Báo cáo nghiên cứu tác động của việc phát triển thuỷ điện đến kinh tế, môi trường và xã hội ở hạ lưu sông Mê Kông
bauxitevn7:42 AM
Apisom Intralawan, David Wood and Richard Frankel
Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo quản lý Môi trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên,
Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan
Tháng 11, 2015
Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan
Tháng 11, 2015
Lời giới thiệu của Viet Ecology Foundation:
VEF đã nhận báo cáo này từ OXFAM và được phép giới thiệu trên trang mạng của VEF.
Theo báo cáo này, gía trị hiện tại thuần (NPV) là của những đập Lower Mekong là số âm (không nên tiến hành) không phải là số dương như kết luận trong báo cáo BDP2 của Mekong River Commission.
Báo cáo này chương trình Lào và Thái và sẽ được hưởng hầu hết lợi nhuận trong khi dân cư Cam Bốt và Việt Nam sẽ phải hứng chịu hầu hết thiệt hại.
Báo cáo này là tiếng chuông báo động, những dự án thủy điện của Lào ở Lower Mekong sẽ gây ra thiệt hại nặng xuống các nước láng giềng hạ nguồn.
Báo cáo này là chứng cứ khoa học những dự án này vi phạm các hiệp ước sông ngòi quốc tế. Báo cáo này là tiếng chuông đánh thức chính phủ Cam Bốt và Việt Nam hành động ngăn cản chính phủ Lào xúc tiến các dự án thủy điện ấy. Dân cư Cam Bốt và Việt Nam phải làm áp lực với chính phủ của họ để cứu lấy sông Mekong và bảo vệ sinh kế của mình trước mối đe dọa ấy.
Các nhóm tiêu thụ, quỹ đầu tư thủy điện, cố vấn kỹ thuật, nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị nên rút lui ra khỏi những dự án sai trái và gầy tranh chấp mâu thuẫn quốc tế này.
Theo báo cáo này, gía trị hiện tại thuần (NPV) là của những đập Lower Mekong là số âm (không nên tiến hành) không phải là số dương như kết luận trong báo cáo BDP2 của Mekong River Commission.
Báo cáo này chương trình Lào và Thái và sẽ được hưởng hầu hết lợi nhuận trong khi dân cư Cam Bốt và Việt Nam sẽ phải hứng chịu hầu hết thiệt hại.
Báo cáo này là tiếng chuông báo động, những dự án thủy điện của Lào ở Lower Mekong sẽ gây ra thiệt hại nặng xuống các nước láng giềng hạ nguồn.
Báo cáo này là chứng cứ khoa học những dự án này vi phạm các hiệp ước sông ngòi quốc tế. Báo cáo này là tiếng chuông đánh thức chính phủ Cam Bốt và Việt Nam hành động ngăn cản chính phủ Lào xúc tiến các dự án thủy điện ấy. Dân cư Cam Bốt và Việt Nam phải làm áp lực với chính phủ của họ để cứu lấy sông Mekong và bảo vệ sinh kế của mình trước mối đe dọa ấy.
Các nhóm tiêu thụ, quỹ đầu tư thủy điện, cố vấn kỹ thuật, nhà thầu xây dựng và cung cấp thiết bị nên rút lui ra khỏi những dự án sai trái và gầy tranh chấp mâu thuẫn quốc tế này.
Nội dung
1. Tóm tắt
2. Cơ sở của vấn đề
3. Mô hình kinh tế và tỉ lệ chiết khấu
4. Những giả thiết chính
5. Tính toán kinh kế
6. Những tác động đến môi trường và kinh tế
7. Đánh giá rủi ro
8. Kết luận và kiến nghị
9. Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Danh mục các dự án thủy điện hiện hữu và dự kiến
Phụ lục 2. Số liệu sản lượng thủy sản sông Mekong
Phụ lục 3. Tính toán kinh tế
2. Cơ sở của vấn đề
3. Mô hình kinh tế và tỉ lệ chiết khấu
4. Những giả thiết chính
5. Tính toán kinh kế
6. Những tác động đến môi trường và kinh tế
7. Đánh giá rủi ro
8. Kết luận và kiến nghị
9. Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1. Danh mục các dự án thủy điện hiện hữu và dự kiến
Phụ lục 2. Số liệu sản lượng thủy sản sông Mekong
Phụ lục 3. Tính toán kinh tế
Lời cảm ơn
Báo cáo này là bản được hiệu chỉnh và chắt lọc lại từ báo cáo "Phương hướng hoạch định việc phát triển nguồn tài nguyên nước nước ở hạ lưu sông Mekong" do Đại học bang Portland và Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai (Robert Costanza, 2011) – sau đây sẽ gọi là “Báo cáo Costanza”. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới tác giả đã đồng ý cho việc sử dụng báo cáo này.
Chúng tôi cũng cám ơn Oxfam đã tài trợ cho bản báo cáo này.
Chúng tôi cũng cám ơn Oxfam đã tài trợ cho bản báo cáo này.
Tác giả không chịu trách nhiệm
Bài báo này dựa trên dữ liệu từ “Báo cáo Costanza” – Đánh giá môi trường chiến lược về thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong (SEA), do Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường, Úc (ICEM) soạn thảo và được công bố vào tháng 10 năm 2010, và Ủy ban sông Mekong (MRC). Đánh giá các kịch bản phát triển khu vực lưu vực sông Mekong – Chương trình Kế hoạch Phát triển lưu vực giai đoạn 2 (BDP2) công bố vào tháng 10 năm 2011. Bất kỳ quan điểm nào thể hiện trong báo cáo này đều của các tác giả trên. Vì thế, các quan điểm này không nhất thiết đại diện cho các nhà nghiên cứu Robert Costanza, Đại học Mae Fah Luang, ICEM, MRC hoặc Oxfam.
1. TÓM TẮT
Các dự án thuỷ điện được đề xuất xây dựng trên sông Mekong và sông nhánh sẽ ngăn chặn lộ trình di cư của cá, thay đổi khu vực ngập lụt, thay đổi các dòng chảy mang phù sa/dinh dưỡng và giảm sản lượng đánh bắt thuỷ sản từ ngư trường lớn nhất thế giới. Báo cáo Costanza cho thấy rằng bằng việc thay đổi một số giả định chính trong Kế hoạch Phát triển Lưu vực sông Mekong BDP2 (tỉ lệ giảm giá đối với nguồn lợi tự nhiên, giá cá) thì tính khả thi về mặt kinh tế của các dự án thuỷ điện được đề xuất thay đổi từ dương (BDP2) sang âm dựa theo giá trị hiện tại thuần (NPV). Bản báo cáo này được hiệu chỉnh và là phiên bản cô đọng của báo cáo Costanza. Bản báo cáo này tập trung vào Trường hợp chỉnh sửa (bộ giả định chính thức) và việc tính toán NPV được tóm tắt dưới đây.
Kịch bản BDP2
6 Đập |
Kịch bản BDP2
11 Đập | ||
NPV (triệu đô la)
|
NPV (triệu đô la)
| ||
BDP2
|
Thủy điện
|
25,000
|
32,800
|
Tỷ lệ chiết khấu10%
|
Đánh bắt thuỷ sản
|
-1,000
|
-1,900
|
Khác (chi tiết bên dưới)
|
2,700
|
2,500
| |
Tổng tác động về kinh tế
|
26,700
|
33,400
| |
Trường hợp chỉnh
sửa |
Thuỷ điện
|
25,000
|
32,800
|
Tỷ lệ chiết khấu 3%
|
Đánh bắt thuỷ sản
|
-27,000
|
-54,900
|
Đói với tài nguyên thiên
nhiên |
Khác (chi tiết bên dưới)
|
-400
|
300
|
Tổng tác động về kinh tế
|
-2,400
|
-21,800
|
Tử bảng bên trên cho thấy chi phí NPV âm đối với lượng thuỷ sản đánh bắt mất đi (sử dụng tỉ lệ chiết khấu 3% cho tài nguyên thiên nhiên) lớn hơn nhiều so với giá trị NPV dương do thuỷ điện tạo ra. Phân tích độ nhạy (lượng thủy sản mất đi, giá trị và tỉ lệ chiết khấu) cũng được thực hiện. Có thể kết luận rằng các dự án thuỷ điện đề xuất xây dựng trên dòng sông chính sẽ không mang lại lợi ích kinh tế từ cả 2 kịch bản 6 đập và 11 đập. Hơn nữa, chúng tôi cũng đặt vấn đề về một số điểm không nhất quán của kịch bản BDP2 (NPV thủy điện) và phản bác một giả định quan trọng của BDP2 cho rằng lợi nhuận từ thuỷ điện có thể tích luỹ cho quốc gia nơi nó được hình thành – điều này dẫn đến Lào là quốc gia hưởng lợi chính. Chúng tôi giả định rằng lợi nhuận được chia 30% cho nước chủ nhà và 70% cho nước đầu tư dự án và nhập khẩu điện trong suốt khoảng thời gian tô giới (thường là 25 năm). Điều này dẫn đến Thái Lan và Lào trờ thành nước hưởng lợi trong khi Việt Nam và Campuchia phải trả giá cho việc phát triển thuỷ điện. Như vậy rõ ràng là các nhà phát triển dự án và nhập khẩu điện được hưởng lợi nhưng cộng động ngư dân, nông dân, nông thôn nghèo sẽ phải hứng chịu hậu quả.
Cũng nhận thấy rằng có những điểm thiếu chắc chắn về các chi phí tác động và một số yếu tố (chi phí văn hóa/xã hội, lượng thuỷ sản đánh bắt mất đi, dòng chảy mang dinh dưỡng và phù sa giảm…) có thể được tính quá thấp và lợi ích từ thuỷ điện lại được tính quá cao so với thực tế. Những nghiên cứu tiếp theo để đảm bảo tính xác thực của các giá trị NPV được đề xuất và hy vọng tác động tiêu cực về kinh tế của các dự án thuỷ điện sẽ tăng.
Những kết luận trên hoàn toàn ủng hộ báo cáo Costanza và các khuyến nghị từ báo cáo SEA về việc hoãn các dự án đập thủy điện trên dòng chính để tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chi tiết về tác động xã hội và độ rủi ro của dự án.
2. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
2. CƠ SỞ CỦA VẤN ĐỀ
Sông Mekong là dòng sông có sản lượng thuỷ sản nước ngọt lớn thất thế giới (sản lượng thủy sản đánh bắt từ 2,1 tới 2,5 triệu tấn/năm) và đứng thứ 3 thế giới về đa dạng sinh học (hơn 800 loài cá) sau sông Amazon và Congo. Sản lượng cá đánh bắt ước tính không bao gồm 0,5 – 0,7 triệu tấn/năm sản lượng cá vùng duyên hải (như báo cáo của SEA) được cho là phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng, phù sa của sông Mekong; 0.5 triệu tấn/năm của các loài thuỷ sản khác như tôm, cua, nhuyễn thể, ếch… Biến động hàng năm (mực nước và dòng chảy) chính là yếu tố chính quyết định sản lượng thuỷ sản cao từ sông và các vùng ngập nước gần đó. Tuy nhiên, nó có thể bị thay đổi đáng kể, nếu tất cả dự án thủy điện được tiến hành dẫn đến dòng di cư của cá bị ngăn chặn. Việc thiết kế thang leo phù hợp cho cá để đảm bào sự đa dạng và quy mô đánh bắt vẫn còn ít được biết đến (Dugan et. Al. 2010). Các dự án thủy điện dự kiến đã được mô tả trong BDP2 và SEA. Nhiều nghiên cứu về các tác động tiềm ẩn đến xã hội và môi trường từ các dự án đập thủy điện đã được tiến hành. Bài báo này tập trung về hậu quả kinh tế tiềm ẩn dựa trên báo cáo Costanza mà được sử dụng các số liệu, giả định và dự báo được báo cáo từ BDP2 và SEA. Sự khác biệt chính giữa báo cáo Constanza và BDP2 là giá cá ước tính, giá trị các dịch vụ hệ sinh thái và tỉ lệ giảm giá đối với nguồn vốn tự nhiên như thuỷ sản đánh bắt và vùng đất ngập nước.
Ngoài báo cáo BDP2, MRC cũng đã phát hành các báo cáo mở rộng về nhiều lĩnh vực liên quan đến phát triển nguồn nước ở hạ lưu sông Mekong và họ cũng xây dựng và đánh giá kịch bản phát triển lưu vực sông trong phạm vi toàn lưu vực. Báo cáo Costanza cũng là một bài báo cáo toàn diện (83 trang với 3 trang tóm lược), tập trung vào Tương lai xác định, các kịch bản 6 đập trên dòng chính và 11 đập trên dòng chính. Báo cáo Costanza làm nổi bật các rủi ro về môi trường/xã hội và tính không chắc chắn về kinh tế của các đập trên dòng chính (đồng thời đề xuất các nghiên cứu tiếp theo để lượng hóa các tác động ngược) nhưng lại không nhấn mạnh những tốn thất tiềm tàng về kinh tế cực lớn nếu tất cả dự án đập thuỷ điện trên dòng chính được xây dựng. Báo cáo Costanza củng cố thêm tầm quan trọng của chính phủ các nước hạ lưu sông Mekong trong việc cân bằng giữa phát triển thuỷ điện với sinh kế nông thôn bền vững.
Kể từ khi báo cáo Constanza được công bố, đã có nhiều tiến triển (về việc hoạch định các dự án thủy điện trên sông Mekong) được thảo luận tại hội thảo Stimson MFU tổ chức ở Đại học Mae Fah Luang, Chiang Rai, Thái Lan năm 2014:
- Tác động xấu đến thuỷ sản đánh bắt được dự đoán ở Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam – nơi hơn 30 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này không thống nhất với báo cáo Contanza dự báo mất mát lớn nhất về sản lượng thuỷ sản đánh bắt
trong trường hợp 11 đập ở Thái Lan.
- Ước tính hiện tại của thuỷ sản đánh bắt ở Lưu vực sông Mekong là 2,1-2,5 triệu tấn/năm và được dư báo giảm nếu tất cả các đập được xây, cao hơn những ước tính trước đó.
- Quyết định của Lào tiếp tục dự án đập Xayaburi mặc dù dự án đánh giá tác động môi trường giữa các quốc gia chưa được thực hiện. Điều này tạo nên tiền đề cho các dự án thuỷ điện khác trên dòng chính sông Mekong.
- Các tác động đến văn hóa/xã hội của các dự án thủy điện hiện hữu chưa được đánh giá đúng mức và chi phí giảm thiểu để bù lại tác động chưa được kể đến trong các chi phí phát triển.
trong trường hợp 11 đập ở Thái Lan.
- Ước tính hiện tại của thuỷ sản đánh bắt ở Lưu vực sông Mekong là 2,1-2,5 triệu tấn/năm và được dư báo giảm nếu tất cả các đập được xây, cao hơn những ước tính trước đó.
- Quyết định của Lào tiếp tục dự án đập Xayaburi mặc dù dự án đánh giá tác động môi trường giữa các quốc gia chưa được thực hiện. Điều này tạo nên tiền đề cho các dự án thuỷ điện khác trên dòng chính sông Mekong.
- Các tác động đến văn hóa/xã hội của các dự án thủy điện hiện hữu chưa được đánh giá đúng mức và chi phí giảm thiểu để bù lại tác động chưa được kể đến trong các chi phí phát triển.
3. MÔ HÌNH KINH TẾ VÀ TỈ LỆ CHIẾT KHẤU
Nghiên cứu này tập trung các dự án thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong và 2 trong số 3 kịch bản BDP2 được đánh giá trong báo cáo Costanza.
(i) Kịch bản Kế hoạch 20 năm của Hạ lưu sông Mekong với 6 đập trên dòng chính thuộc phía bắc Lào. Kịch bản này cũng bao gồm 30 đập dự kiến trên sông nhánh và được xếp vào nhóm 'Kịch bản 6 đập'.
(i) Kịch bản Kế hoạch 20 năm của Hạ lưu sông Mekong với 6 đập trên dòng chính thuộc phía bắc Lào. Kịch bản này cũng bao gồm 30 đập dự kiến trên sông nhánh và được xếp vào nhóm 'Kịch bản 6 đập'.
(ii) Kịch bản Kế hoạch 20 năm của Hạ lưu sông Mekong với Biến đổi khí hậu. Kịch bản này bao gồm 11 đập dự kiến trên dòng chính và 30 đập dự kiến trên sông nhánh và được xem là 'Kịch bản 11 đập'.
Chi phí và lợi nhuận của các dự án thủy điện dự kiến được đánh giá trong BDP2 về Giá trị hiện tại thuần (NPV) cho thời gian đánh giá trên 50 năm (xem Khung bên dưới). Việc tính toán NPV được tính dựa trên hiệu số giảm 10% mà thường được sử dụng để đánh giá các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Tuy nhiên, báo cáo Costanza đặt vấn đề rằng phương pháp tính toán NPV này không phù hợp để áp dụng đối với nguồn lợi tự nhiên (như sản lượng thuỷ sản đánh bắt, lượng thủy sản từ các hồ chứa và các vùng ngập nước) và áp dụng tỉ lệ chiết khấu thấp hơn (1% và 3%) và Khung Thời gian vô hạn đối với tài nguyên thiên nhiên. Đối với các mục khác trong đánh giá, báo cáo Costanza cũng sử dụng NPV (10) với thời kỳ đánh giá 50 năm.
Giá trị hiện tại thuần (NPV) của một dự án là tổng tất cả các dòng tiền mặt chiết khấu của dự án
trong tương lai (chi phí đầu tư, doanh thu, chi phí, khoản vay) trong suốt thời kỳ đánh giá dự án. Dòng tiền mặt tương lai được quy đổi theo thời điểm hiện tại (thường là hôm ngày) bằng các hiệu số chiết khấu liên quan đến đến tỉ lệ lãi suất. Tỉ lệ chiết khấu 10% thường được dùng cho việc đánh giá dự án. Nếu NPV(10) của dự án là dương, dự án được xem là khá thi; nếu NPV(10) của dự án là âm, dự án được xem là không khả thi. |
Bài báo cáo này dựa theo phương pháp nghiên cứu trong báo cáo Costanza tuy nhiên chỉ áp dụng hiệu số chiết khấu 3% dành cho nguồn lợi tự nhiên do hiệu số 1% giảm giá có thể không làm thay đổi bất kỳ kết luận nào nhưng chỉ có thể dẫn đến những tác động âm về kinh tế cao hơn nhiều đối với thiệt hại trong đánh bắt thuỷ sản. Tính toán độ nhạy được thực hiện đối với tỉ lệ chiết khấu 4% được xem như là giá trị cao nhât của tỉ lệ chiết khấu sử dụng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên (Stiglitz, 1994). Để tương thích với báo cáo BDP2 và Costanza, NPV được tính trong trường hợp không có lạm phát.
Bảng 1. Các phương pháp tính và tỷ lệ chiết khấu
Phương pháp tính
|
Tỉ lệ chiết khấu
| |
Thuỷ điện
|
NPV -Chu kì 50 năm
|
10%
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
NPV - Chu kì 50 năm
|
10%
|
Thủy sản hồ chứa
|
NPV - Khung thời gian vô hạn
|
3%
|
Thủy sản đánh bắt
|
NPV - Khung thời gian vô hạn
|
3%
|
Đất ngập nước
|
NPV - Khung thời gian vô hạn
|
3%
|
Đất ngập nước
|
NPV - Khung thời gian vô hạn
|
3%
|
Khác (xem ghi chú bên dưới)
|
NPV - Chu kì 50 năm
|
10%
|
Ghi chú: Giá trị NPV sử dụng trong báo cáo này dành cho Khác (Sản lượng nông nghiệp tưới tiêu, Sự giảm về đa dạng sinh học, Giảm diện tích rừng, Suy giảm lúa, Giảm thiểu tác động của lũ lụt, Giảm thiểu diện tích nhiễm mặn, Mất do xói lở bờ và Giao thông thủy) thì giống với các giá trị trong báo cáo Costanza và BDP2 dựa trên tỉ lệ giảm giá 10% và chu kì đánh giá 50 năm.
