Bình thơ đi ỉa của bác Hồ
noreply@blogger.com (Danlambao 2012)Tue 5:45 PM
"Đau khổ chi bằng mất tự do,
Đến buồn đi ỉa cũng không cho;
Cửa tù khi mở, không đau bụng,
Đau bụng thì không mở cửa tù."
Bài thơ đi ỉa trên đây, em không cần ghi tên tác giả, nhưng ai cũng biết đó là của ai rồi, vì chỉ có nhà đại doanh nhân thế giới một đời tự hào không biết gái gú là gì, lá đa mọc ngược hay xuôi, nằm nghiêng hay vắt chéo mới có khả năng hạ bút vô tư một bài “tứ tuyệt” mà chỉ có cán bộ tuyên giáo trung ương đạt đủ trình độ hít hà thưởng lãm.
Vì lẽ đó mà em, tuy là một học sinh sính thơ, không dám lại gần đống thơ của Bác. Nhưng lần này thấy chú Vũ Đông Hà “phê” thơ Bác “Đến buồn đi ỉa cũng không cho”, em noi gương chú ấy hạ quyết tâm,“Bồi bút ta: Trung với Đảng, hiếu với Bác; khó khăn nào cũng vượt qua; thơ thúi mấy cũng bình thơm”. Sau đây em xin lần lượt bình từng câu:
“Đau khổ chi bằng mất tự do”.
Đây quả là tư tưởng của một thiên tài kết tinh của hồn thiêng sông núi. Cả đời bác chưa hề biết tự do là gì: đang tuổi học trò vô tư đã phải chui xuống tàu Tây làm bồi bếp cho Thực dân ác ôn. Đến lúc trưởng thành, lại rơi vào tròng Nga Hoa; phải thi hành công tác dưới sự chỉ đạo của Trùm CS, hết điệp viên Nga Sô lại đến Tình báo Hoa Nam; khi theo chỉ thị của Mao để thực thi chính sách Cải Cách Ruộng Đất thì phải sang Liên Xô trình Xít Ta lin duyệt xét kế hoạch Đấu tố; rồi khi xua thanh niên Miền Bắc vào tàn sát dân miền Nam thì cũng vì “Ta đánh là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Cho đến khi hấp hối, Bác ao ước được nghe một bài hát Tàu, nghe nói cũng không được. Cả đời không được hưởng một chút tự do là gì, thế mà Bác vẫn biết… "Đau khổ chi bằng mất tự do".
“Đến buồn đi ỉa cũng không cho”
Phải nói đây là một câu thơ đầy chất “khẩu khí”, mang tính đột phá long trời lở đất trong nền thi ca không chỉ riêng nước nhà mà cả thế giới. Vì từ xưa đến nay, chưa ai dám “ỉa” vào thơ như Bác Hồ cả.
Đó là về tính anh hùng trong việc dùng từ chọn chữ của Bác.
Còn về ý tứ của câu thơ “Đến buồn đi ỉa cũng không cho” thì quả là cao siêu, nói lên sự gian ác cực kỳ của bọn cai tù. “Buồn đi ỉa” chỉ là cái cảm giác, trạng thái sinh lý tự nhiên riêng tư khi mắc ỉa, mà chúng cũng không cho Bác “buồn” (mắc ỉa)
“Cửa tù khi mở, không đau bụng”.
Qua câu thơ “Cửa tù khi mở, không đau bụng”, em thấy Bác Hồ là kẻ rất biết người biết ta. Sau khi trách bọn cai ngục khó tính “Đến buồn đi ỉa…” mà chúng cũng không cho Bác “buồn”, Bác quay ra trách cái bụng của Bác:“Cửa tù khi mở, không đau bụng” . Em bắt được cái ý của bác trong câu này là, nếu cái bụng của Bác nó khôn ngoan một chút, biết “buồn” đúng lúc cửa tù mở, thì Bác đâu phải đau khổ để “ỉa” cả thơ thế kia.
“Đau bụng thì không mở cửa tù”.
Vừa tự trách cái bụng mình không biết đau đúng lúc mở cửa tù, nhưng cuối cùng Bác lại trở về tội ác của bọn cai ngục ác ôn cứ căn me lúc Bác đau bụng là cứ không mở cửa tù.
Câu thơ này, ngoài hai chữ “Đau bụng” có vẻ nặng bụng, đọc lên nghe nhẹ nhàng nhưng nói lên tính quỷ quyệt của bọn cai ngục. Ngày xưa đàn em của Ba Ếch căn me dân vượt biên để “bắt trọn gói”, là nhờ đối tượng là con người cụ thể, thấy được, nghe được, qua tình báo nhân dân mà biết được. Đàng này, đau bụng là việc “nội bộ” thầm kín, thế mà chúng cũng đánh hơi được khi nào Bác đau bụng để không mở cửa tù.
Nói túm lại, bài thơ đi ỉa của Bác Hồ tuy chỉ vỏn vẹn có bốn câu, nhưng đó là cả một công trình hoành tráng xứng danh với doanh nhân thế giới mang tên Hồ Chí Minh, không cần biết đó là Hồ Nghệ hay Hồ Hẹ, phải được lưu lại trong kho tàng văn học nước CHXHCNCC cho các cháu ngoan của Bác ấy học tập.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.