cô giáo cùng 20 cháu bị kẹt, nhiều giờ sau mới được đưa ra khỏi nơi nguy hiểm. 
Theo lãnh đạo UBND Phú Yên, trong 12 giờ tới nếu mưa lớn, các hồ thủy điện tiếp tục xả lũ. Theo dự kiến, thủy điện Sông Hinh xả lũ với lưu lượng 1000m3/s; thủy điện sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng 5.500 m3/s... 
clip_image034
Để ứng phó với lũ, Bộ chỉ huy quân sự, Công an Phú Yên huy động 200 cán bộ chiến sĩ cùng nhiều phương tiện hỗ trợ di tản người dân đến nơi cao ráo. 
clip_image036
Ở Khánh Hòa lũ cuồn cuộn đổ về làm nhiều tuyến đường trường học, bệnh viện cùng nhà dân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa) ngập sâu, hư hỏng. Đường dẫn nước qua cầu Xóm Bống để cung cấp nguồn nước sạch cho phía Bắc thành phố bất ngờ bị gãy. Sự cố đã khiến hơn 20.000 hộ dân bị ảnh hưởng, thiếu nước sử dụng. 
Theo thống kê, lũ khiến một người chết, hơn 1.400 hecta bị tàn phá, 11 ngôi nhà đổ sập. Ngoài ra, hàng chục tấn đá từ núi bất ngờ rơi xuống, đè lên 4 ngồi nhà và nhà kho Công ty Điện lực Khánh Hòa. 
clip_image038
Bà Nguyễn Thị Ánh nhặt nhạnh những gì còn sót lại sau lũ. Người phụ nữ 53 tuổi cho hay, nước lũ làm vỡ bờ kênh khiến hàng tấn đá đâm xuyên ngôi nhà, nhiều đồ đạc, tài sản hư hại. Ba người trong gia đình bị lũ cuốn trôi, song được cứu kịp. "Gia đình bao năm mới cất được nhà, giờ mưa lũ cuốn trôi, phá hoại khiến chúng tôi không biết sống sao", bà trăn trở. 
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các đơn vị liên quan thường xuyên kiểm tra 20 hồ nước trên địa bàn và phải điều tiết việc xả lũ. Khi thủy triều xuống hoặc ban ngày thì xả lũ với lưu lượng lớn, song ban đêm cần hạn chế và phải thông báo trước người dân. 
clip_image039
Mưa lớn kéo dài khiến đập chứa nước Kala, huyện Di Linh, Lâm Đồng phải xả lũ đêm 13/12, gây ngập nhiều nhà cửa, cà phê, hoa màu của người dân các xã Bảo Thuận, Gung Ré, Đinh Trang Hòa, Hòa Ninh. Hàng chục hộ dân sống quanh đập chứa không kịp trở tay. Lượng lớn cà phê người dân phơi trên đường, trong sân bị nước cuốn trôi, nhiều nhất ở xã Bảo Thuận và Gung Ré. 
Ông Trần Đức Công - Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho hay, địa phương đã giúp dân di dời tài sản ra khỏi điểm ngập. "Tuy chưa thống kê nhưng số lượng cà phê đang phơi của người bị nước cuốn trôi là rất lớn", Phó chủ tịch huyện nói và khẳng định đang xác minh quy trình xả lũ của thủy điện. 
Nhiều nhà máy điện ở Quảng Nam như Đắk Mi, A Vương, Sông Tranh 2... cũng xả lũ, khiến một số địa phương trên toàn tỉnh bị ngập, có nơi gần một mét.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.