4. CÁC GIẢ ĐỊNH CHÍNH
4.1. Công suất điện từ đập thủy điện
Dựa theo BDP2 và SEA, công suất tạo ra từ các đập thủy điện dự kiến có thể là 25.000 MW đối với kịch bản 11 đập, và 18.000 MW từ kịch bản 6 đập. Số tiền đầu tư cần thiết cho kịch bản 11 đập là 52 tỉ đô la và tạo ra NPV khoảng 33 tỉ đô la. Chín đập trên dòng chính có thể được xây ở Lào và 2 ở Campuchia, nhưng 90% lượng điện có thể sẽ được mua bởi Thái Lan và Việt Nam. Công suất từ 11 đập thuỷ điện này có thể cung cấp 6-8% nhu cầu điện dự báo của khu vực hạ lưu sông Mekong cho năm 2025.
Dựa theo BDP2 và SEA, công suất tạo ra từ các đập thủy điện dự kiến có thể là 25.000 MW đối với kịch bản 11 đập, và 18.000 MW từ kịch bản 6 đập. Số tiền đầu tư cần thiết cho kịch bản 11 đập là 52 tỉ đô la và tạo ra NPV khoảng 33 tỉ đô la. Chín đập trên dòng chính có thể được xây ở Lào và 2 ở Campuchia, nhưng 90% lượng điện có thể sẽ được mua bởi Thái Lan và Việt Nam. Công suất từ 11 đập thuỷ điện này có thể cung cấp 6-8% nhu cầu điện dự báo của khu vực hạ lưu sông Mekong cho năm 2025.
Việc đánh giá về mặt kinh tế của thuỷ điện trong BDP2 giả định rằng nước chủ nhà sẽ là chủ dự án lợi nhuận từ thuỷ điện có thể tích lũy cho nước chủ nhà, tuy nhiên điều này đối với Lào dường như không phải như thế khi đòi hỏi phải có nguồn kinh phí đầu tư cực lớn. Bản đánh giá của BDP2 còn giả định rằng giá điện xuất khẩu khoảng bằng 85% giá trị thay thế ở nước nhập khẩu. Giá trị này dường như là cao và tạo ra lợi nhuận cao từ kinh doanh điện (NPV khoảng 10 tỉ đô la) cho Lào theo báo cáo BDP2. Hơn nữa, số liệu về vốn đầu tư trong Bản Ghi chú Kỹ thuật của BDP2 hình như là thấp điều này làm thổi phồng số liệu NPV lợi nhuận từ thủy điện. Tuy nhiên, phạm vi của nghiên cứu này không cho phép phân tích chi tiết về thủy điện mà sẽ được thực hiện trong báo cáo tiếp theo.
Vì lẽ đó, Báo cáo Chỉnh sửa vẫn giữ nguyên số tổng NPV (25 tỉ đô la cho kịch bản 6 đập và 32,8 tỉ đô la cho kịch bản 11 đập) đối với công suất thủy điện như trong báo cáo BDP2 và Costanza. Việc phân phối lại chi phí và lợi nhuận của thuỷ điện được đánh giá lại trong bảng Báo cáo Chỉnh sửa và việc chia thành 30% cho nước chủ nhà (quốc gia mà đập thuỷ điện được xây) và 70% cho quốc gia đầu tư dự án và nhập khẩu điện được giả định. Điều này dựa trên các dự án thủy điện quy mô lớn hiện hữu với chủ đầu tư là 80% Thái Lan/20% Lào và 90% điện sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan. Giả định này dẫn đến sự phân chia 25 tỉ đô la NPV cho kịch bản 6 đập thành 28% cho Lào, 56% cho Thái Lan, 4% cho Campuchia và 12% cho Việt Nam; 32,8 tỉ đô la NPV đối với kịch bản 11 đập được chia thành 22% cho Lào, 46% cho Thái Lan, 11% cho Campuchia và 21% cho Việt Nam.
4.2. Lượng thủy sản từ hồ chứa
Công suất và diện tích chứa của các hồ chứa thủy điện dọc sông Mekong có thể tăng lên đáng kể nếu có thêm nhiều đập và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất lượng nước và tăng sản lượng cá hồ chứa. Ở khu vực mà chất hữu cơ ngập trong nước sẽ hình thành điều kiện yếm khí dẫn đến sự mất đi của thủy sinh vật. Các vùng nước tù đọng cũng góp phần tạo ra sự thiếu hụt oxy. Bài báo cáo này sử dụng nguyên dữ liệu về gia tăng sản lượng đối với thủy sản hồ chứa như BDP2 (64.000 tấn/1 năm cho 11 đập) nhưng giả định giá cá ở mức 2,5 đô la/kg như đã thảo luận ở Phần 4.4. Bài báo này cũng chỉnh sửa lại lỗi số liệu đầu vào trong báo cáo Costanza cho kịch bản 11 đập.
Công suất và diện tích chứa của các hồ chứa thủy điện dọc sông Mekong có thể tăng lên đáng kể nếu có thêm nhiều đập và điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất lượng nước và tăng sản lượng cá hồ chứa. Ở khu vực mà chất hữu cơ ngập trong nước sẽ hình thành điều kiện yếm khí dẫn đến sự mất đi của thủy sinh vật. Các vùng nước tù đọng cũng góp phần tạo ra sự thiếu hụt oxy. Bài báo cáo này sử dụng nguyên dữ liệu về gia tăng sản lượng đối với thủy sản hồ chứa như BDP2 (64.000 tấn/1 năm cho 11 đập) nhưng giả định giá cá ở mức 2,5 đô la/kg như đã thảo luận ở Phần 4.4. Bài báo này cũng chỉnh sửa lại lỗi số liệu đầu vào trong báo cáo Costanza cho kịch bản 11 đập.
4.3. Nuôi trồng Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản đã gia tăng đáng kể trong lưu vực sông Mekong và sản lượng hiện tại là 2,4 triệu tấn/năm chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam (Hortle 2015). Sự gia tăng đó đã làm giảm bớt tình trạng đánh bắt thuỷ sản, nhưng Việt Nam là nước có sản lượng tăng nhiều nhất được xuất khẩu phần lớn tới các nước bên ngoài khu vực hạ lưu sông Mekong. SEA báo cáo rằng việc thay thế sản lượng đánh bắt tự nhiên bằng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là không thực tiễn vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phần lớn sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc vào lượng đánh bắt để làm thức ăn. Thứ hai, chi phí nuôi trồng thuỷ sản cao hơn đánh bắt thuỷ sản.
Báo cáo chỉnh sửa áp dụng giá cá ở mức 2,5 đô la/kg và cùng giả định như báo cáo Costanza về mức gia tăng trong sản lượng nuôi thuỷ sản (tăng tương đương 10% sản lượng đánh bắt bị giảm). Tuy nhiên, Báo cáo chinh sửa tính mức lợi nhuận từ nuôi thủy sản sử dụng NPV (10) với chu kì 50 năm vì nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi nguồn vốn đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì không giống như nguồn lợi tự nhiên.
Sản lượng thuỷ sản đã gia tăng đáng kể trong lưu vực sông Mekong và sản lượng hiện tại là 2,4 triệu tấn/năm chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam (Hortle 2015). Sự gia tăng đó đã làm giảm bớt tình trạng đánh bắt thuỷ sản, nhưng Việt Nam là nước có sản lượng tăng nhiều nhất được xuất khẩu phần lớn tới các nước bên ngoài khu vực hạ lưu sông Mekong. SEA báo cáo rằng việc thay thế sản lượng đánh bắt tự nhiên bằng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản là không thực tiễn vì 2 nguyên nhân. Thứ nhất, phần lớn sản lượng nuôi trồng thuỷ sản phụ thuộc vào lượng đánh bắt để làm thức ăn. Thứ hai, chi phí nuôi trồng thuỷ sản cao hơn đánh bắt thuỷ sản.
Báo cáo chỉnh sửa áp dụng giá cá ở mức 2,5 đô la/kg và cùng giả định như báo cáo Costanza về mức gia tăng trong sản lượng nuôi thuỷ sản (tăng tương đương 10% sản lượng đánh bắt bị giảm). Tuy nhiên, Báo cáo chinh sửa tính mức lợi nhuận từ nuôi thủy sản sử dụng NPV (10) với chu kì 50 năm vì nuôi trồng thuỷ sản đòi hỏi nguồn vốn đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì không giống như nguồn lợi tự nhiên.
4.4. Thuỷ sản đánh bắt
Rất khó để ước tính lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm từ 4 quốc gia ở hạ lưu sông Mekong do số liệu thủy sản đánh bắt của chính phủ không bao gồm các hộ đánh bắt nhỏ lẻ và các hộ đánh bắt qui mô lớn có xu hướng báo cáo thấp hơn thực tế. Và càng khó hơn để tính lượng thủy sản mất đi nếu các đập thủy điện được xây trên sông Mekong do nhiều loài cá khác nhau có các tập tính di cư khác nhau. Một khoảng biến động lớn về lượng cá ước tính được trình bày ở Phụ lục 2. Tác động về kinh tế (giá trị NPV) được tính ở BDP2 dường như dựa trên mức thấp nhất của các khoảng này. Báo cáo Costanza đã giả định mức sản lượng đánh bắt thuỷ sản là 2,3 triệu tấn/năm và một mức giảm 58% ở mỗi quốc gia nếu toàn bộ 11 đập được xây. Kết quả này mang đến tổn hại kinh tế lớn cho Thái Lan trong khi BDP2 và SEA dự đoán lượng cá mất đi chủ yếu nằm ở Campuchia và Việt Nam.
Rất khó để ước tính lượng thuỷ sản đánh bắt hàng năm từ 4 quốc gia ở hạ lưu sông Mekong do số liệu thủy sản đánh bắt của chính phủ không bao gồm các hộ đánh bắt nhỏ lẻ và các hộ đánh bắt qui mô lớn có xu hướng báo cáo thấp hơn thực tế. Và càng khó hơn để tính lượng thủy sản mất đi nếu các đập thủy điện được xây trên sông Mekong do nhiều loài cá khác nhau có các tập tính di cư khác nhau. Một khoảng biến động lớn về lượng cá ước tính được trình bày ở Phụ lục 2. Tác động về kinh tế (giá trị NPV) được tính ở BDP2 dường như dựa trên mức thấp nhất của các khoảng này. Báo cáo Costanza đã giả định mức sản lượng đánh bắt thuỷ sản là 2,3 triệu tấn/năm và một mức giảm 58% ở mỗi quốc gia nếu toàn bộ 11 đập được xây. Kết quả này mang đến tổn hại kinh tế lớn cho Thái Lan trong khi BDP2 và SEA dự đoán lượng cá mất đi chủ yếu nằm ở Campuchia và Việt Nam.
