Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Sổ sách tài chánh của Tàu Cộng "hết sức đáng ngờ!”

Sổ sách tài chánh của Tàu Cộng "hết sức đáng ngờ!”

noreply@blogger.com (danlambao)Sat 8:38 AM


Kalyeena Makortof - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Báo cáo tài chánh của Tàu Cộng một lần nữa bị đem ra mổ xẻ (trên truyền thông) vào ngày hôm nay, thứ Sáu, khi một phân tích gia khẳng định các doanh nghiệp quốc doanh của Tàu Cộng "gian dối" để che đậy sự đổ vỡ về tín dụng.

Tàu Cộng dường như đang lao vào đổ bể tín dung trầm trọng, Chris Watling, Chủ Tịch Điều Hành và là trưởng kinh tế gia cho hãng Longview Economics, thừa nhận như thế khi nói chuyện với hãng thông tẩn CNBC ngày hôm nay, và ông cho rằng các công ty quốc doanh của Tàu cộng mượn nợ mới để lấp nợ cũ mà thôi.

Watling khẳng định như sau: "Chúng tôi điều nghiên rất nhiều các sổ sách báo cáo của Tàu Cộng thới gian gần đây và những báo cáo này rất khả nghi."

Các doanh nghiệp quốc doanh đang gia tăng mượn nợ chỉ để trả tiền lời của nợ cũ trong lúc cố tình lừa đảo tín dụng và trễ hạn trả nợ đang mỗi lúc mỗi gia tăng, ông Watling giải thích thêm khi loan báo cho giới truyền thông vào ngày hôm qua, thứ Năm.

Kinh tế gia Watling còn cho biết thêm có rất nhiều báo cáo đưa ra lợi nhuận thì cố cho cao trong khi thì sự luân chuyển tiền tệ đồng vốn vào ra thì lại bị âm nặng- một bằng chứng "rõ rệt" cho thấy các công ty đang lỗ nặng, Walting khẳng định.

Watling còn chỉ ra cách mà các ngân hàng thương mại quốc doanh của Tàu Cộng gian lận báo cáo như thế nào. 

"Trong một nền kinh tế mà tín dụng đang bùng nổ gia tăng, tất cả các khoảng vay mượn không nhất thiết phải nằm trên giấy tờ một cách minh bạch" - Walting nói. "Dấu nhẹm và gian dối lúc nào cũng có trong những bản báo cáo này!" - Ông còn cho biết thêm.

Các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Cộng vẫn cố chối bỏ mọi chỉ trích như thế nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà các báo cáo kinh doanh của Tàu Cộng bị nghi ngờ là gian dối.

Vào tháng Chín năm ngoái, cục Thống Kê Quốc Gia của Trung Cộng đã phải tuyên bố sẽ thay đổi cách tính toán sổ sách báo cáo tổng sản lượng quốc dân và đồng thời thừa nhận những con số chính phủ đưa ra trước đây không chính xác mà chỉ để che đậy sự thật là nền kinh tế đang chậm lại.

Watling cho rằng các đại công ty quốc doanh đã cố biến các khoản tiền vốn vay mượn thành như là lợi nhuận của tập đoàn trong báo cáo thu chi của mình, mà nhẽ ra, khoản tiền này phải được nằm vào mục nợ nần của công ty trong báo cáo thu chi.

Gian lận kiểu này khiến lợi nhuận có vẻ tăng vọt trong mọi báo cáo, mà hậu quả là đã làm tổng sản phẩm quốc dân được báo cáo cao gấp ba lần so với thực tế trong mười năm qua.

Tuy nhiên, sự gian lận kiểu này có đi đến một cuộc khủng hoảng đổ bể tín dụng hay không vẫn còn đang là một dấu hỏi, Watling trình bày tiếp, ông cho rằng trong khi nguy cơ đổ bể tín dụng đang ngày một rõ, thì nền kinh tế Trung Cộng được điều hành theo cách chỉ huy định hướng nên không nhất thiết những quy luật kinh tế thị trường tự do được thể hiện rõ ràng.

Kinh tế Trung Cộng chậm lại hiện nay diễn ra cùng lúc giới lãnh đạo Trung Cộng đang siết chặt khâu quản lý, nỗ lực kiềm chế sự bùng nổ tín dụng quá mức và đang cố chuyển đổi Trung Quốc từ một nền kinh tế lấy xuất khẩu làm đầu tàu sang một nền kinh tế lấy tiêu thụ nội địa làm trọng tâm.

Sau khi đạt mức tăng trưởng trên mười phần trăm của thập niên trước, giới lãnh đạo Trung Cộng buộc phải chấp nhận mức tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua, dưới bảy phần trăm. 

(Ngầm ý của Kalyeena Makortof ở đoạn cuối muốn nhấn mạnh là do sự chấp nhận thực tế kinh tế sa sút từ giới lãnh đạo Tàu Cộng, thì sự báo cáo láo về chỉ số kinh tế từ nay về sau không còn cần thiết nữa!)

Kalyeena Makortof

Nguồn:


Bản tiếng Việt:


____________________________________

Chú thích:

Hãng Longview Economics được giới chuyên môn cho là đã đưa ra nhiều phân tích kinh tế vô cùng quan trọng cho chính phủ Hoa Kỳ. Riêng Chris Watling là một kinh tế gia lừng danh; ông thuờng xuyên đưa ra nhiểu cảnh báo chính xác về kinh tế chẵng hạn như tiên đoán của ông về khủng hoảng kinh tế vào năm 2009, trong đó nhấn mạnh đến khủng hoảng thị trường tài chánh và địa ốc.

Kalyeena Makortof là một cây bút của CNBC. Bà tốt nghiệp cử nhân Chính trị học tại đại học lừng danh British Columbia (Canada) được thành lập từ năm 1908. Bà có lối viết nhẹ nhàng dễ hiểu nhưng lại ẩn ý rất sâu xa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.