Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Đầu tư Trung Hoa khiến Anh thận trọng về Biển Đông

Đầu tư Trung Hoa khiến Anh thận trọng về Biển Đông

bauxitevnSun 8:17 AM


(China investments make UK think twice about South China Sea)
Emanuel Scimia
Asia Times – 13 tháng 12 năm 2016 
Bình Yên Đông lược dịch 
Hai hàng không mẫu hạm mới của Anh có lẽ sẽ không tham gia các cuộc hành quân “tự do hàng hải” trong vùng biển đang tranh chấp.
Mặc dù Đại sứ Anh ở Hoa Kỳ Kim Darroch nói gì tại một diễn đàn gần đây của Heritage Foundation, Anh hiện không có kế hoạch gởi 2 hàng không mẫu hạm hạng Nữ hoàng Elizabeth mà họ đang đóng đến Biển Đông vào năm 2020. 
Darroch nói với tổ chức quân sư bảo thủ (The conservative think tank) đặt trụ sở ở Washington hôm 1 tháng 12 rằng máy bay chiến đấu Anh sẽ bay qua Biển Đông và nước ông sẽ gởi các hàng không mẫu hạm mới đến đó sau khi gia nhập hạm đội vào năm 2020.
Tuy nhiên, khi được Asia Times yêu cầu làm rõ lời tuyên bố của ông đại sứ, phát ngôn viên Tòa Đại sứ Anh nói rằng “Anh không chỉ huy các cuộc hành quân Tự do Hàng hải, mặc dù sẽ tiếp tục hành xử quyền đi qua không và hải phận quốc tế được công nhận khi cần thiết.” Phát ngôn viên trích dẫn một thí dụ gần đây khi “máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh đã bay qua Biển Đông Trung Hoa (East China Sea) trong không phận quốc tế được công nhận để đến Nhật Bản và trở về hồi mùa thu nầy.” 
Trung Hoa tự nhận nhiều vùng bao la của Biển Đông là của mình; Những yêu sách lãnh thổ của Trung Hoa không được một số quốc gia tiếp giáp công nhận và phần lớn bị tòa trọng tài quốc tế bác bỏ vào tháng 7 – một phán quyết mà chánh phủ Trung Hoa luôn luôn bác bỏ. Bắc Kinh cũng xung đột với Nhật Bản về chủ quyền của Quần đảo Senkaku/Diaoyu ở Biển Đông Trung Hoa. 
Lời lẽ của Tòa Đại sứ Anh về hàng hải qua “không và hải phận được quốc tế công nhận,” thay vì tham gia các cuộc hành quân “tự do hàng hải” trong tương lai, sau rốt xác nhận đường lối hiện nay của London đối với sự tranh chấp hàng hải xuyên qua Vùng Thái Bình Dương. 
Trong thực chất, Anh sẽ không đi từ lập trường đúng đắn về tự do hàng hải và bay ngang Biển Đông, đến một sự hiện diện quân sự dễ thấy và ít chọn lọc trong cái hải phận bao la đó. 
Có một sự khác biệt đáng kể giữa việc thúc đẩy nguyên tắc là những tranh luận lãnh thổ ở Tây Thái Bình Dương phải được dàn xếp một cách hòa bình theo luật quốc tế - cho thấy rằng không và hải lộ trong vùng phải được mở rộng - và việc triển khai các hàng không mẫu hạm thế hệ mới trong vùng biển tranh chấp. 
Chánh sách thứ nhất quả thật “có thể sử dụng” bởi London một cách tương đối, vì nó không bị Trung Hoa tố cáo mạnh mẽ, trong khi chánh sách thứ hai có thể không tránh làm Bắc Kinh khó chịu. 
Các hàng không mẫu hạm hạng Nữ hoàng Alizabeth là những chiến hạm lớn nhất chưa từng có của Hải quân Hoàng gia Anh. Với phi đội máy bay chiến đấu đa năng F-35B Lightning II, nó sẽ cho Anh một khả năng tấn công về hàng không mẫu hạm đứng thứ nhì sau Hoa Kỳ vào năm 2020. Việc đồn trú của chúng ở Biển Đông có thể không có đủ tầm quan trọng đối với việc quân bình lực lượng trong vùng. 
Tuy nhiên, viễn cảnh London không tham gia với Mỹ và Nhật Bản trong tự do hàng hải và bay ngang Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông sẽ xoa dịu Trung Hoa. 
Phản ứng được mong đợi
Trước đây, phản ứng được mong đợi từ Bắc Kinh đối với lời tuyên bố của Darroch nằm trong bài bình luận của Tân Hoa Xã, nhấn mạnh rằng đó không phải là quyền lợi của London để can thiệp vào Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông, vì nó sẽ gây nguy hiểm cho quan hệ kinh tế đầy hứa hẹn với Bắc Kinh. 
Đây là một cảnh báo sớm cho lãnh đạo Anh, đang đối phó với những khủng hoảng của Brexit, việc rút khỏi Liên hiệp Âu Châu, và với việc truy lùng một vai trò quốc tế mới. Điệp khúc chánh sách ngoại giao ở London hiện nay là “Nước Anh Toàn cầu (Global Britain)”, có mục đích thúc đẩy việc vươn ra và giao thiệp, không chỉ trong phạm vi thương mại và kinh tế. 
Một trong những trụ cột của việc tái định vị địa chính trị nầy là những sáng kiến của Anh đối với Trung Hoa, được gán cho cái tên là “thời đại hoàng kim” mới trong mối bang giao giữa hai nước. Nó xoay quanh việc đổ đầu tư khổng lồ của Trung Hoa vào Đảo Anh, như việc tham gia của công ty quốc doanh General Nuclear Power Company của Trung Hoa trong việc phát triển trạm điện nguyên tử Hinkley Point C. 
Từ 2005 đến 2015, đầu tư ngoại quốc trực tiếp của Trung Hoa ở Anh có trị giá US$34,4 tỉ, biến Liên hiệp Anh thành nước nhận đầu tư nhiều nhất Âu Châu. Tuy nhiên, theo China Global Investment Tracker, trong năm 2016, Anh tụt xuống hạng thứ tư ở mức US$3,8 tỉ, đứng sau Phần Lan, Đức và Pháp. 
Trong khung cảnh của Brexit, Anh hăm hở để rút nhiều vốn tư bản từ Trung Hoa hơn, đặc biệt để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng trong vùng phía bắc. Nhưng, với việc miễn cưỡng rõ rệt của Trung Hoa để thỏa hiệp khi các quyền lợi quốc gia cốt lõi gặp nguy hiểm và thái độ chửi mắng bất cứ ai vượt qua ranh giới đỏ về chủ quyển lãnh thổ, Anh sẽ có lẽ phải kềm chế việc chuyển vị cái kích thước quân sự của mối quan hệ đặc biệt với Washington tới Biển Đông và Biển Đông Trung Hoa, nếu Anh muốn tiền Trung Hoa tiếp tục chảy ngang Biển Manche. 
E.S.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.