Nghiên cứu này tổng quan lại dữ liệu về lượng cá di cư trình bày ở Phụ lục 2 và giả định rằng tất cả các loài cá di cư sẽ không tồn tại ở kịch bản 11 đập dựa trên đánh giá của SEA và BDP2 rằng 11 đập có thể là rào cản đường di cư của cá dọc theo dòng chính sông Mekong. Dữ liệu về sản lượng cá mất đi trong bảng được dựa trên ước tính của BDP2 soạn thảo bởi
Hortle (2009).
Hortle (2009).
Bảng 2. Ước tính lượng thuỷ sản đánh bắt mất đi theo các dự án thuỷ diện
Kịch bản 6 đập
|
Kịch bản 11 đập
| ||
Sản lượng hiện tại
(tấn/năm) |
Sản lượng mất đi dự báo
(tấn/năm) |
Sản lượng mất đi dự báo
(tấn/năm) | |
Lào
|
220,000
|
40,000
|
50,000
|
Thái Lan
|
840,000
|
50,000
|
50,000
|
Campuchia
|
700,000
|
140,000
|
340,000
|
Việt Nam
|
340,000
|
60,000
|
140,000
|
Tổng cộng
|
2,100,000
|
290,000
|
580,000
|
Sản lượng ước tính bên trên không bao gồm 0,5 – 0,7 triệu tấn/năm sản lượng cá ven biển (như được báo cáo bởi SEA) mà phụ thuộc vào lượng dựa trên phù sa/dinh dưỡng đến từ dòng chảy của sông Mekong và khoảng 0,5 triệu tấn/năm của các loài động vật thủy sinh
khác (OAA).
khác (OAA).
Bài báo cáo này giả định 1kg cá trị giá 2,5 đô la đối với cá nuôi/từ hồ chứa và 3,5 đô la/1kg đối với thuỷ sản đánh bắt mà được cho là khá là ước lượng so với giá thị trường hiện tại. Hơn nữa, giá cá này không bao gồm các chi phí khác liên quan như lưới bắt cá, chế biến và dịch vụ bán cá. Giá cá này có được từ các cuộc khảo sát giá cả thị trường thực hiện bởi Bộ Thủy sản Thái Lan năm 2014 với sự chuẩn nhận từ một số dữ liệu của Việt Nam. Ở Việt Nam và Thái Lan, giá thị trường của nhóm cá đen (cá lóc, cá tra, cá trê, cá rô) và nhóm cá trắng nuôi (chép, mè vinh, rô phi) ở tầm khoảng 2-3 đô/kg trong khi cá trắng tự nhiên (mè vinh, cá he, cá bông lau…) có giá khoảng 5-10 đô la/kg (Thông tin cá nhân, 2015).
4.5. Vùng đất ngập nước
Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 25% vùng đất thuộc hạ lưu sông Mekong được xếp vào nhóm đất ngập nước (McCartney, 2015). Nó bao gồm rừng, đầm lầy và thảm cỏ – những chỗ ngập nước trong suốt mùa mưa. Theo báo cáo Đánh giá về Các Kịch bản Phát triển lưu vực sông Mekong (MRC, 2011) thì tất cả loại hình đất ngập nước sẽ giảm đối với kịch bản 6 đập do 6 đập trên dòng chính nằm ở vùng cao hơn phía Lào và các hồ chứa nước của các đập này sẽ trữ lại nước mà lẽ ra sẽ đổ về phía vùng có độ cao thấp hơn (hạ nguồn). Tuy nhiên, đối với kịch bản 11 đập, các đập trên dòng chính nằm trên vùng thấp ở Lào và Campuchia và như thế sẽ dẫn đến gia tăng đáng kể diện tích đất ngập nước.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 25% vùng đất thuộc hạ lưu sông Mekong được xếp vào nhóm đất ngập nước (McCartney, 2015). Nó bao gồm rừng, đầm lầy và thảm cỏ – những chỗ ngập nước trong suốt mùa mưa. Theo báo cáo Đánh giá về Các Kịch bản Phát triển lưu vực sông Mekong (MRC, 2011) thì tất cả loại hình đất ngập nước sẽ giảm đối với kịch bản 6 đập do 6 đập trên dòng chính nằm ở vùng cao hơn phía Lào và các hồ chứa nước của các đập này sẽ trữ lại nước mà lẽ ra sẽ đổ về phía vùng có độ cao thấp hơn (hạ nguồn). Tuy nhiên, đối với kịch bản 11 đập, các đập trên dòng chính nằm trên vùng thấp ở Lào và Campuchia và như thế sẽ dẫn đến gia tăng đáng kể diện tích đất ngập nước.
Báo cáo Constanza giả định các giá trị khác nhau cho từng loại đất ngập nước dựa trên giá trị đất ngập nước từ Nghiên cứu Đồng bằng Mississippi (Batker ctv., 2008). Giá trung bình là khoảng 3000 đô la/ha/năm. Trong báo cáo này, giá đất ngập nước được lấy từ cuộc khảo sát 780 hộ ở Bung Khong Long – hồ nước ngọt lớn nhất ở phía Bắc Thái Lan (Chaikumbung 2013). Giá trị trung bình ở khoảng 1.300 đô la/ha/năm, và con số này đại diện cho giá địa phương và khả năng chi trả. Con số này được xem là tối thiểu vì các hộ gia đình này có thu nhập thấp và hạn chế về khả năng chi tra các dịch vụ này. Nghiên cứu của Báo cáo chỉnh sửa sử dụng giá tị 1.500 đô la/ha/năm đối với rừng ngập nước, 1.200 đô la/năm cho đầm lầy, và 1.000 đô la/ha/năm cho vùng thảm cỏ ngập nước. Những con số này là khá ước lượng khi so sánh với số liệu của các vùng khác trên thế giới. Theo báo cáo của De Groot (2012), tổng giá trị kinh tế của các dịch vụ sinh thái từ vùng đất ngập nước trong khoảng từ 3.300 đến 25.680 đô la/ha/năm.
5. TÍNH TOÁN KINH TẾ
Việc tính toán NPV đã chỉnh sửa cho bản Báo cáo chỉnh sửa được tóm tắt ở Bảng 3-6 bên dưới và chi tiết ở Phụ lục 3. Những thay đổi từ báo cáo Costanza được liệt kê dưới đây:
(i) Sản lượng thuỷ sản đánh bắt mất đi được trình bày ở Bảng 4.4, trong khi báo cáo Costanza giả định lượng thuỷ sản đánh bắt ở mức 2,3 triệu tấn/năm và 58% lượng cá mất đi ở các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong.
(ii) Giá trị đất ngập nước được dựa trên các nghiên cứu gần đây ở các quốc gia vùng hạ lưu sông Mekong.
(iii) Sai số dữ liệu đầu vào cho thủy sản hồ chứa đã được chỉnh sửa.
(iv) Tác động kinh tế của những thay đổi về sản lượng thủy sản đánh bắt, thuỷ sản hồ chứa, nuôi trồng thuỷ sản và vùng đất ngập nước được tính theo thời gian trên 15 năm từ ngày bắt đầu xây đập.
(v) Giá trị của nuôi trồng thuỷ sản được tính toán sử dụng NPV (10) theo chu kỳ 50 năm.
(vi) Các số NPV của công suất điện thủy điện được chia 30% cho nước chủ nhà và 70% cho quốc gia đầu tư dự án và nhập khẩu lượng lớn điện năng.
(vii) Các giá trị NPV ước tính được cộng vào tác động kinh tế/xã hội và dòng chày mang phù sa/dinh dưỡng.
Bảng 3. Tóm lược cách tính toán NPV cho kịch bản 6 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Thuỷ điện
|
25,000
|
25,000
|
25,000*
|
Thuỷ sản hồ chứa
|
100
|
4,000
|
2,700
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
1,300
|
800
|
400
|
Thuỷ sản đánh bắt
|
-1,000
|
-28,500
|
-27,000
|
Đất ngập nước
|
-200
|
-4,500
|
-1,500
|
Xã hội/văn hoá
|
0
|
0
|
-800
|
Phù sa/dinh dưỡng
|
0
|
0
|
-2,700
|
Khác
|
1,500
|
1,500
|
1,500
|
Tổng cộng
|
26,700
|
-1,700
|
-2,400
|
* NPV cho thuỷ điện được lấy từ BDP2 nhưng có thể cao quá mức so với thực tế – xem mục 4.1
Bảng 4. Chi phí /lợi nhuận quốc gia được chia theo kịch bản 6 đập
Bảng 4. Chi phí /lợi nhuận quốc gia được chia theo kịch bản 6 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Lào
|
17,600
|
16,600
|
4,600
|
Thái Lan
|
3,900
|
-1,400
|
10,300
|
Campuchia
|
1,400
|
-15,000
|
-13,200
|
Việt Nam
|
3,800
|
-1,900
|
-4,100
|
Tổng cộng
|
26,700
|
-1,700
|
-2,400
|
Bảng 5. Tóm lược cách tính toán NPV cho kịch bản 11 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Thuỷ điện
|
32,800
|
32,800
|
32,800*
|
Thuỷ sản hồ chứa
|
200
|
26,100
|
4,300
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
1,300
|
4,000
|
800
|
Thuỷ sản đánh bắt
|
-1,900
|
-133,600
|
-54,900
|
Đất ngập nước
|
100
|
3,500
|
1,100
|
Xã hội/văn hoá
|
0
|
0
|
-1,500
|
Phù sa/dinh dưỡng
|
0
|
0
|
-5,400
|
Khác
|
900
|
900
|
900
|
Tổng cộng
|
33,400
|
-66,300
|
-21,800
|
* NPV cho thuỷ điện được lấy từ BDP2 nhưng có thể cao quá mức so với thực tế – xem mục 4.1
Bảng 6. Chi phí /lợi nhuận quốc gia được chia theo kịch bản 11 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Lào
|
22,600
|
20,400
|
3,400
|
Thái Lan
|
4,500
|
-39,100
|
11,000
|
Campuchia
|
2,600
|
-33,700
|
-26,400
|
Việt Nam
|
3,700
|
-13,900
|
-9,800
|
Tổng cộng
|
33,400
|
-66,300
|
-21,800
|
Bảng 3 và 5 rõ ràng cho thấy tác động kinh tế của việc mất đi sản lượng thuỷ sản đánh bắt (dựa trên các loài cá di cư) là lớn hơn nhiều so với lợi nhuận có được từ thủy điện cho cả kịch bản 6 và 11 đập. Bảng 4 và 6 cho thấy Thái Lan và Lào là 2 quốc gia được hưởng lợi từ các dự án thuỷ điện dự kiến xây trong khi Việt Nam và Campuchia sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực. Kết quả này khác biệt đáng kể so với báo cáo BDP2 và Costanza cho rằng Lào có thể là quốc gia hưởng lợi chính đối với tất cả kịch bản và Thái Lan có thể chịu tác động tiêu cực lớn đối với kịch bản 11 đập.
5.1. Tính toán độ nhạy
Bản tóm lược tổng tác động kinh tế của phép tính độ nhạy (so sánh với các bảng bên trên) được trình bày dưới đây:
Bản tóm lược tổng tác động kinh tế của phép tính độ nhạy (so sánh với các bảng bên trên) được trình bày dưới đây:
BDP2
Kịch bản 6 đập |
BDP2
Kịch bản 11 đập | |
NPV (triệu đô la)
|
NPV (triệu đô la)
| |
Báo cáo chỉnh sửa
|
-2,400
|
-21,800
|
Lượng cá mất đi gia tăng đối với trường
hợp xấu nhất của BDP2 |
-37,500
|
-57,800
|
Giá cá giảm còn 2 đô la/kg và 3 đô la/kg
|
800
|
-15,000
|
Giá cá tăng lên 3 dô la/kg và 4 đô la/kg
|
-5,700
|
-28,600
|
Tỉ lệ giảm giá 4% đối với nguồn lợi tự nhiên
|
6,100
|
-5,500
|
Rõ ràng là việc gia tăng lượng cá mất đi hoặc giá cá sẽ làm gia tăng đáng kể các con số âm NPV. Cũng lưu ý rằng các giá trị NPV cho nguồn lợi tự nhiên rất nhạy với tỉ lệ giảm giá lựa chọn nhưng ngay cả với tỉ lệ giảm giá 4% (được cho là cao đối với nguồn lợi tự nhiên) tác
động kinh tế thì tiêu cực đối với kịch bản 11 đập.
động kinh tế thì tiêu cực đối với kịch bản 11 đập.
6. TÁC ĐỘNG LÊN MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI
6.1. Hệ sinh thái
Các dịch vụ hệ sinh thái sông Mekong bao gồm các dịch vụ cung ứng (thủy sản, thủy sinh vật, nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu), điều tiết (kiểm soát xói lở, ổn định hai bên bờ sông), hỗ trợ (hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, cung cấp môi trường sống) và các dịch vụ văn hoá (hoạt động tâm linh, tạo thu nhập cho các sự kiện văn hoá…). Các dịch vụ hệ sinh thái cần được đánh giá và tạo ra minh bạch để đạt được sự cân bằng tối ưu về mặt xã hội và phân phối hiệu quả các sản phẩm công cộng. Vùng đất ngập nước cũng cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm hệ sinh thái (nguồn thực phẩm, nước sạch, chất xơ và nhiên liệu).
Các dịch vụ hệ sinh thái sông Mekong bao gồm các dịch vụ cung ứng (thủy sản, thủy sinh vật, nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu), điều tiết (kiểm soát xói lở, ổn định hai bên bờ sông), hỗ trợ (hình thành đất, chu trình dinh dưỡng, cung cấp môi trường sống) và các dịch vụ văn hoá (hoạt động tâm linh, tạo thu nhập cho các sự kiện văn hoá…). Các dịch vụ hệ sinh thái cần được đánh giá và tạo ra minh bạch để đạt được sự cân bằng tối ưu về mặt xã hội và phân phối hiệu quả các sản phẩm công cộng. Vùng đất ngập nước cũng cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm hệ sinh thái (nguồn thực phẩm, nước sạch, chất xơ và nhiên liệu).
6.2. Dòng chảy mang phù sa và chất dinh dưỡng
Lượng phù sa ở sông Mekong trước dây ước tính khoảng 160-165 triệu tấn/năm, cung cấp tương đương 26.000 tấn Phosphate/năm cho đất ở vùng đồng bằng sông Mekong. Tuy nhiên, lượng phù sa và giá trị dinh dưỡng của nó đã bị giảm gần 50% xuống còn 80-82,5 triệu tấn/năm bởi các dự án khu vực thượng lưu sông Mekong ở Trung Quốc. Các nghiên cứu gần đây kết luận rằng, với việc xây dựng tất cả các đập dự kiến trên dòng chính thì tổng lượng phù sa tích tụ sẽ giảm khoảng 56-84% (Kummu et.al. 2010), 75% trong báo cáo SEA (ICEM 2010), và lên đến 96% (Kondolf 2014), dẫn đến sự thay đổi rất lớn về sinh thái cốt lõi của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp phù sa để duy trì địa hình vùng ven biển và giữ cân bằng độ sụt lún. Theo Anthony và ctv. (2015), xói lở đang ảnh hưởng vùng bãi bùn ven biển phía Đông dài 180km, trong đó gần 90% đang trong tình trạng thối lui. Sự xói lở ven biển làm trầm trọng hơn sự tổn thương của đồng bằng vì nó thể hiện những mối đe dọa đến sự an toàn và đời sống của nông dân và ngư dân.
Lượng phù sa ở sông Mekong trước dây ước tính khoảng 160-165 triệu tấn/năm, cung cấp tương đương 26.000 tấn Phosphate/năm cho đất ở vùng đồng bằng sông Mekong. Tuy nhiên, lượng phù sa và giá trị dinh dưỡng của nó đã bị giảm gần 50% xuống còn 80-82,5 triệu tấn/năm bởi các dự án khu vực thượng lưu sông Mekong ở Trung Quốc. Các nghiên cứu gần đây kết luận rằng, với việc xây dựng tất cả các đập dự kiến trên dòng chính thì tổng lượng phù sa tích tụ sẽ giảm khoảng 56-84% (Kummu et.al. 2010), 75% trong báo cáo SEA (ICEM 2010), và lên đến 96% (Kondolf 2014), dẫn đến sự thay đổi rất lớn về sinh thái cốt lõi của đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp phù sa để duy trì địa hình vùng ven biển và giữ cân bằng độ sụt lún. Theo Anthony và ctv. (2015), xói lở đang ảnh hưởng vùng bãi bùn ven biển phía Đông dài 180km, trong đó gần 90% đang trong tình trạng thối lui. Sự xói lở ven biển làm trầm trọng hơn sự tổn thương của đồng bằng vì nó thể hiện những mối đe dọa đến sự an toàn và đời sống của nông dân và ngư dân.
Theo ước tính thì lượng phù sa bị mất đi trị giá khoảng 100 triệu đô tới 1 tỉ đô/năm và chúng tôi giả định một cách ước lượng 100 triệu đô/năm đối với kịch bản 6 đập và 200 triệu đô/năm đối với kịch bản 11 đập. Việc phân chia quốc gia về tác động kinh tế của lượng phù sa mất đi càng khó để ước tính vì tất cả 4 quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi sự sụt lún và xạt lở dọc bờ sông, nhưng bị tác động lớn nhất sẽ là đồng bằng của Việt Nam. Trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi giả định 70% lượng phù sa và dinh dưỡng mất đi đối với Việt Nam và 10% đối với Campuchia, Lào và Thái Lan. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá giá trị phù sa và dưỡng chất bị mất lên hệ sinh thái và các quần xã sinh vật phía hạ nguồn gây ra bởi sự ngăn chặn lũy tiến của các đập trên dòng chính và nhánh.
6.3. Tác động xã hội
Giống như thuỷ sản đánh bắt, sự tác động văn hoá/xã hội không được đánh giá cặn kẽ trong BDP2. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông chính và nhánh sông Mekong sẽ mang đến các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh lương thực và sinh kế của 30 triệu người dân nông thôn ở vùng hạ lưu. Sự hiểu biết mức độ phụ thuộc của con người vào nguồn nước và hệ sinh thái sông cho sinh kế, sức khoẻ và phúc lợi vẫn còn đang diễn tiến. Sinh kế của cư dân vùng hạ lưu phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng nguyên vẹn của hệ sinh thái sông Mekong. Việc xã hội quản lý các dự án thủy điện như thế nào để hiện đại hoá khu vực sẽ xác định sự phồn thịnh tương lai của cư dân vùng hạ lưu sông Mekong. Các tác động kinh tế về các vấn đề xã hội/văn hoá không được tính đến trong BDP2 nhưng có thể tạo ra chi phí giảm thiểu 5-12% vốn đầu tư dựa trên "thực tiễn tốt nhất" được thực hiện tại các dự án thủy điện hiện tại trên sông Mekong. Bản chỉnh sửa giả định một cách ước lượng chi phí giảm thiểu về các tác động văn hóa/xã hội là 5% vốn đầu tư.
Giống như thuỷ sản đánh bắt, sự tác động văn hoá/xã hội không được đánh giá cặn kẽ trong BDP2. Việc xây dựng các công trình thuỷ điện trên sông chính và nhánh sông Mekong sẽ mang đến các mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh lương thực và sinh kế của 30 triệu người dân nông thôn ở vùng hạ lưu. Sự hiểu biết mức độ phụ thuộc của con người vào nguồn nước và hệ sinh thái sông cho sinh kế, sức khoẻ và phúc lợi vẫn còn đang diễn tiến. Sinh kế của cư dân vùng hạ lưu phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng nguyên vẹn của hệ sinh thái sông Mekong. Việc xã hội quản lý các dự án thủy điện như thế nào để hiện đại hoá khu vực sẽ xác định sự phồn thịnh tương lai của cư dân vùng hạ lưu sông Mekong. Các tác động kinh tế về các vấn đề xã hội/văn hoá không được tính đến trong BDP2 nhưng có thể tạo ra chi phí giảm thiểu 5-12% vốn đầu tư dựa trên "thực tiễn tốt nhất" được thực hiện tại các dự án thủy điện hiện tại trên sông Mekong. Bản chỉnh sửa giả định một cách ước lượng chi phí giảm thiểu về các tác động văn hóa/xã hội là 5% vốn đầu tư.
7. ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Phân tích chi phí lợi nhuận cũng như tính toán NPV thường được sử dụng cho các quyết định đầu tư và hữu ích nhất khi các số liệu kinh tế đầu vào được xác định rõ, tuy nhiên không may đây không phải là trường hợp áp dụng cho các đề án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong khu vực có các tác động lũy kế và xuyên biên giới đáng kể được dự báo. Báo cáo SEA đã tóm lược các tác động được dự báo và các rủi ro của việc phát triển thủy điện trên dòng chính được trình bày dưới đây:
· Những ảnh hưởng đáng kể lên chế độ dòng chảy và lắng tụ phù sa xuyên suốt toàn bộ lưu vực sông Mekong.
· Các khu vực từ Bo Gaeo tới Luang Prabang và tất cả các đoạn của sông Mekong bị ngập nước bởi các hồ chứa của dòng chính có thể sẽ không còn trải qua các mùa chuyển tiếp hàng năm quan trọng về mặt sinh thái tạo ra các quá trình sinh học trong các sinh cảnh vùng ngập nước và ven sông. Các khu vực khác của sông có thể cảm nhận được sự rút ngắn thời gian của các mùa chuyển tiếp quan trọng này.
· Sự suy giảm lớn lượng phù sa trên sông Mekong sẽ dẫn đến một sự thay đổi cực lớn đối với sinh thái cốt lõi của đồng bằng Việt Nam.
· Các đập thuỷ điện trên dòng chính vùng hạ lưu sông Mekong về mặt cơ bản có thể ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn và năng suất của hệ thống thuỷ sinh vật sông Mekong bởi: làm ngập thường xuyên hầu hết các môi trường sống dưới nước hiện hữu; làm mất đi sự khác biệt quan trọng theo mùa về thủy văn ở mức độ cục bộ; và cắt đứt sự vận chuyển phù sa và dưỡng chất giữa khu vực vùng cao với đồng bằng ngập nước.
· Việc mất đi môi trường sống có thể gây ra giảm năng suất sơ cấp của sông Mekong
· Biến đổi khí hậu sẽ gia tăng khả năng xuất hiện các biến cố cực đoan trong vòng đời của các dự án trên dòng chính bao gồm những biến cố liên quan đến ngưỡng thiết kế đập an toàn.
· Tác động tiêu cực sẽ ảnh hưởng tới các hệ sinh thái có tầm quan trọng quốc tế, tác động đến nhiều loài đang bị đe dọa toàn cầu, có thể dẫn đến con đường tuyệt chủng.
· Các dự án trên dòng chính cơ bản phá hoại sự phong phú, năng suất và đa dạng nguồn lợi cá trên sông Mekong.
· Do việc ngập lụt các vùng đất nông nghiệp, và suy giảm hệ thống đê điều, mặc dù việc mở rộng hoạt động thuỷ lợi gắn với dự án, sản lượng nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
· Do việc ngập lụt các vùng đất nông nghiệp, và suy giảm hệ thống đê điều, mặc dù việc mở rộng hoạt động thuỷ lợi gắn với dự án, sản lượng nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đa số các rủi ro này không có giải pháp giảm thiểu nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn thực phẩm đáng kể ở hạ lưu sông Mekong. Đồng bằng sông Cửu Long thì rất quan trọng đối với an ninh lương thực ở Đông Nam Á. Nó cung cấp 50% lương thực Việt Nam,
chiếm 90% sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 60% là hải sản, cả hai nhóm có giá trị xuất khẩu hàng tỉ đô la hàng năm. Như vậy, việc mất đi sự an ninh lương thực và mất nguồn protein cho 30 triệu người có nghĩa là tái định cư hàng loạt người dân địa phương và một thảm họa văn hoá/xã hội tiềm ẩn.
chiếm 90% sản lượng lúa gạo của Việt Nam và 60% là hải sản, cả hai nhóm có giá trị xuất khẩu hàng tỉ đô la hàng năm. Như vậy, việc mất đi sự an ninh lương thực và mất nguồn protein cho 30 triệu người có nghĩa là tái định cư hàng loạt người dân địa phương và một thảm họa văn hoá/xã hội tiềm ẩn.
8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1. Nghiên cứu này khẳng định đánh giá của báo cáo Costanza rằng, bằng việc thay đổi một số giả định chính trong BDP2 (tỉ lệ giảm giá thấp đối với nguồn lợi tự nhiên; giá cá khoảng 3$/kg), các kết luận trong BDP2 sẽ hoàn toàn thay đổi; tính khả thi kinh tế của các dự án đập thủy điện dự kiến sẽ chuyển từ dương (như trong BDP2) thành âm về NPV.
8.2 Báo cáo chỉnh sửa trong ghiên cứu này cho thấy tác động kinh tế của lượng thủy sản đánh bắt mất đi theo dự báo (dựa trên loài cá di cư) là lớn hơn nhiều so với lợi nhuận từ thủy điện.
8.3 Việc giả định chia 30% lợi nhuận từ thủy điện cho nước chủ nhà và 70% cho quốc gia tài trợ dự án và nhập khẩu điện, Thái Lan và Lào là những nước hưởng lợi từ các dự án thủy điệm dự kiến trong khi Campuchia và Việt Nam sẽ phải gánh chịu giá phải trả. Điều này cũng rõ ràng rằng các nhà phát triển dự án và nhập khẩu điện sẽ có lợi nhưng cộng động đánh bắt thuỷ sản nông thôn sẽ chịu đựng tổn thất.
8.4 Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng giá trị NPV của thuỷ sản đánh bắt trong BDP2 là dưới mức thực tế (lượng mất đi theo tấn/năm và giá cá quá thấp) và giá trị NPV lợi nhậu từ thủy điện trong BDP2 lại quá cao so với thực tế (vốn đầu tư quá thấp, lợi nhuận từ bán điện của nước chủ nhà quá cao).
8.5 Tác động kinh tế của các vấn đề văn hóa/xã hội không được tính tới trong BDP2 nhưng có thể dẫn đến các chi phí giảm thiểu 5-12% vốn đầu tư mà có thể ảnh hưởng ngược lại tính khả thi của dự án.
8.6 Nếu các dự án thuỷ điện trên dòng chính không được theo đuổi nữa, có thể có rủi ro tối thiểu về an ninh điện cho các nước ở vùng hạ lưu và nhu cầu điện dự báo có thể được cung cấp bởi các nguồn năng lượng thay thế (ví dụ như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối) và cải thiện được hiệu quả sử dụng năng lượng.
8.7 Trong Bản báo cáo chỉnh sửa, Lào sẽ có NPV dương ở cả 2 kịch bản. Báo cáo đề xuất rằng Thái Lan, Campuchia và Việt Nam mỗi nước sẽ chi trả hàng năm khoảng 100 triệu đô la/năm (tổng cộng 300 triệu đô la/năm) cho Lào trong 30 năm tới để bồi thường cho việc không cho Lào tiếp tục phát triển thuỷ điện trên dòng chính. Kế hoạch chi trả đề xuất này có thể ít hơn lượng thuỷ sản đánh bắt mất đi ở Campuchia và Việt Nam. Ngoài ra, cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ tất cả hoạt động nghiên cứu cần thiết để phát triển các giải pháp giảm thiểu khả thi và chấp nhận được trong suốt khoảng thời gian này.
Các kiến nghị sau đây được đề xuất cho sự xem xét tiếp theo:
1. Xem xét việc thực hiện 'chi trả cho các dịch vụ sinh thái' đối với Lào từ các quốc gia khu vực hạ lưu sông Mekong cũng như những nơi khác.
2. Đánh giá độ rủi ro toàn diện bằng việc yêu cầu các nhà phát triển đập công bố phiếu bảo hiểm thu hồi đủ lớn chi trả các thiệt hại trong trường hợp xấu.
3. Yêu cầu tất cả các dự án phát triển thủy điện bao gồm toàn bộ chi phí và lợi nhuận của các giải pháp giảm thiểu bảo tồn môi trường và xã hội. Tiếp theo đó, chi phí mua điện thương lượng sẽ phản ảnh chi phí thực sự của việc phát triển thủy điện.
3. Yêu cầu tất cả các dự án phát triển thủy điện bao gồm toàn bộ chi phí và lợi nhuận của các giải pháp giảm thiểu bảo tồn môi trường và xã hội. Tiếp theo đó, chi phí mua điện thương lượng sẽ phản ảnh chi phí thực sự của việc phát triển thủy điện.
Các nghiên cứu tiếp theo (đánh giá thủy điện, chi phí tác động xã hội và phù sa/dưỡng chất) được đề nghị để đảm bảo việc đánh giá kinh tế sự phát triển thủy điện trên dòng chính trên sông Mekong. Chúng tôi mong nhận được góp ý và đề xuất của các bên liên quan quan tâm khắp GMS để làm rõ phạm vi nghiên cứu tiếp theo.
9. TÀI LIỆU THAM KHẢO
An, V. V. (2015). Death by a 1000 Cuts or Just Another Day at the Office. American Fisheries Society. Portland, Oregon.
Anthony, E. J., Brunier, G., Besset, M., Goichot, M., Dussouillez, P., & Nguyen, V. L. (2015). Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities. Scientific reports 5, 14745.
Barlow, C. (2008). "Dams, fish and fisheries in the Mekong River Basin." Catch and Culture 14(2): 4-7.
Barlow, C., Baran, E., Halls, A. S., & Kshatriya, M. (2008). "How much of the Mekong fish catch is at risk from mainstream dam development?" Catch and Culture 14(3).
Batker, D., I. de la Torre, R. Costanza, P. Swedeen, J. Day, R. Boumans, & Bagstad., K. (2010). "Gaining ground: Wetlands, hurricanes, and the economy: The value of restoring the Mississippi River Delta."
Environmental Law Reporter 40:11106–11110. Chaikumbung, M. (2013). Estimating wetland values:
A comparison of benefit transfer and choice experiment values. Doctor of Philosophy, Deakin University, Australia.
Costanza, R., I. Kubiszewski, P. Paquet, J. King, S. Halimi, H. Sanguanngoi, N. L. Bach, R. J. Frankel, J.
Ganjaseni, A. Intralawan and D. Morell (2011). Alternative Planning Approaches for Hydropower
Develoment in the Lower Mekong Basin, Portland State University USA and Mae Fah Luang University Thailand.
Cowx, I. G., W. Kamonrat, N. Sukumasavin, R. Sirimongkolthawon, S. Suksri and N. Phila (2015). Larval and Juvenile Fish Communities of the Lower Mekong Basin MRC Technical Paper No. 49. Phnom Penh, Cambodia.
De Groot, Stuip, Finlayson and Davidson (2006). Valuing wetlands: Guidance for valuing the benefits derived from wetland ecosystem services, Ramsar Technical Report No. 3.
De Groot, R., L. Brander, S. Van Der Ploeg, R. Costanza, F. Bernard, L. Braat, M. Christie, N. Crossman,
A. Ghermandi and L. Hein (2012). "Global estimates of the value of ecosystems and their services in monetary units." Ecosystem services 1(1): 50-61.
Dugan, P. (2008). "Mainstream dams as barriers to fish migration: international learning and implications for the Mekong." Catch and Culture 14(3).
Dugan, P., C. Barlow, A. A. Agostinho, E. Baran, C. F. Cada, D. Chen, C. Ian G, J. W. Ferguson, T.
Jutagate, M. Mallen-Cooper, G. Marmulla, J. Nestler, M. Petrere, R. L. Welcomme and K. O.
Winemiller (2010). "Fish Migration, Dams, and Loss of Ecosystem Services in the Mekong Basin." AMBIO 39: 344-348.
Hall, D. and L. Bouapao (2010). Social Impact Monitoring and Vulnerability Assessment: Regional
Report., Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR: 179.
Halls, A. (2010). Estimation of Annual Yield of Fish by Guild in the Lower Mekong Basin, WorldFish center, Phnom Penh, Cambodia.
Hortle, K. G. (2007). Consumption and the Yield of Fish and other Aquatic Animals from the Lower
Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 16, Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR.
Hortle, K. G. and P. Bamrungrach (2015). Fisheries Habitat and Yield in the Lower Mekong Basin MRC
Technical Paper No. 47, Mekong River Commission, Phanon Penh, Cambodia.
ICEM (2010). Fisheries Baseline Assessment Working Paper.
ICEM (2010). MRC Strategic Environmental Assessment (SEA) of Hydropower on the Mekong Mainstream. Hanoi, Vietnam.
Kondolf, G., Z. Rubin and J. Minear (2014). "Dams on the Mekong: cumulative sediment starvation."
Water Resources Research 50(6): 5158-5169.
Kummu, M., X. Lu, J. Wang and O. Varis (2010). "Basin-wide sediment trapping efficiency of emerging reservoirs along the Mekong." Geomorphology 119(3): 181-197.
McCartney, M. (2015) "Wetlands play critical role in economic growth of the Mekong."
Mekong River Commission (2010). Assessment of Basin-wide Development Scenarios: Technical Note 11
Impacts on Fisheries. Vientiane, Lao PDR
Mekong River Commission (2011). Assessment of Basin-wide Development Scenarios – Basin
Development Plan Programme, Phase 2. Vientiane, Lao PDR
Nam, S. (2015). Importance of Inland Capture Fisheries in the Lower Mekong Basin. American Fisheries Society. Portland, Oregon.
Stiglitz, J. (1994). Discount rates, the rate of discount for benefit cost analysis and the theory of second best. Cost Benefit Analysis (2nd ed.). R. Layard and S. Glaister. Cambridge, Cambridge University Press.
Van Zalinge, N. Degen, P. Pongsri, C. Sam Nuov, Jensen J., Nguyen V.H. and X. Choulamany (2004).
The Mekong River System. Proceedings of the Second International Symposium on the Management of Large Rivers for Fisheries, Vol. 1, FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand.
Anthony, E. J., Brunier, G., Besset, M., Goichot, M., Dussouillez, P., & Nguyen, V. L. (2015). Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities. Scientific reports 5, 14745.
Barlow, C. (2008). "Dams, fish and fisheries in the Mekong River Basin." Catch and Culture 14(2): 4-7.
Barlow, C., Baran, E., Halls, A. S., & Kshatriya, M. (2008). "How much of the Mekong fish catch is at risk from mainstream dam development?" Catch and Culture 14(3).
Batker, D., I. de la Torre, R. Costanza, P. Swedeen, J. Day, R. Boumans, & Bagstad., K. (2010). "Gaining ground: Wetlands, hurricanes, and the economy: The value of restoring the Mississippi River Delta."
Environmental Law Reporter 40:11106–11110. Chaikumbung, M. (2013). Estimating wetland values:
A comparison of benefit transfer and choice experiment values. Doctor of Philosophy, Deakin University, Australia.
Costanza, R., I. Kubiszewski, P. Paquet, J. King, S. Halimi, H. Sanguanngoi, N. L. Bach, R. J. Frankel, J.
Ganjaseni, A. Intralawan and D. Morell (2011). Alternative Planning Approaches for Hydropower
Develoment in the Lower Mekong Basin, Portland State University USA and Mae Fah Luang University Thailand.
Cowx, I. G., W. Kamonrat, N. Sukumasavin, R. Sirimongkolthawon, S. Suksri and N. Phila (2015). Larval and Juvenile Fish Communities of the Lower Mekong Basin MRC Technical Paper No. 49. Phnom Penh, Cambodia.
De Groot, Stuip, Finlayson and Davidson (2006). Valuing wetlands: Guidance for valuing the benefits derived from wetland ecosystem services, Ramsar Technical Report No. 3.
De Groot, R., L. Brander, S. Van Der Ploeg, R. Costanza, F. Bernard, L. Braat, M. Christie, N. Crossman,
A. Ghermandi and L. Hein (2012). "Global estimates of the value of ecosystems and their services in monetary units." Ecosystem services 1(1): 50-61.
Dugan, P. (2008). "Mainstream dams as barriers to fish migration: international learning and implications for the Mekong." Catch and Culture 14(3).
Dugan, P., C. Barlow, A. A. Agostinho, E. Baran, C. F. Cada, D. Chen, C. Ian G, J. W. Ferguson, T.
Jutagate, M. Mallen-Cooper, G. Marmulla, J. Nestler, M. Petrere, R. L. Welcomme and K. O.
Winemiller (2010). "Fish Migration, Dams, and Loss of Ecosystem Services in the Mekong Basin." AMBIO 39: 344-348.
Hall, D. and L. Bouapao (2010). Social Impact Monitoring and Vulnerability Assessment: Regional
Report., Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR: 179.
Halls, A. (2010). Estimation of Annual Yield of Fish by Guild in the Lower Mekong Basin, WorldFish center, Phnom Penh, Cambodia.
Hortle, K. G. (2007). Consumption and the Yield of Fish and other Aquatic Animals from the Lower
Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 16, Mekong River Commission, Vientiane, Lao PDR.
Hortle, K. G. and P. Bamrungrach (2015). Fisheries Habitat and Yield in the Lower Mekong Basin MRC
Technical Paper No. 47, Mekong River Commission, Phanon Penh, Cambodia.
ICEM (2010). Fisheries Baseline Assessment Working Paper.
ICEM (2010). MRC Strategic Environmental Assessment (SEA) of Hydropower on the Mekong Mainstream. Hanoi, Vietnam.
Kondolf, G., Z. Rubin and J. Minear (2014). "Dams on the Mekong: cumulative sediment starvation."
Water Resources Research 50(6): 5158-5169.
Kummu, M., X. Lu, J. Wang and O. Varis (2010). "Basin-wide sediment trapping efficiency of emerging reservoirs along the Mekong." Geomorphology 119(3): 181-197.
McCartney, M. (2015) "Wetlands play critical role in economic growth of the Mekong."
Mekong River Commission (2010). Assessment of Basin-wide Development Scenarios: Technical Note 11
Impacts on Fisheries. Vientiane, Lao PDR
Mekong River Commission (2011). Assessment of Basin-wide Development Scenarios – Basin
Development Plan Programme, Phase 2. Vientiane, Lao PDR
Nam, S. (2015). Importance of Inland Capture Fisheries in the Lower Mekong Basin. American Fisheries Society. Portland, Oregon.
Stiglitz, J. (1994). Discount rates, the rate of discount for benefit cost analysis and the theory of second best. Cost Benefit Analysis (2nd ed.). R. Layard and S. Glaister. Cambridge, Cambridge University Press.
Van Zalinge, N. Degen, P. Pongsri, C. Sam Nuov, Jensen J., Nguyen V.H. and X. Choulamany (2004).
The Mekong River System. Proceedings of the Second International Symposium on the Management of Large Rivers for Fisheries, Vol. 1, FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand.
Phụ lục 1. Danh mục các dự án thủy điện hiện hữu và dự kiến ở hạ lưu sông Mekong
M/T *
|
Vị trí
|
Công suất
(MW) |
Quốc gia
phát triển |
Tình trạng**
| |
Pak Beng
|
M
|
Lao PDR
|
885
|
Hong Kong
|
MoU/FS
|
Luang Prabang
|
M
|
Lao PDR
|
1,410
|
Vietnam
|
MoU/FS
|
Xayaburi
|
M
|
Lao PDR
|
1,285
|
Thailand
|
Đang xây dựng
|
Pak Lay
|
M
|
Lao PDR
|
1,320
|
China
|
MoU/FS
|
Sanakham
|
M
|
Lao PDR
|
660
|
Hong Kong
|
MoU/FS
|
Pak Chom
|
M
|
Lao PDR
|
1,080
|
Thailand
|
?
|
Ban Khoum
|
M
|
Lao PDR
|
1,870
|
Thailand
|
MoU/FS
|
Lat Sua
|
M
|
Lao PDR
|
650
|
Thailand
|
MoU/FS
|
Don Sahong
|
M
|
Lao PDR
|
240
|
Malaysia
|
Thực hiện sơ bộ?
|
Stung Treng
|
M
|
Cambodia
|
980
|
MoU/FS
| |
Sambor
|
M
|
Cambodia
|
2,600
|
MoU
| |
Tổng dòng chính
|
12,980
| ||||
22 đập
|
T
|
3,300
|
Đang vận hành
| ||
18 đập
|
T
|
1,600
|
Đã cam kết
| ||
46 đập
|
T
|
5,600
|
Dự kiến
| ||
Tổng số
|
23,480
|
* M là dòng chính và T là các nhánh phụ
** MoU là bản ghi nhớ; FS là Nghiên cứu khả thi đang thực hiện
** MoU là bản ghi nhớ; FS là Nghiên cứu khả thi đang thực hiện
Ghi chú 1. Kịch bản 6 đập bao gồm Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, Pak Lay, Sanakham, Pak Chom và 30 đập sông nhánh.
Ghi chú 2. Kịch bản 11 đập bao gồm các đập ở Ghi chú 1 và Ban Khoum, Lat Sua, Don Sahong, Stung Treng và Sambor.
Ghi chú 3. Tổng vốn đầu tư ước tính là 52 tỉ đô la Mỹ cho tất cả dự án thuỷ điện trong kịch bản 11 đập và 34 tỉ đô la Mỹ cho kịch bản 6 đập.
Ghi chú 4. Báo cáo Costanza và BDP2 giả định rằng nước chủ nhà có thể là chủ dự án và tất cả lợi nhuận từ thủy điện sẽ được tích lũy cho nước chủ nhà. Bản báo cáo này giả định rằng lợi nhuận từ thủy điện sẽ được chia 30% cho nước chủ nhà, 70% cho các nước tài trợ dự án và nhập khẩu phần lớn điên năng.
Phụ lục 2. Dữ liệu về sản lượng cá và sản lượng cá mất đi
Bảng 1. Sản lượng cá ước lượng trên sông Mekong
Sản lượng
|
Tài liệu tham khảo
|
Thủy sản đánh bắt cộng thêm các nhóm động vật thủy sinh khác 2,304 triệu tấn /năm
- Lào 166.000 Thái Lan 861.000 Campuchia 558.000 Việt Nam 719.000 tấn/năm |
(Mekong River
Commission 2010) |
Tổng sản lượng 2,64 triệu tấn/năm
- Lào 182.700 Thái Lan 932.300 Campuchia 682.150 Việt Nam 844.850 tấn/năm |
(Van Zalinge et al. 2004)
|
Tổng ước tính lượng thuỷ sản được tiêu thụ 2,63 triệu tấn/năm
|
(Hortle 2007)
|
Tổng sản lượng thuỷ sản 2,3 triệu tấn/năm
|
(Mekong River
Commission 2011) |
Tổng sản lượng thuỷ sản 2,5 triệu tấn/năm
|
(An 2015)
|
Tổng sản lượng thuỷ sản 2,304 triệu tấn/năm.
- Lào 166.000 Thái Lan 861.000 Campuchia 588.000 Việt Nam 719.000 |
(Nam 2015)
|
Tổng sản lượng thuỷ sản 2,6 triệu tấn/năm
|
(Cowx et al. 2015)
|
Tổng sản lượng ước tính theo nhóm cộng thêm các nhóm động vật thủy sinh khác 2,55 triệu tấn/năm
- Lào 208.450 Thái Lan 911.257 Campuchia 585.661 Việt Nam 851.781 tấn/năm |
(Halls 2010)
|
Khoảng sản lượng ước tính vùng hạ lưu sông Mekong là 1,3-2,7 triệu
tấn/năm. Con số 2,3 triệu tấn/năm là số liệu sản lượng thủy sản đánhbắt ước tính có được tốt nhất cộng thêm các nhóm động vật thủy sinh khác |
(Hortle 2015)
|
Bảng 2. Lượng cá mất đi ước tính do thủy điện trên dòng chính
SẢN LƯỢNG CÁ MẤT ĐI
|
Tài liệu tham khảo
|
Sản lượng mất đi trên toàn bộ lưu vực là 295.000 – 964.000
tấn/năm |
(Mekong River Commission 2011)
|
Sản lượng mất đi là
270.000-600.000 đối với kịch bản 6 đập 550.000 -880.000 đối với kịch bản 11 đập |
(ICEM 2010)
|
Mất khoảng 280.000 tấn/năm đối với kịch bản 6 đập
1.300.000 tấn/năm đối với kịch bản 11 đập |
(Costanza et al. 2011)
|
Đối với Kịch bản trường hợp giữa
285.000 tấn/năm đối với kịch bản 6 đập 579.000 tấn/năm đối với kịch bản 11 đập |
(Mekong River Commission 2011)
|
Nguồn cá di cư bao gồm 71% (hoặc 1,32 triệu tấn/năm) tổng sản lượng thuỷ sản ở mức 1,89 đô la/kg
Ước tính sản lượng mất đi 1.270.000 – 1.570.000 tấn /năm 20.000tấn /năm khu vực thượng lưu sông Mekong 500.000 – 600.000 tấn/năm khu vực giữa lưu vực sông Mekong 750.000 – 950.000 tấn/năm cho Campuchia và Việt Nam |
(Barlow et al. 2008)
|
Phụ lục 3. Tính toán kinh tế
Bảng 3.1. Bảng tóm lược chi tiết tính toán giá trị NPV đối với kịch bản 6 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Thuỷ điện
|
25,002
|
25,002
|
25,002
|
Nông nghiệp tưới tiêu
|
1,659
|
1,659
|
1,659
|
Thủy sản hồ chứa
|
132
|
3,961
|
2,707
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
1,261
|
854
|
366
|
Đánh bắt thuỷ sản
|
-952
|
-28,476
|
-27,001
|
Đất ngập nước
|
-178
|
-4,520
|
-1,460
|
Tác động xã hội/văn hoá
|
0
|
0
|
-799
|
Phù sa/dưỡng chất
|
0
|
0
|
-2,707
|
Điểm nóng sinh thái/Đa dạng
sinh học |
-240
|
-240
|
-240
|
Suy giảm diện tích rừng
|
-228
|
-228
|
-228
|
Suy thoái lúa
|
-175
|
-175
|
-175
|
Giảm thiểu lũ
|
360
|
360
|
360
|
Giảm thiểu nhiễm mặn
|
23
|
23
|
23
|
Mất do xạt lở bờ
|
0
|
0
|
0
|
Giao thông thủy
|
64
|
0
|
0
|
Tổng cộng
|
26,728
|
-1,716
|
-2,428
|
Bảng 3.2. Bảng tóm lược chi tiết tính toán giá trị NPV đối với kịch bản 11 đập
BDP2
NPV (triệu đô la) |
Báo cáo Costanza
NPV (triệu đô la) |
Bản chỉnh sửa
NPV (triệu đô la) | |
Thuỷ điện
|
32,823
|
32,823
|
32,823
|
Nông nghiệp tưới tiêu
|
1,659
|
1,659
|
1,659
|
Thủy sản hồ chứa
|
215
|
26.058
|
4.331
|
Nuôi trồng thuỷ sản
|
1,261
|
4.010
|
743
|
Đánh bắt thuỷ sản
|
-1,936
|
-133.650
|
-54.854
|
Đất ngập nước
|
101
|
3.536
|
1.114
|
Tác động xã hội/văn hoá
|
0
|
0
|
-1.494
|
Phù sa/dưỡng chất
|
0
|
0
|
-5.414
|
Điểm nóng sinh thái/Đa
dạng sinh học |
-415
|
-415
|
-415
|
Suy giảm diện tích rừng
|
-372
|
-372
|
-372
|
Suy thoái lúa
|
278
|
278
|
278
|
Giảm thiểu lũ
|
-273
|
-273
|
-273
|
Giảm thiểu nhiễm mặn
|
-2
|
-2
|
-2
|
Mất do xạt lở bờ
|
0
|
0
|
0
|
Giao thông thủy
|
64
|
64
|
64
|
Tổng cộng
|
33,403
|
-66,284
|
-21,811
|
Bottom of Form
Views: 190
Items with the same category
- Thông Điệp Đầu Năm 2016- 1/16/2016
- Người nông dân với Cửu Long cạn dòng - 11/28/2015
- Mekong Delta Study Review - 11/22/2015
- THIS YEAR 2015 THE HIGH WATER SEASON DID NOT COME - 10/25/2015
- NĂM NAY 2015 KHÔNG CÓ MÙA NƯỚC NỔI - 10/25/2015
- Death of the Mekong, River of Buddhism - 6/21/2015
- Cái Chết Của Mekong, Dòng Sông Phật Giáo - 6/21/2015
- Ủy Hội Sông Mekong Quốc tế ra Tuyên bố TPHCM - 4/8/2014
- Hiệp định sông Mekong 'đang tan vỡ'? - 4/6/2014
- Sự đe dọa của đập Don Sahong ở Lào - 12/10/2013
- Lũ miền Trung, vì sao nên nỗi ? - 12/9/2013
- Hỡi anh đi đường cái quan- 4/1/2012
- Mekong Sea Dike Concept Paper - 3/17/2012
- MEKONG – THE OCCLUDING RIVER - 3/19/2011
- Global Ecology And the “Made in China” Dams - 1/30/2011
- MEKONG-CỬU LONG 2011<br> NHÌN XA NỬA THẾ KỶ TỚI - 1/30/2011
- THỦY ĐIỆN VÀ VẤN ĐỀ LŨ LỤT Ở VIỆT NAM - 11/16/2010
- MEKONG DÒNG SÔNG NGHẼN MẠCH - 11/7/2010
- NHỮNG CON ĐẬP LAN THƯƠNG* TRÊN VÙNG ĐỘNG ĐẤT VÂN NAM - 10/10/2009
- CALL FOR HYDROPOWER DAM SAFETY REASSESSMENT - 9/21/2009
- Mekong Trên Đường Suy Thoái - 8/28/2009
- MÙA XUÂN VÀ CÂU CHUYỆN CỦA DÒNG SÔNG - 2/4/2006
- Khí hậu và hiện tượng El Nino - 7/18/2005
- Lâm Ấp, Champa và di sản- 7/18/2005
- Mekong Dòng Sông Tranh Chấp - 7/18/2005
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.